Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt
Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.
Trên khắp lục địa già, người ta lo ngại việc Nga cắt giảm khí đốt sẽ buộc các chính phủ phải chia tỷ lệ sử dụng nhiên liệu và các doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy, khiến hàng nghìn người mất việc làm.
Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, ông Michael Stoppard, Phó Chủ tịch phụ trách Chiến lược Khí đốt Toàn cầu của Công ty Nghiên cứu S&P Global cho biết: "Vẫn có một nỗi lo rất lớn và chính đáng về mùa đông sắp tới".

Một trạm khí đốt hóa lỏng ở Italy. Ảnh: The New York Times
Cuộc chạy đua tìm nguồn thay thế
Khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, châu Âu buộc phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế ở khắp mọi nơi để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Các nhà máy nhiệt điện than đang được hồi sinh. Hàng tỷ USD đang được chi cho các thiết bị đầu cuối để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), phần lớn là từ các mỏ đá phiến ở Texas (Mỹ). Các quan chức cấp cao và nguyên thủ quốc gia ở châu Âu liên tục tới Qatar, Azerbaijan, Na Uy và Algeria để hoàn tất các thỏa thuận năng lượng.
Năm tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, châu Âu đang trong giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng và ngày càng không thể đảo ngược về cách sử dụng năng lượng để sưởi ấm và làm mát các ngôi nhà, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất điện.
Lượng khí đốt tự nhiên từ Nga - từng là nguồn cung năng lượng lớn nhất của châu Âu, đã ít hơn 1/3 so với một năm trước. Tuần trước, Gazprom, gã khổng lồ năng lượng của Nga, một lần nữa giảm mạnh dòng khí đốt vận chuyển qua đường ống từ Nga đến Đức, khiến giá khí đốt tương lai của châu Âu tăng lên mức kỷ lục.
Chưa đầy 24h giờ sau thông báo của Gazprom, Liên minh Châu Âu đã kêu gọi cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong toàn khối. Đây là điều gần như không thể tưởng tượng được sau hàng chục năm châu Âu sử dụng khí đốt từ Siberia vận chuyển qua các đường ống kéo dài hàng nghìn km. Điều này cũng đang gây chấn động cho các nhà máy và buộc các chính phủ phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
Những nỗ lực đa chiều nhằm tìm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga đã phần nào bù đắp lại sự thiếu hụt. Theo ông Jack Sharples, thành viên Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, mặc dù Gazprom cắt giảm cung cấp, nhưng nguồn khí đốt tự nhiên ở châu Âu trong nửa đầu năm 2022 gần bằng với cùng kỳ năm 2021.
Yếu tố nổi bật trong kết quả này là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), được làm lạnh thành dạng lỏng cô đặc và vận chuyển bằng tàu. LNG về cơ bản đã thay thế khí đốt Nga trở thành nguồn nhiên liệu chính của châu Âu. Khoảng một nửa nguồn cung LNG đến từ Mỹ.
Kho khí đốt của châu Âu hiện đã lấp đầy khoảng 67%, cao hơn 10 điểm phần trăm so với một năm trước. Tỷ lệ này không còn xa so với mục tiêu lấp đầy 80% trước mùa đông mà Liên minh châu Âu đã đặt ra.
Nhưng những lo ngại vẫn đó và có nhiều lý do khiến nỗ lực của châu Âu có thể thất bại. Các vấn đề thời tiết - một mùa đông đặc biệt lạnh giá, một cơn bão ở Biển Bắc khiến Na Uy mất sản lượng khí đốt hoặc một mùa bão Đại Tây Dương dồn dập khiến các chuyến tàu chở LNG bị chậm trễ – vẫn có thể khiến châu Âu rơi vào tình trạng thiếu năng lượng.
Ngành công nghiệp hứng đòn
Chi phí năng lượng cao ngất ngưởng ở châu Âu đang đặt nhiều ngành công nghiệp vào thế đề phòng, buộc phải thực hiện những thay đổi để giúp châu Âu đạt được mục tiêu tiết kiệm 15% khí đốt.
Một nhà máy thép thuộc sở hữu của ArcelorMittal ở Hamburg, Đức trong nhiều năm đã sử dụng khí đốt tự nhiên để chiết xuất sắt. Nhưng gần đây, nhà máy này đã chuyển sang mua kim loại đầu vào từ một nhà máy "chị em" ở Canada vì đối tác tiếp cận được nguồn năng lượng giá rẻ hơn. Giá khí đốt tự nhiên ở Bắc Mỹ, dù tăng theo xu hướng chung, nhưng chỉ bằng khoảng 1/7 so với giá ở châu Âu.
