Cuộc đua 'khốc liệt' sản xuất vaccine ngừa COVID-19

PHƯƠNG LINH
07:15 08/08/2020

Việc phát triển vaccine phòng ngừa COVID-19 đang đứng đầu danh sách ưu tiên của các công ty dược phẩm trên toàn thế giới. Cuộc đua khốc liệt này cũng kéo theo các cường quốc về y tế, liệu xem ai sẽ cán đích đầu tiên?

Tới thời điểm này, đại dịch COVID-19 vẫn đang lây lan và không có dấu hiệu thuyên giảm, vaccine có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Ngày 24/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 “ứng viên vaccine” đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người. Hiện mới có 4 ứng viên vaccine vào được vòng sâu hơn là “công đoạn 3”, tức là được đánh giá hiệu quả trên quy mô lớn.

Ứng viên mới nhất là của Công ty Moderna (Mỹ), công ty này đã bắt đầu giai đoạn cuối, trong đó sẽ thử nghiệm trên 30.000 người tình nguyện. Tiếp đến, dự án của Trung Quốc cũng bước vào công đoạn 3 từ giữa tháng 7. Đó là nghiên cứu của phòng thí nghiệm Sinopharm, đã được thử nghiệm ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với trên 15.000 người tình nguyện.

16-vaccine_pnxx

Một người tình nguyện được lấy mẫu máu trước khi tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của Công ty Moderna Inc. Ảnh: AP

Dự án thứ 3 của Sinovac, thử nghiệm trên 9.000 nhân viên y tế Brazil, có đối tác là Viện Nghiên cứu Butantan của Brazil. Dự án thứ 4 đang trong giai đoạn 3 là của châu Âu, do Đại học Oxfortd hợp tác với Công ty AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) tiến hành. Vaccine đã được thử nghiệm ở Anh, Brazil và Nam Phi.

Các kết quả sơ bộ của hai ứng viên vaccine, một của Đại học Oxford, Anh (ở giai đoạn 1 và 2), và một của Công ty Cansino, Trung Quốc (ở giai đoạn 2) đã được công bố hôm 20/7 trên Tạp chí khoa học The Lancet. Kết quả được đánh giá khá khích lệ. Cả hai vaccine đều tạo được “phản ứng miễn dịch mạnh”, sản sinh ra được kháng thể và bạch huyết bào T.

Ngoài ra, hai vaccine trên đều được người bệnh tiếp nhận tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. Các phản ứng phụ thường xảy ra khi tiêm vaccine là đau đầu, sốt, mệt mỏi và đau ở vết tiêm chủng.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận bởi chưa biết các mức độ miễn dịch có thể bảo vệ trước nhiễm trùng, hay vaccine này có thể bảo vệ những người yếu bị nhiễm nặng COVID-19.

Mặt khác, một nghiên cứu của Anh công bố hồi giữa tháng 7 cảnh báo rằng, miễn dịch dựa trên kháng thể có thể biến mất chỉ trong vòng vài tháng đối với trường hợp COVID-19. Điều này có nguy cơ làm phức tạp hóa việc triển khai vaccine hiệu quả lâu dài.

Ngoài các thử nghiệm đã tiến hành, WHO cũng thống kê có 139 dự án nghiên cứu vaccine đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.

Mỹ mạnh tay chi hàng tỷ USD để có được vaccine

Ngày 31/7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt thỏa thuận đặt trước nhà bào chế Sanofi-GSK 300 triệu liều khi vaccine ra đời. Số tiền đặt không được thông báo nhưng trước đó, Mỹ đã rót cho hai nhà bào chế dược hàng đầu châu Âu này tới 2,1 tỷ USD để chắc chắn có được 100 triệu liều vaccine tương lai. Anh cũng đã thông báo đặt trước 60 triệu liều của Sanofi-GSK.

Các hãng dược phẩm khác đang nghiên cứu vaccine phòng ngừa COVID-19 như Biontech (Đức), Pfizer (Mỹ) hay Moderna (Mỹ) chưa có thành phẩm mà đã nhận được hàng tỷ USD tiền đặt cọc của các quốc gia. Các nước đó đều toan tính "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", như vậy sẽ giúp họ bảo đảm có được những liều thuốc chủng quý giá đầu tiên cho người dân của họ.

moderna

Moderna hiện đang là đơn vị dẫn đầu cuộc đua nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Mỹ

Đi đầu trong cuộc cạnh tranh vaccine này là Mỹ với chiến lược riêng của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đặt trước tiền tỷ vào nhiều hãng bào chế để giành được tối đa cơ hội có được vaccine đầu tiên cho người Mỹ.

Mỹ đã mở chiến dịch “Wapr Speed” (Trên tốc độ ánh sáng) để tăng tốc quá trình triển khai vaccine nhằm dành được ưu tiên tiếp cận vaccine cho 300 triệu dân Mỹ. Để làm được như vậy, Chính phủ Mỹ đã chi gần 6 tỷ USD cho các công ty bào chế dược Pfizer, Johnson&Johnson, AstraZeneca và còn đặt trước 2 tỷ USD với Tập đoàn Sanofi, GlaxoSmithKline cho các chương trình nghiên cứu và bào chế vaccine.

