Dấu ấn quản trị trong sự phục hồi vượt bậc của Petrovietnam

LINH LINH
08:11 31/12/2024

Từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục từ cuộc khủng hoảng có thể nói là lớn nhất trong lịch sử.

Thành quả đó gắn liền với các giải pháp quản trị sáng tạo, độc đáo, tiên phong đã được triển khai áp dụng, đi vào thực tiễn đời sống sản xuất, kinh doanh suốt giai đoạn này.

Vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng ngoạn mục

Từ khoảng cuối năm 2014 - 2019, Petrovietnam rơi vào một giai đoạn khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, lẫn chủ quan. Đó là tác động của suy thoái kinh tế, giá dầu giảm sâu kéo dài, sản lượng khai thác dầu khí suy giảm, các cơ chế chính sách cho sự phát triển của ngành bộc lộ nhiều bất cập trong tình hình mới… cùng với đó là những hạn chế, tồn tại của giai đoạn trước từ các vụ việc, dự án yếu kém, của sự phát triển nóng, xa rời cốt lõi…

Tất cả những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động, uy tín, thương hiệu của Petrovietnam, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) suy giảm, một số dự án lâm vào bế tắc, nhiều đơn vị khó khăn, thua lỗ… Năm 2017, Petrovietnam từng báo cáo Thủ tướng Chính phủ bức tranh tài chính, dự báo đến năm 2019, Tập đoàn sẽ bị mất cân đối dòng tiền, lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.

Trong hoàn cảnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo, chấn chỉnh và giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác cán bộ, Petrovietnam đã thực hiện công cuộc cải tổ toàn diện và từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển ổn định, lấy lại đà tăng trưởng.

Điều này được thể hiện qua những con số cụ thể như: Tổng tài sản năm 2023 của Petrovietnam tăng 19% so với năm 2020; Tổng doanh thu năm 2023 tăng 81% so năm 2020; Nộp NSNN năm 2023 tăng 83% so với năm 2020. Giá trị thương hiệu Petrovietnam năm 2023 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2019.

Petrovietnam khẳng định vai trò đầu tàu trong nền kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh: Petrovietnam

Đến hết năm 2023, Petrovietnam đã xuất sắc hoàn thành trước 2 năm kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ giao ở chỉ tiêu nộp NSNN và lợi nhuận trước thuế hợp nhất. Ước đến hết năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm về tổng doanh thu. Như vậy, sau 3 năm (2021-2024) Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Hiện nay, hằng năm Petrovietnam cung cấp gần 9-11 tỉ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước. Petrovietnam cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia.

Tổng tài sản hợp nhất Petrovietnam hiện đạt trên 1 triệu tỉ đồng (tương đương khoảng 43 tỉ USD); vốn chủ sở hữu hơn 530 nghìn tỉ đồng (23 tỉ USD) dẫn đầu trong các doanh nghiệp phi tài chính. Tổng doanh thu bình quân hằng năm tương đương khoảng 9-10% GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hằng năm hiện đạt 9-9,5% tổng thu ngân sách của cả nước… và còn rất nhiều những con số, kết quả ấn tượng khác.

Năm 2024, lần đầu tiên trong vòng 10 năm, Petrovietnam ghi nhận 3 phát hiện dầu khí mới. Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính, về đích trước kế hoạch cả năm từ 3-7 tháng, vượt 34% đến 3,1 lần kế hoạch được giao và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023; đặc biệt đây là năm thứ 3 liên tiếp Petrovietnam phá kỷ lục về tổng doanh thu và vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Với quy mô dẫn đầu các doanh nghiệp nhà nước, những thành tích đạt được trong năm nay không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo đà cho sự phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dài hạn của Petrovietnam.

Để có được cú lội ngược dòng ngoạn mục, vượt qua khủng hoảng để biến “nguy” thành “cơ” từ năm 2020 đến nay là nỗ lực, bền bỉ với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt của Petrovietnam mà xuyên suốt là các dấu ấn quản trị một cách sáng tạo và hiệu quả.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh những thành tích của Petrovietnam trong những năm qua đã tạo dựng được lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đã khẳng định Petrovietnam là Tập đoàn kinh tế nhà nước hùng mạnh nhất của đất nước.

Quản trị biến động, phát huy hiệu quả

Từ năm 2020, lần đầu tiên Petrovietnam xác định và đưa ra phương châm hành động của năm. Đó được xem là những giải pháp bao quát, thể hiện đường lối quản trị, định hướng cho công tác điều hành, hoạt động SXKD của Petrovietnam, để có thể vượt qua khó khăn, biến động, tận dụng thời cơ, về đích thành công.