Ông Uwe Braun, Giám đốc Điều hành của ArcelorMittal cho biết: "Khí đốt tự nhiên đắt đỏ tới mức chúng tôi không đủ khả năng chi trả".
Rất ít nhà phân tích hoặc nhà điều hành kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện trong những tháng tới. Thay vào đó, mùa đông sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn hơn với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như lò luyện kim, nhà sản xuất phân bón và thủy tinh.
Tại Romania, Tập đoàn ALRO gần đây cho biết họ đã đóng cửa sản xuất một nhà máy nhôm lớn và sa thải 500 nhân công do chi phí năng lượng cao khiến công ty này không thể cạnh tranh.
LNG là giải pháp thay thế tốn kém
Các chuyến tàu vận chuyển LNG tới châu Âu là một giải pháp thay thế tốn kém. "Cơn khát" LNG ngày càng tăng của Châu Âu có thể ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới vốn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu này.
Về cơ bản, châu Âu đang ra giá để LNG chuyển khỏi các thị trường khác, chủ yếu ở châu Á - nơi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những khách hàng lớn.
Ông Ben van Beurden, Giám đốc Điều hành của Shell, một nhà cung cấp LNG cho biết: châu Âu đang "đưa LNG khỏi các thị trường không sẵn sàng trả mức giá mà châu Âu có thể trả. Đó là một vị trí không hề dễ chịu".
Các quốc gia như Đức và Romania cũng đang thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm việc khôi phục hoạt động hoặc trì hoãn việc loại bỏ các nhà máy nhiệt điện đốt than. Điều này là nhằm giảm thiểu lượng khí đốt sử dụng trong các nhà máy điện và để dành cho các nhu cầu thiết yếu như sưởi ấm trong nhà hoặc vận hành các nhà máy công nghiệp.
Vẫn còn nhiều điều yếu tố bất ổn khác. Mặc dù châu Âu có hơn 20 trạm tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhưng không có trạm nào ở Đức. Berlin đang tìm cách xây dựng 4 trạm và đã chi 2,5 tỷ Euro (2,55 tỷ USD) để thuê 4 tàu xử lý LNG, nhưng vẫn chưa rõ liệu có tàu nào trong số này có thể đi vào hoạt động đủ nhanh để đảm bảo nguồn cung trong mùa đông tới hay không.
Những yếu tố khó dự đoán
Thời tiết cũng có thể là yếu tố quan trọng và không chỉ ở châu Âu. Một mùa đông lạnh giá ở châu Á - lâu nay vốn là thị trường hàng đầu của khí đốt hóa lỏng, sẽ khiến các bên phải cạnh tranh khốc liệt để giành nguồn cung LNG hạn chế trên toàn cầu.
Châu Âu vẫn còn một lựa chọn nữa. Trước khi cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra, chính phủ Hà Lan đã đặt ra kế hoạch đóng cửa mỏ Groningen khổng lồ ở phía Bắc nước này vì sự phản đối của người dân địa phương. Đây là một trong số ít nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên lớn ở lục địa Châu Âu, có thể cung cấp tới 40% sản lượng tiêu thụ hàng năm của Đức.
Một số nhà quan sát đặt câu hỏi về việc chính phủ Hà Lan có tiếp tục miễn cưỡng đánh thức "gã khổng lồ đang ngủ yên" để đưa lượng khí đốt đáng kể trở lại lưới điện hay không.
Chính phủ Hà Lan đã quyết định trì hoãn việc đóng cửa vĩnh viễn các giếng khí đốt vì "diễn biến địa chính trị bất ổn", nhưng khẳng định sẽ chỉ xem xét sử dụng Groningen "trong trường hợp xấu nhất, nếu sự an toàn của người dân gặp rủi ro". Lập trường này có thể được thử thách trong những tháng tới.
Theo VOV/The New York Times
- Cùng chuyên mục
Vingroup “Tây tiến” mở màn chu kỳ bứt tốc của bất động sản Tây Bắc TP.HCM
Nhờ hạ tầng bứt phá, dòng tiền đổ về dồn dập và những cú hích từ các “ông lớn” bất động sản, Long An nhanh chóng vươn lên thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Đặc biệt, việc trở thành lựa chọn đầu tiên trong chiến lược “Tây tiến” của Vingroup đã khẳng định tiềm năng vượt trội của CBD mới phía Tây Bắc TP.HCM.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:15
Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú
Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:14
Techcombank giành giải vàng Stevie Awards Châu Á – Thái Bình Dương
Tại giải thưởng APAC Stevie Awards 2025, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục "Sáng tạo tiếp thị đa kênh" (Innovation in Cross-Media Marketing) cùng hai giải Bạc cho chiến dịch phát triển thương hiệu và đội ngũ marketing xuất sắc.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:14
Thương chiến Mỹ-Trung hạ nhiệt, chứng khoán toàn cầu xanh mướt
Tín hiệu tích cực cũng được ghi nhận ở các cổ phiếu công nghệ như của các công ty bán dẫn và sản xuất điện thoại thông minh.