Ngày 26/7, Nhà Trắng thông báo tăng gấp đôi tiền đầu tư lên gần 1 tỷ USD để hỗ trợ Công ty Moderna triển khai vaccine. Vài ngày trước đó, liên minh hai công ty Đức - Mỹ BioNTech và Pfizer cho biết Washington có thể sẽ rót cho họ 1,95 tỷ USD nhằm bảo đảm có được 100 triệu liều trong trường hợp vaccine của họ ra đời.

Trước đó, vào tháng 3, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đang cho phép quá trình thử nghiệm vaccine tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle, AP đưa tin.

Thử nghiệm sẽ bắt đầu với 45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh với các mũi tiêm khác nhau, do NIH và công ty Moderna hợp tác phát triển. Theo đó, người đầu tiên tham gia thử nghiệm lâm sàng cho loại vaccine này sẽ nhận được thuốc vào ngày 16/3.

Mới đây, công ty công nghệ sinh học Moderna vừa công bố giá bán cho mỗi liều vaccine COVID-19 mà họ đang phát triển. Vaccine hiện được ký hiệu là mRNA-1273 sẽ có giá 37 USD/mũi (tương đương 860.000 VNĐ). Và bởi mỗi người sẽ phải tiêm 2 mũi vaccine, con số cuối cùng được đưa ra là 74 USD (tương đương 1.700.000 VNĐ).

Moderna hiện đang là đơn vị dẫn đầu cuộc đua nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Mỹ. Họ đã đưa được vaccine mRNA-1273 của mình vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên người, và cũng là giai đoạn cuối cùng trước khi một loại vaccine được cấp phép.

Với lợi thế đó, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts đã định giá vaccine của mình cao gấp 3 lần so với mặt bằng chung mà các đối thủ cạnh tranh đang hướng tới.

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel cho biết ông rất tự tin vào loại vaccine của mình. Nó có 50% cơ hội sẽ vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III để tiến tới thương mại hóa vào cuối năm nay.

Các đối thủ "nặng ký" của Mỹ

Trong cuộc chạy đua vaccine này, hai đối thủ kình địch của Mỹ và phương Tây nói chung là Nga và Trung Quốc trong vài ngày gần đây liên tiếp đưa ra các dấu hiệu về đích sớm. Mục đích cũng không nằm ngoài mong muốn chứng tỏ vị thế cường quốc thế giới của họ.

Tại Trung Quốc, tiến độ nghiên cứu vaccine cũng được thúc đẩy theo cách chưa từng có. Theo đó, vào tháng 3, Trung Quốc cũng đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của một thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine COVID-19.

yq-covvac-22032020-2221

Trung Quốc chính thức thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine COVID-19 hồi tháng 3. Ảnh: Reuters

Những động thái của Trung Quốc xuất hiện sau khi các quan chức y tế Mỹ vào tuần trước cho biết họ đã bắt đầu một thử nghiệm để đánh giá một loại vắc xin COVID-19 ở Seattle.

Quyết định của Trung Quốc bắt đầu vào ngày 16/3 - cùng ngày với thông báo của Mỹ, và dự kiến ​​sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay, theo một hồ sơ của Cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng quốc gia được công bố vào ngày 17/3.

Trong cuộc họp báo diễn ra ngày 7/6 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Wang Zhigang, tuyên bố bất kỳ loại vaccine nào do Trung Quốc phát triển đều sẽ trở thành "hàng hóa công cộng toàn cầu", một khi nó đã sẵn sàng sau các thử nghiệm lâm sàng thành công.

Trước đó, trong bài phỏng vấn với kênh CGTN, Tiến sĩ Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết vaccine ngừa COVID-19 có thể sẵn sàng để sử dụng khẩn cấp vào tháng 9/2020.

Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua tìm ra vaccine phòng ngừa COVID-19 với năm "ứng viên" đang được thử nghiệm trên người gồm bốn loại vaccine bất hoạt và một loại adenovirus.

Cũng trong cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Ma Zhaoxu cho biết Trung Quốc đã tham gia sáng kiến hợp tác quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất để đẩy nhanh việc phát triển vaccine và thuốc đặc trị cho COVID-19.

"Trung Quốc sẽ thực hiện lời hứa cung cấp cho thế giới một loại vaccine an toàn, hiệu quả với chất lượng cao khi mọi thứ sẵn sàng. Đồng thời cam kết giúp các quốc gia trên thế giới, bao gồm những nước đang phát triển, tiếp cận vaccine với giá cả phải chăng", ông Ma Zhaoxu nhấn mạnh.