Trong đó, năm 2020 trong bối cảnh vô cùng khó khăn của cuộc “khủng hoảng kép” bởi dịch bệnh Covid-19 và suy giảm giá dầu chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí (có thời điểm giá dầu WTI xuống âm 37,6 USD/thùng), với phương châm hành động “Quản trị biến động, Tối ưu giá trị, Đẩy mạnh tiêu thụ, Nỗ lực vượt khó, Nắm bắt cơ hội, An toàn về đích”, Petrovietnam là một trong số ít công ty dầu khí trên thế giới đã vượt qua khủng hoảng và về đích an toàn với lợi nhuận gần 20.000 tỷ đồng.

Năm 2022, Petrovietnam đề ra phương châm hành động “Quản trị biến động, Đón đầu xu hướng, Kết nối nguồn lực, Phát huy công nghệ, Thúc đẩy đầu tư, Phát triển bền vững” làm mục tiêu phấn đấu.

Petrovietnam đã ghi dấu ấn với nhiều kỷ lục tăng trưởng mới trong lịch sử hoạt động. Trong đó, tổng doanh thu đạt mức ấn tượng là 931,2 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2021, thiết lập đỉnh cao mới dù không phải là năm có sản lượng khai thác hay giá dầu cao nhất. Nộp ngân sách Nhà nước trong năm đạt 170,6 nghìn tỷ đồng, vượt 2,64 lần kế hoạch năm, tăng 52% so với năm 2021.

Đến năm 2023, Petrovietnam tiếp tục phá kỷ lục của chính mình với tổng doanh thu đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn kỷ lục năm 2022 11,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,2% GDP cả nước. Thành công này là kết quả từ việc triển khai đồng bộ các hoạt động theo phương châm hành động “Quản trị biến động, Mở rộng quy mô, Tăng tốc chuyển đổi số, Dịch chuyển mô hình, Nâng cao năng suất, Tái tạo kinh doanh”.

Từ năm 2020 đến nay, Petrovietnam phục hồi mạnh mẽ và liên tục thiết lập kỷ lục mới trong SXKD. Ảnh: Petrovietnam

Trong năm 2024, với phương châm hành động “Quản trị biến động - Bổ sung động lực mới, Làm mới động lực cũ, Tạo nguồn năng lượng mới, Vươn tới đỉnh cao mới”, Petrovietnam tiếp tục hoàn thành tốt các mặt hoạt động SXKD, vượt 1 triệu tỷ đồng Tổng doanh thu, thiết lập một kỷ lục mới.

Đó là những kết quả xuất sắc, gắn với các phương hướng quản trị rất sát với thực tiễn, cho thấy sự nhạy bén, sắc sảo và tầm nhìn chiến lược trong quản trị của Tập đoàn.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thế giới đầy biến động, bất định và khó lường những năm qua, Petrovietnam với đặc thù hoạt động ở quy mô lớn sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ thị trường và nền kinh tế vĩ mô. Nếu không quản trị tốt những biến động, Petrovietnam khó có thể đạt được thắng lợi một cách toàn diện. Thành công ở lĩnh vực này có thể dễ dàng mất đi ở lĩnh vực khác; đạt được trong thời điểm này nhưng cũng có nguy cơ đánh mất thành quả rất nhanh khi thị trường thay đổi và xuất hiện biến động tiêu cực. Từ đó quản trị biến động được đưa vào và trở thành văn hóa, phát huy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp của Petrovietnam.

Trong thời gian tới, Petrovietnam cần tập trung củng cố hiện đại hóa hệ thống quản trị sang giai đoạn mới, sau khi đã thực hiện chuyển dịch, chuyển đổi số, tinh gọn, tối ưu, chuyển sang mô hình thích ứng tốt hơn với môi trường SXKD, đáp ứng khả năng kiến tạo động lực của môi trường pháp luật và kinh tế để trở nên vượt trội, phát triển bền vững.Song hành với SXKD, một quá trình không thể tách rời trong hoạt động thời gian qua được toàn hệ thống Petrovietnam quan tâm triển khai là Tái tạo Văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Từ cuối năm 2019, Petrovietnam chính thức phê duyệt Đề án tái tạo Văn hóa Petrovietnam, từ đó tái tạo và nâng tầm văn hóa Petrovietnam gắn với hệ giá trị cốt lõi là “Khát vọng – Trí tuệ - Chuyên nghiệp – Nghĩa tình” được diễn ra từng ngày, từng giờ, trong chính từng người quản trị các đơn vị thành viên Petrovietnam, chuyển từ văn hóa quản lý sang quản trị, xây dựng được kịch bản quản trị biến động, gắn vĩ mô vào vi mô, tầm nhìn dài hạn, không gắn sự phát triển tổ chức với tính nhiệm kỳ cá nhân.

Qua 4 lần xét chọn từ năm 2021 đến nay, Petrovietnam và 15 đơn vị thành viên đã góp mặt trong tổng số 75 doanh nghiệp trên cả nước được công nhận Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam, trong đó Petrovietnam được công nhận ngay đợt xét duyệt đầu tiên.

Ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển VHDN Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Petrovietnam đối với phát triển VHDN. Bộ máy triển khai công tác VHDN tại Petrovietnam rất bài bản, tâm huyết, nhiều cách làm sáng tạo, thống nhất và nhịp nhàng. Petrovietnam không chỉ một trụ cột của nền kinh tế đất nước mà còn xây dựng VHDN rất tốt. Đây chính là nền tảng, bệ phóng để Petrovietnam hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao cho, tiếp tục công cuộc khẳng định vị trí trong nước, trong khu vực cũng như vươn ra thế giới”.

Một giải pháp quản trị nổi bật của Petrovietnam là hình thành, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết và hệ sinh thái Petrovietnam. Mô hình này giúp tăng cường sự phối hợp hoạt động, thúc đẩy hợp tác, đồng thời tối ưu hóa việc tận dụng và chia sẻ nguồn lực. Nhờ đó, Petrovietnam không chỉ phát huy tối đa nội lực mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sức cạnh tranh và tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó linh hoạt trước những khó khăn và biến động. Từ năm 2020, lãnh đạo Petrovietnam đã chỉ đạo đẩy mạnh liên kết, hình thành và phát triển các chuỗi giá trị trong toàn hệ thống. Đến nay, hàng chục chuỗi liên kết đã được hình thành và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả trên thực tiễn… Phát triển chuỗi liên kết giá trị còn góp phần tích cực cho các đơn vị thành viên Petrovietnam cùng nhau nghiên cứu các giải pháp nhằm tối đa nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới, gia tăng hiệu quả các đơn vị.

Trong chặng đường mới, Petrovietnam tiếp tục khẳng định tinh thần "Một đội ngũ - Một mục tiêu", thúc đẩy liên kết để gia tăng sức mạnh, hiệu quả của hệ sinh thái Petrovietnam, đủ sức đương đầu với mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thành công chiến lược; cùng với đó là mở rộng hợp tác với các đơn vị bên ngoài hệ sinh thái, xây dựng mô hình tích hợp trong và ngoài để trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia, gắn với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Quản trị tăng trưởng

Một điều dễ nhận thấy nữa ở Petrovietnam trong những năm gần đây là xu hướng tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Đây là một yêu cầu quyết liệt suốt giai đoạn vừa qua. Đặc biệt năm 2023, nhiệm vụ này được cụ thể hóa, khi lần đầu tiên Petrovietnam đã ban hành kế hoạch quản trị về giao mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của năm với các mục tiêu, kế hoạch hết sức thách thức, cao hơn so với kế hoạch Chính phủ, Bộ/ngành giao.

Xuất khẩu chân đế điện gió ngoài khơi. Ảnh: Petrovietnam

Bước sang năm 2024, nhiệm vụ tăng trưởng tiếp tục được đặt ra. Mục tiêu quản trị một lần nữa được ban hành và đi vào đời sống doanh nghiệp, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, một căn cứ để đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Petrovietnam.

Chuẩn bị cho kế hoạch năm 2025, yêu cầu tăng trưởng tiếp tục được Petrovietnam đặt lên hàng đầu, với mục tiêu tăng trưởng “2 con số”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Để hướng đến một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phải gắn liền với sứ mệnh của các tế bào trong nền kinh tế, đó là các doanh nghiệp, doanh nhân và người dân. Trong bối cảnh như thế, chúng ta không được quyền đặt mục tiêu tăng trưởng thấp. Đồng thời phải gắn tăng trưởng với tăng thu nhập và phúc lợi cho người lao động, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động”.