Thị trường - 12/05/2025 16:57
Chứng khoán DNSE 'chơi lớn' khi trả hộ phí ký quỹ phái sinh cho khách hàng
DNSE, công ty chứng khoán Top 2 thị phần phái sinh "chơi lớn" khi miễn phí giao dịch nộp/rút ký quỹ phái sinh và phí dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 15:34
Ba lần từ chối cuộc gọi, khách đặt xe Xanh SM sốc vì… trúng luôn ô tô
Ba khách hàng và một tài xế sau những chuyến xe bình thường bỗng nhận niềm vui lớn khi trở thành chủ nhân của phần thưởng đặc biệt là xe điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng. Chương trình “Hào khí Việt Nam – Sức Xanh lan tỏa” của Xanh SM đã biến những hành trình đơn giản thành khoảnh khắc khó quên.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:55
Hai tháng đếm ngược và cuộc đại dịch chuyển về Đô thị đảo nghỉ dưỡng tại trung tâm Hải Phòng
Bến du thuyền Royal Marina chính thức khai trương trên đảo Vũ Yên (Hải Phòng). “Phát súng” đầu tiên này sẽ khởi động cho hàng loạt cột mốc về đích của quy hoạch, hạ tầng và tiện ích trong 2 tháng tới. Đây cũng là những cú hích “khủng” tạo nên một cuộc đại dịch chuyển cư dân chưa từng có trong khu vực, với đích đến là Vinhomes Royal Island - Đô thị đảo nghỉ dưỡng tại “trái tim” của Hải Phòng.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:55
V-GREEN triển khai 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
Công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN vừa ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với 4 đối tác chiến lược nhằm triển khai 63.000 cổng sạc dành riêng cho xe điện VinFast tại Indonesia trong năm 2025.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 14:54
Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý giảm thuế quan và tạm dừng áp thuế trong 90 ngày
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent cho biết đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tạm dừng áp thuế quan trong 90 ngày và giảm đáng kể mức thuế quan hiện hành.
Thị trường - 12/05/2025 14:41
Khi 'Trợ lý số' bước vào trạm xăng
Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một "trợ lý số" đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 09:21
Giá vàng thế giới giảm sâu
Cập nhật đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới đã mất 70 USD/ounce, tương đương mức giảm 2,09% trong vòng 1 ngày. Trong khi đó, giá vàng trong nước giảm 1 triệu đồng/lượng, giao dịch quanh mức 119 - 121 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 12/05/2025 09:12
Đàm phán thuế Hoa Kỳ- Trung Quốc 'có sự đồng thuận quan trọng'
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán thương mại với yếu tố tích cực vào hôm Chủ Nhật và dự kiến hai bên sẽ công bố tuyên bố chung vào hôm nay, 12/5.
Thị trường - 12/05/2025 07:50
VinFast VF 5 thay đổi định nghĩa về chiếc xe đầu tiên trong đời
VinFast VF 5 giúp hành trình “lên đời” ô tô của người Việt trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Dù có mức giá dễ tiếp cận, xe vẫn được trang bị nhiều tính năng tiện nghi và an toàn vượt trội.
Doanh nghiệp - 11/05/2025 15:21
Phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá, Quảng Nam là địa phương đi đầu trong thế mạnh về dược liệu, được mệnh danh là thủ phủ của sâm Ngọc Linh và có quy hoạch vùng trồng dược liệu quý.
Thị trường - 11/05/2025 05:49
EVN tăng giá điện, người dân sẽ phải trả thêm bao tiền?
Với đợt điều chỉnh này, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm bình quân 4.350-62.150 đồng/tháng.
Thị trường - 10/05/2025 09:09
Rời khỏi 'ngôi nhà' TTC Group, AgriS lập đại bản doanh mới?
TTC AgriS (AgriS, HOSE: SBT) vừa đưa vào vận hành AgriS Building - trụ sở 'xanh' đạt chuẩn LEED Gold, đánh dấu bước ngoặt rời khỏi 'ngôi nhà chung' TTC Group.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 16:25
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago