Căng thẳng Mỹ-Trung 'châm ngòi chiến tranh lạnh’ trong chuỗi cung ứng

Nhàđầutư
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến một cuộc “chiến tranh lạnh” mới, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) Chey Tae-won nhận định.
KIM NGÂN
27, Tháng 12, 2021 | 07:21

Nhàđầutư
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến một cuộc “chiến tranh lạnh” mới, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) Chey Tae-won nhận định.

“Nhìn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có một thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung. Trước đây, toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu được chia sẻ, nhưng giờ đây nó bị chia thành các phần”, ông Chey nói với báo chí tại trụ sở của KCCI mới đây. 

KCCI là cơ quan vận động hành lang kinh doanh có ảnh hưởng nhất ở Hàn Quốc, đại diện cho lợi ích của các tập đoàn hàng đầu của nước này.

chuoi cung ung

Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) Chey Tae-won nói chuyện với báo chí tại trụ sở KCCI, tháng 12/2021. Ảnh: KCCI

Do tình trạng thiếu chất bán dẫn đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp xương sống ở Mỹ - từ iPhone đến các loại xe mới - kể từ khi COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, Washington bắt đầu tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, tập trung vào các ngành công nghiệp bán dẫn và pin.

Washington đang kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc ủng hộ các sáng kiến về chất bán dẫn của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đề nghị chính phủ Hàn Quốc tìm cách tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng chip và pin.

Hàn Quốc đang mắc kẹt giữa cuộc giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc. Các công ty bán dẫn của Hàn Quốc cần công nghệ tiên tiến từ Mỹ, trong khi Trung Quốc là thị trường lớn nhất và là một cứ điểm sản xuất của các công ty Hàn Quốc. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), Trung Quốc chiếm 41,4% kim ngạch xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc tính đến tháng 10/2021.

Chủ tịch KCCI cũng chỉ ra rằng việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng mang lại “cả cơ hội và rủi ro”, nhưng dự báo sẽ mang lại lợi ích cho một số ngành nhiều hơn những ngành khác. “Chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với chất bán dẫn sẽ tiếp tục vững chắc. Chúng tôi cũng đang tăng nguồn cung, vì vậy sẽ không có vấn đề gì với nguồn cung chất bán dẫn”.

Ngành công nghiệp ô tô đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu chip, khiến các nhà máy tạm thời ngừng hoạt động. Chey nói: “Tôi đã không biết tình trạng thiếu chip lại ảnh hưởng nhiều đến mức đó”.

Ông cho rằng thực tế các quốc gia bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip nhớ vào năm 2017 và 2018 cho thấy bản chất khó lường của ngành này và việc chuẩn bị trước khó khăn như thế nào. “Không ai có thể đoán trước được điều đó”.

Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn và pin. “Vấn đề này nên được xem như một vấn đề an ninh quốc gia có thể được giải quyết thông qua đối thoại với các quốc gia khác", Chey nhấn mạnh.

“Nhiều quốc gia đang tiếp cận vấn đề này như một vấn đề an ninh. Đó không phải là vấn đề ngoại giao hay quốc phòng, mà thuộc về phát triển an ninh kinh tế. Ở châu Âu và Mỹ, vấn đề này đang được bộ quốc phòng quan tâm giải quyết. Ngoài tư duy truyền thống, họ xem an ninh kinh tế là vấn đề quốc phòng và có các chính sách riêng”.

“Các vấn đề về chất bán dẫn và carbon có mối liên hệ với nhau. Đó là vấn đề toàn cầu và các ngành cốt lõi của chúng ta có sự liên kết. Hàn Quốc phải thiết lập tầm nhìn, định hướng và đối thoại với các quốc gia khác”.

Chey tin rằng sự nóng lên của trái đất là vấn đề “đáng sợ” không thể bỏ qua, trích dẫn một báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu ước tính rằng nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C sẽ khiến chi phí để trung hòa carbon tăng lên 10 lần, đồng thời thúc giục khu vực công và tư hợp tác để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

"Chính sách chỉ phạt và áp thuế đối với lượng khí thải carbon thôi sẽ không giúp đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Hơn thế, chính sách của chính phủ chỉ tập trung vào giảm lượng carbon là chưa đủ. Tôi nghĩ cần phải có một dự án hợp tác công-tư”.

(The Korean Times)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