Đó là tinh thần trong hoạch định chiến lược, đến tổ chức triển khai thực hiện tại Petrovietnam. Nhiệm vụ đặt ra không chỉ là mệnh lệnh mà kèm theo đó là giải pháp và chuẩn bị nguồn lực để thực hiện. Trong đó, toàn hệ thống cùng hướng về một mục tiêu chung, làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình ở các vị trí. Lãnh đạo Petrovietnam, các ban chuyên môn được quán triệt phải hết sức hỗ trợ, ra quyết định kịp thời để giúp các doanh nghiệp thành viên thực hiện các mục tiêu. Từng đơn vị trong hệ sinh thái Petrovietnam cần trăn trở để nhìn ra dư địa, làm mới động lực truyền thống và bổ sung động lực mới cho tăng trưởng.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhiều lần nhấn mạnh rằng, nếu cứ "mãi không chịu lớn", yên tâm đặt ra kế hoạch “an toàn”, năm sau thấp hơn năm trước để dễ dàng hoàn thành vượt mức kế hoạch là một điều rất nguy hiểm trong công tác quản trị. Tăng trưởng, khát vọng vươn tới phải thường trực trong đội ngũ lãnh đạo Petrovietnam để không ngừng phát triển doanh nghiệp, đóng góp cho nền kinh tế và chăm lo tốt cho người lao động. Ông cũng nhiều lần quán triệt các đơn vị thành viên, đừng tự giới hạn, tự xem những gì mình đạt được đã là đỉnh, mà phải luôn suy nghĩ lớn hơn, hành động lớn hơn để vươn tới những tầm cao mới.

Đó là một số những giải pháp quản trị tiêu biểu, trong rất nhiều giải pháp đã đi vào thực tiễn hoạt động SXKD của Petrovietnam trong giai đoạn vừa qua. Trong đó, Petrovietnam thật sự cho thấy sự đổi mới, chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả quản trị, tiếp cận theo hướng hiện đại, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực mang tính tích hợp cao với mục tiêu đảm bảo hệ thống vận hành doanh nghiệp một cách đồng bộ, toàn diện từ khâu hoạch định chiến lược, mô hình tổ chức, hệ thống tài chính đến quản trị nhân sự, nguồn lực, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường, hướng tới phát triển bền vững.

Điều này, giúp Petrovietnam phát huy hiệu quả quản trị, hoạt động SXKD đạt được kết quả cao, đồng thời có dịch chuyển mô hình kinh doanh theo hướng bền vững hơn, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận giữa các lĩnh vực ổn định, tăng trưởng, không còn chỉ dựa vào lĩnh vực khai thác dầu khí nữa.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐQT Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) nhận định, Petrovietnam là tập đoàn tiên phong trong thay đổi nhận thức quản trị công ty ở Việt Nam. Các lãnh đạo của Petrovietnam, đặc biệt là Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng đã xây dựng quản trị công ty vào chương trình, hệ thống và triển khai đến người đại diện vốn của Petrovietnam ở các công ty thành viên. Điều này chứng tỏ cam kết của lãnh đạo Petrovietnam muốn thực hiện quản trị công ty một cách hiệu quả, minh bạch và đảm bảo, không chỉ để giảm hao hụt vốn, mà vốn đó phải được dùng một cách hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh sắp tới, để “trở nên phi thường”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia phải Đổi mới từ cốt lõi, nhất là từ công tác cán bộ, nguồn nhân lực - Phát triển mô hình vượt trội - Hội nhập chuỗi toàn cầu - Nâng tầm tri thức năng lượng - Bứt phá trong tăng trưởng - Tạo bước chuyển xanh bền vững, từ đó tạo ra một bước chuyển mới, định hướng phát triển cho ngày hôm nay và là nền tảng cho tương lai của Petrovietnam”.

Giai đoạn vừa qua ghi dấu thành công vượt bậc của Petrovietnam, gắn với đường hướng quản trị đúng đắn, tài tình, đã đưa Petrovietnam ngoạn mục vượt qua khó khăn, tăng trưởng, phát triển, xác lập vị thế mới. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc, cùng những bước chuyển dịch phù hợp để Tập đoàn tăng tốc, bứt phá trong giai đoạn mới, hiện thực hóa mục tiêu Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, góp phần tích cực vào sự “chuyển đổi - vươn mình” của đất nước trong kỷ nguyên mới.

  • Cùng chuyên mục
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên

PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên

Ngày 20/3/2025, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) đã chính thức ký kết hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, khẳng định cam kết hướng tới nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp - 26/03/2025 09:40

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Khoản đầu tư của Proparco và FMO đã nâng tổng nguồn vốn huy động từ thị trường quốc tế của SeABank lên tới gần 1,1 tỷ USD.

Doanh nghiệp - 25/03/2025 16:25

SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.

Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:15

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.

Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:12

Nam A Bank và The Shanghai Commercial & Savings Bank ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD

Nam A Bank và The Shanghai Commercial & Savings Bank ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD

Chiều 24/3, tại TP.HCM, Nam A Bank (NAB - HoSE) và The Shanghai Commercial & Savings Bank (SCSB) Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tài trợ vốn 20 triệu USD nhằm gia tăng nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của Nam A Bank.

