Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững từ phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp

Trước tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học,… việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
AN NHIÊN
28, Tháng 04, 2023 | 14:41

Trước tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học,… việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Phát triển các cụm ngành kinh tế nông nghiệp sẽ giúp thúc đẩy sự chuyển đổi; kinh nghiệm từ Nestlé cho thấy việc phát triển cụm liên kết này cần lấy người nông dân làm trọng tâm và thách thức lớn nhất chính là có được niềm tin từ người nông dân.

Ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) tổ chức sự kiện "Cụm công nghiệp hướng tới hệ thống lương thực thực phẩm bền vững tại Việt Nam" quy tụ đại diện các cơ quan quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia và doanh nghiệp nhằm thảo luận và tìm giải pháp để xây dựng các cụm ngành kinh tế nông nghiệp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam, thông qua chia sẻ và bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp.

Theo UNIDO, cụm ngành kinh tế là sự tập trung về địa lý của những doanh nghiệp và các tổ chức có kết nối với nhau và có cùng chung cơ hội và thách thức. Hiện các cụm ở địa phương và toàn cầu đều đang có cùng thách thức, gồm biến đổi khí hậu, các thay đổi quy định về môi trường, khủng hoảng kinh tế - xã hội,… Để phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp hiệu quả, cần có sự tham gia của nhiều bên, từ các nhà cung ứng nguyên liệu thô, thiết bị nông nghiệp, cho đến các nông trại, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để kết nối với người mua trong nước cũng như trên thế giới.

4

 

Tại sự kiện, ông Chris Hogg, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững và Truyền thông khu vực Châu Á, Châu Đại dương, và Châu Phi - Tập đoàn Nestlé cho biết, hiện Nestlé đang hỗ trợ người nông nhân ở các nước chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm tái sinh, trong đó có Việt Nam, nhằm bảo vệ và góp phần phục hồi môi trường, cải thiện sinh kế của người nông dân và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và người tiêu dùng.

Theo đó, để thúc đẩy chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm tái sinh, Nestlé thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy nông nghiệp tái sinh trong chăn nuôi và trồng trọt. Nestlé cam kết đến năm 2030, 50% thành phần chính trong sản phẩm của Tập đoàn phải đến từ nguồn nông nghiệp tái sinh. Đối với lĩnh vực cà phê, Nestlé mới đây đã công bố chương trình Nescafé Plan 2030 nhằm hỗ trợ sự chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh, đồng thời góp phần hiện thực hóa cam kết của Nestlé về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero). Trong đó, Việt Nam là một trong 7 thị trường chính mà Nestlé đang triển khai Nescafé Plan 2030.

Nestlé đang hợp tác với khoảng 600.000 người nông dân trên khắp thế giới, trong đó chủ yếu là nông dân ở các trang trại nhỏ. Mỗi vùng và mỗi nông trại có đặc điểm riêng biệt, vì thế các phương thức canh tác tái sinh được các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé/ hoặc Nestlé kết hợp với các chuyên gia nông nghiệp để thiết kế cho phù hợp với các điều kiện khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là dễ thực hiện với chi phí hợp lý và có thể nhân rộng.

Tại Việt Nam, việc chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh đang được Nestlé hỗ trợ triển khai thông qua chương trình Nescafé Plan đã được thực hiện từ năm 2011 và kết nối thành công với 21.000 hộ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên. Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt Nam, đồng thời giúp tăng thu nhập của người nông dân thêm 30-100%, giảm phát thải khí CO2 trên mỗi ký cà phê thu hoạch.

Ông Chris Hogg cho biết: "Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả thực sự, chứ không chỉ là khẩu hiệu, chúng ta cần đặt người nông dân và người lao động tại các nông trại làm trọng tâm khi thiết kế các chương trình, và cần đảm bảo các chương trình này đem lại lợi ích cho cộng đồng cũng như hành tinh".

Từ kinh nghiệm triển khai nông nghiệp tái sinh ở các nước, ông Chris Hogg cho biết thách thức lớn nhất khi áp dụng các phương thức canh tác mới tại các nông trại chính là sự tin tưởng của người nông dân – đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc chuyển đổi.

Việc chuyển đổi phải đem lại lợi ích thực tế và cho người nông dân, cho xã hội và môi trường. Chính vì thế, Nestlé thực hiện thí điểm ở quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả, trước khi nhân rộng để tạo tác động tích cực thực sự, từ đó có được sự tin tưởng của người nông dân. Đồng thời, áp dụng phương thức "Đào tạo người đào tạo", trong đó mỗi nhóm 50-100 người nông dân sẽ cử ra một đại diện để tham gia chương trình huấn luyện của Nestlé. Đại diện này sau đó sẽ đào tạo lại cho các thành viên của nhóm nông dân.

Ngoài ra, có nhiều thách thức khác trong chuyển đổi mô hình nông nghiệp sang hướng bền vững, như rất khó thuyết phục người nông dân thay đổi thói quen canh tác đã có từ nhiều thế hệ. Chẳng hạn như, người nông dân không tin rằng giảm sử dụng phân vô cơ giúp cải thiện chất lượng đất, từ đó tăng sản lượng cây trồng. Tại Việt Nam, chương trình Nescafé Plan đã chứng minh được điều này khi giúp người nông dân giảm được 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học/thuốc trừ sâu, nhưng vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng.

Bên cạnh đó, ông Chris Hogg cho biết việc hợp tác đa phương sẽ giúp chính phủ, các tổ chức, người dân và khối tư nhân hiểu về nông nghiệp tái sinh, từ đó người nông dân có thể được tư vấn và hướng dẫn đúng cách và có thể nhân rộng mô hình nông nghiệp tái sinh. Nescafé Plan được Nestlé triển khai tại Việt Nam thông qua mô hình hợp tác công tư thông qua phối hợp thực hiện cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông các tỉnh Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-lâm nghiệp Tây nguyên (WASI).

Sự kiện "Cụm công nghiệp hướng tới hệ thống lương thực thực phẩm bền vững tại Việt Nam" là một trong những phiên họp kỹ thuật trong khuôn khổ Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, với chủ đề: "Chuyển đổi hệ thống lương thực – thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới" diễn ra từ ngày 24 - 27/4/2023 tại Hà Nội.

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp Ban Thư ký Chương trình Lương thực thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh của Liên Hợp Quốc tổ chức. Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng với sự tham dự của trên 350 đại biểu, trong đó có khoảng 200 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