Trong khi đó, ngày 5/8 vừa qua, các nhà khoa học Nga cho biết phương thuốc điều trị COVID-19 do nước này điều chế đã mang lại hiệu quả đáng kể khi có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 khỏi cơ thể người bệnh trong vòng 4 ngày.

thumb_660_87ce23e1-e204-4487-a149-add5a007ed06._large

Thuốc Avifavir của Nga. Ảnh: ITN

"Phần thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các bệnh nhân ngẫu nhiên của chúng tôi đã chứng minh Avifavir có khả năng kháng virus (SARS-CoV-2) nhanh và nó đã loại bỏ virus khỏi 62,5% số bệnh nhân chỉ sau 4 ngày", thông tấn Nga TASS ngày 4/8 dẫn thông báo của các nhà khoa học Nga tiết lộ.

Các nhà khoa học Nga khẳng định không có tác dụng phụ đáng kể nào được ghi nhận xảy ra với các bệnh nhân. Hiện, họ đang nghiên cứu cách thức điều chỉnh liều thuốc để nâng hiệu quả điều trị người nhiễm COVID-19.

Avifavir có tên quốc tế là Favipiravir, được một công ty Nhật phát triển lần đầu vào cuối thập niên 1990, thường dùng để điều trị các bệnh nhân cúm nặng. Với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, Avifavir đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký từ Bộ Y tế Liên bang Nga vào ngày 29/5 và trở thành thuốc COVID-19 đầu tiên trên thế giới có chứa hoạt chất favipiravir. Ngày 3/6, Avifavir đã được Bộ Y tế Liên bang Nga đưa vào danh sách khuyến nghị phương pháp về chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Theo Sputnik, thuốc Avifavir đã được cấp phép sử dụng tại Nga từ tháng 6/2020.

Người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev mới đây cho biết Nga hiện đang cung cấp thuốc Avifavir cho 15 quốc gia. Nam Phi là quốc gia mới nhất mua Avifavir của Nga. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chưa được đông đảo giới khoa học toàn cầu đồng thuận.

Theo ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), loại vaccine này đã trải qua hai giai đoạn thử nghiệm và, dự kiến sẽ được đăng ký với Bộ Y tế Nga vào ngày 14-8. RDIF sẽ tham gia phát triển, sản xuất loại vắcxin này cùng Viện Miễn dịch học và vi trùng học Gamaleya chung với Tập đoàn Sistema của Nga.

Trước đó, cuối tháng 7 vừa qua, Viện Nghiên cứu Gamaleya ở Moscow đã lên kế hoạch đăng ký với Bộ Y tế Nga loại vaccine ngừa COVID-19 khả dụng đầu tiên do họ bào chế trong hai tuần đầu tiên của tháng 8.

"Chúng tôi có những quy trình thủ tục rất nghiêm khắc và họ sẽ phải tuân thủ tất cả những điều đó. Tôi rất tin tưởng vào loại vaccine mà tôi đã tiêm cho chính mình", ông Dmitriev nói.

Loại vaccine mà ông Dmitriev nói tới là một trong hai loại vaccine triển vọng nhất đang được phát triển tại Nga. Nó đã được thử nghiệm trên các tình nguyện viên là những quân nhân thời gian qua. Còn một loại vaccine thứ hai nữa đang được Trung tâm Nghiên cứu Vector tại Moscow phát triển và cũng trong lộ trình hướng tới kế hoạch sản xuất hàng loạt vào tháng 10/2020.

Cuộc đua căng thẳng

Hồi tháng 5, các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ tại Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cáo buộc các tin tặc Trung Quốc tấn công để đánh cắp các thông tin về vaccine ngừa Covid-19 của một số công ty dược phẩm tư nhân.

Đương nhiên, Trung Quốc phản ứng rất gắt gao về cáo buộc này từ phía Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi cáo buộc của Mỹ nói Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu vaccine là sự “vu khống”.

Ngoài ra, theo AFP, chính phủ Pháp đã nổi giận vì những phát ngôn đến từ Tổng giám đốc điều hành tập đoàn dược Sanofi Paul Hudson. Ông Hudson cho hay nước Mỹ có thể nhận vaccine phòng chống COVID-19 trước so với phần còn lại của thế giới nếu tập đoàn Pháp có thể chế tạo thành công loại vaccine này, do Mỹ đứng đầu trong việc cung cấp tiền cho cuộc nghiên cứu vaccine của Sanofi. Trong khi đó, Sanofi đã hưởng lợi hàng chục triệu euro trong những chính sách hỗ trợ nghiên cứu từ nhà nước Pháp những năm gần đây.

Cuộc đua tìm kiếm vaccine phòng ngừa COVID-19 ngày trở nên cấp bách hơn sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không bao giờ biến mất và sẽ tồn tại mãi mãi giống như virus HIV.

Hiện có hơn 100 loại vaccine đang được nghiên cứu, bao gồm nhiều loại đang được thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy những khó khăn trong việc tìm kiếm một loại vaccine có hiệu quả với virus SARS-CoV-2.

WHO lưu ý rằng các loại vaccine điều trị một số bệnh vẫn chưa đạt được hiệu quả tích cực, chẳng hạn như bệnh sởi hiện vẫn chưa được loại bỏ.

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sự kiện - 27/03/2025 07:29

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.

Sự kiện - 26/03/2025 21:28

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18