Doanh nghiệp - 25/03/2025 15:04

Chuyện tử tế tại một ngân hàng

Chuyện tử tế tại một ngân hàng

Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, giữa những áp lực công việc và những thử thách không lường trước, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng đầy ấm áp, có những bàn tay chìa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở để đồng hành, san sẻ. Và tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), những điều tử tế ấy vẫn luôn hiện hữu, vẫn âm thầm chạm đến trái tim của biết bao con người.

Doanh nghiệp - 25/03/2025 10:05

Sản lượng điện EVNGENCO3 2 tháng đầu năm tăng 4,7%

Sản lượng điện EVNGENCO3 2 tháng đầu năm tăng 4,7%

Sản lượng điện sản xuất toàn Tổng Công ty trong tháng 2/2025 đạt 1,94 tỷ kWh tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 2 tháng, sản lượng điện đạt 3,979 tỷ kWh, đạt 108,4% kế hoạch và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp - 24/03/2025 13:39

GELEX dành 2% doanh thu cho R&D trong lĩnh vực thiết bị điện

GELEX dành 2% doanh thu cho R&D trong lĩnh vực thiết bị điện

Sự đầu tư này đã cho thấy GELEX chú trọng nâng cao năng lực công nghệ để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp - 24/03/2025 10:58

Đại hội đồng cổ đông thường niên của GELEX năm nay có gì?

Đại hội đồng cổ đông thường niên của GELEX năm nay có gì?

Ngày 27/3 tới đây, GELEX sẽ là một trong các doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

Doanh nghiệp - 22/03/2025 09:00

Bình đẳng giới trong 'Trường học hạnh phúc': Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu

Bình đẳng giới trong 'Trường học hạnh phúc': Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu

Sân trường Tiểu học Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) rộn ràng hơn mọi ngày. Hơn 230 học sinh say sưa nhập vai miêu tả hành động bằng cơ thể, chăm chú theo dõi nghệ sĩ kịch câm biểu diễn, những cánh tay hào hứng giơ lên để trả lời câu hỏi của người hướng dẫn. Nhưng đây không phải một buổi học kịch nghệ. Các em đang được tìm hiểu về bình đẳng giới.

Doanh nghiệp - 22/03/2025 06:22

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt Gói ưu đãi "Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai" - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 19:46

MSB là 'Ngân hàng Bán lẻ chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam năm 2025'

MSB là 'Ngân hàng Bán lẻ chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam năm 2025'

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa được Tạp chí Global Banking & Finance Review vinh danh là "Ngân hàng Bán lẻ chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam" dựa trên những dấu ấn trong hành trình chuyển đổi số của MSB năm 2024.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 15:56

Ecopark ra mắt không gian sống 'Live – Work – Play' lần đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An

Ecopark ra mắt không gian sống 'Live – Work – Play' lần đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark đưa mô hình "Live – Work – Play" vào phân khu Central Bay của đại công viên xanh lớn nhất miền Trung Eco Central Park.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 15:55

NCB iziBankbiz phiên bản mới, nâng tầm trải nghiệm Ngân hàng số cho Doanh nghiệp

NCB iziBankbiz phiên bản mới, nâng tầm trải nghiệm Ngân hàng số cho Doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu của thời đại số, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) chính thức ra mắt phiên bản nâng cấp của Ngân hàng số NCB iziBankbiz với giao diện thân thiện, thông minh cùng hàng loạt tính năng ưu việt.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 15:55

30 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2025, loạt 'ông lớn' chạy đua mở rộng quỹ đất KCN

30 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2025, loạt 'ông lớn' chạy đua mở rộng quỹ đất KCN

Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa cho biết, 2 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng ấn tượng 35,5% so với cùng kỳ. Điều này không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế bền vững mà còn tạo "bàn đạp" cho Việt Nam trở thành công xưởng công nghệ cao của khu vực.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 14:51

Gần 300 tỷ quyền lợi bảo hiểm được Bảo Việt chi trả sau thiệt hại từ bão số 3

Gần 300 tỷ quyền lợi bảo hiểm được Bảo Việt chi trả sau thiệt hại từ bão số 3

Sau khi bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, Bảo hiểm Bảo Việt đã khẩn trương triển khai công tác giám định, chi trả gần 300 tỷ đồng. Những nỗ lực này đã góp phần giúp khách hàng doanh nghiệp và cá nhân khắc phục hậu quả, ổn định tài chính và tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp - 21/03/2025 11:39