COVID chưa hết lại đến chiến sự, doanh nghiệp du lịch đón khách Nga gặp 'tai bay vạ gió'

Nhàđầutư
“Tôi cầu mong cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc, hòa bình trở lại nhưng kỳ thực mà nói hậu quả về mặt kinh tế mà nó để lại sẽ còn rất lâu”, chủ một doanh nghiệp đưa khách Nga đến Khánh Hòa bày tỏ.
VIỆT TÙNG
03, Tháng 03, 2022 | 07:18

Nhàđầutư
“Tôi cầu mong cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc, hòa bình trở lại nhưng kỳ thực mà nói hậu quả về mặt kinh tế mà nó để lại sẽ còn rất lâu”, chủ một doanh nghiệp đưa khách Nga đến Khánh Hòa bày tỏ.

Các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế đưa khách Nga đến Việt Nam, đều bày tỏ lo ngại tình hình chiến sự đang xảy ra giữa Nga và Ukraine, trước mắt là khách Nga giảm sút, hủy tour.

Khách du lịch Nga vốn là dòng khách chủ lực của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trong những năm vừa qua, chỉ sau thị trường khách Trung Quốc. Năm 2019, địa phương này đón 463.000 lượt khách Nga, chiếm hơn 70% lượng khách Nga đến Việt Nam.

Sau dịch COVID-19, Khánh Hòa là một trong những địa phương thí điểm đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin và khách Nga đang là thị trường khởi sắc nhất của Khánh Hòa.

Theo tìm hiểu của nhadautu.vn, những chủ doanh nghiệp đưa khách Nga đến Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có mối quan hệ làm ăn rất thân thiết với các đối tác ở Nga, thậm chí nhiều người từng là du học sinh và ở lại công tác hàng chục năm ở Nga trước khi về Việt Nam lập nghiệp.

Theo các chủ doanh nghiệp này, sau khi chiến sự giữa Nga và Ukraine nổ ra đã làm chao đảo hệ thống tài chính Nga, khiến đồng Rúp bị mất giá thảm hại, hiện 110 Rúp chỉ tương đương 1 USD.

“Điều này khiến người dân Nga rơi vào tình cảnh khó khăn hơn, phải chi trả gấp đôi, gấp ba so với trước chiến sự để mua sắm, du lịch. Chúng tôi dù ở rất xa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, coi như mất tất cả!”, bà Hoàng Thị Phong Thu, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam, nói với nhadautu.vn.

z3055121947926_6c9eceb12a93ce148ff1f69ed707362f-1613

Khách Nga đến Khánh Hòa sau 2 năm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Việt Tùng

Bà Phong Thu là một người những người có hàng chục năm kinh nghiệm khai thác thị trường du lịch Nga đến Việt Nam.

Theo bà Thu, thị trường Nga đã có nhiều lần suy giảm vì đồng Rúp mất giá. Như thời điểm năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng Rúp mất giá khoảng 3 lần, từ 32 Rúp đổi 1 USD vào đầu năm thì đến cuối năm phải 90 Rúp mới đổi được 1 USD.

Các doanh nghiệp khai thác thị trường này gặp rất nhiều khó khăn và phải chờ mãi, đến khi tỷ giá xuống 60 Rúp đổi 1 USD thì mới dám thực hiện các kế hoạch đón khách đến Việt Nam trở lại.

“Khi Việt Nam cho phép đón khách quốc tế trở lại theo chương trình thí điểm hộ chiếu vắc xin, chúng tôi cũng rục rịch nhiều tháng lên kế hoạch đón khách Nga trở lại Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, du khách Nga đăng ký tour đã ít, doanh nghiệp chấp nhận bù lỗ bay rỗng để thâm nhập thị trường. Thế nhưng chiến sự bất ngờ nổ ra, mọi kế hoạch đổ bể khi đồng Rúp mất giá mạnh, giờ bán tour rất khó khăn”, bà Phong Thu nói thêm.

z2680893503564_d7de850cb0eb1fc2a6aaab7eadea5ff4

Khách Nga trên bãi biển Nha Trang. Ảnh: Việt Tùng

Trong khi đó, Anex Việt Nam, một doanh nghiệp lữ hành chiếm 50% thị phần đưa khách Nga đến Việt Nam cũng cho biết kế hoạch đưa khách Nga đến Cam Ranh bị ảnh hưởng vì rất nhiều khách đã hủy tour.

Hiện Anex Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đưa ra các giải pháp ứng phó. Trước đó doanh nghiệp này có kế hoạch tổ chức mỗi tuần 2 chuyến bay đưa khách Nga đến Khánh Hòa, mỗi chuyến có 336 khách, kéo dài đến 31/3/2022.

Theo Anex Việt Nam, kế hoạch tổ chức các chuyến bay trước lúc chiến sự vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều biến động. Theo đó, Anex Việt Nam đã giảm tần suất bay từ 8 chuyến/tháng xuống còn 6 chuyến/tháng.

Một số thông tin từ các chủ doanh nghiệp có làm ăn với đối tác Nga nói với nhadautu.vn rằng, sau các lệnh trừng phạt kinh tế Nga, nhất là việc Mỹ, Châu Âu cấm máy bay Nga sử dụng không phận khiến các hãng hàng không Nga, hãng lữ hành Nga thêm khó khăn bội phần.

Các máy bay thương mại Nga đa phần là mua từ nước ngoài, không ít trong số đó là khoản vay thế chấp từ chính tài sản mua (máy bay) với các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế.

“Tôi cầu mong cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc, hòa bình trở lại nhưng kỳ thực mà nói hậu quả về mặt kinh tế mà nó để lại sẽ còn rất lâu”, chủ một doanh nghiệp đưa khách Nga đến Khánh Hòa bày tỏ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