Cái chết của cuộc sống về đêm ở Châu Á

THIÊN NHI
08:22 15/02/2021

Từ Singapore đến Hong Kong (Trung Quốc), các tụ điểm giải trí về đêm đang quay cuồng vì các hạn chế và lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Trước đại dịch Covid-19, Zouk - một trong những tụ điểm giải trí về đêm lâu đời và hoành tráng nhất Singapore - dễ dàng thu hút ít nhất 3.000 người ưa tiệc tùng mỗi đêm. Giờ đây, hộp đêm này chỉ có 150 khách quen mỗi tối và phải chuyển đổi một số phần của khu phức hợp rộng hơn 2.800 m2 thành nhà hàng, trường quay và rạp chiếu phim.

“Chúng tôi từng kiếm được nhiều tiền trong một đêm hơn cả tháng trời ở hiện tại”, Andrew Li - giám đốc điều hành của Zouk Group - nói với This Week In Asia của South China Morning Post. Doanh thu giảm hơn 85% đồng nghĩa với việc Li phải sa thải 25% nhân viên và có thể chưa dừng lại ở đó.

Tương tự Zouk, nhiều hộp đêm nổi tiếng sôi động ở đảo quốc sư tử đang quay cuồng trong bối cảnh kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch.

00

Mọi người nhảy nhót tại hộp đêm Zouk của Singapore vào năm 2016. Ảnh: Handout.

Ở những nơi khác tại châu Á, các tụ điểm giải trí về đêm vẫn đóng cửa khi chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa mới nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2.

Ví như ở Hong Kong (Trung Quốc), các quán bar, hộp đêm và phòng tiệc đã bị đóng cửa kể từ cuối tháng 11/2020. Chính phủ Malaysia gần đây đã gia hạn lệnh kiểm soát di chuyển đến cuối tháng 2.

Liệu đây có phải sự diệt vong dành cho cuộc sống về đêm ở châu Á? Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhà kinh tế cho rằng điều này phụ thuộc vào việc quốc gia đó có kiểm soát được dịch hay không, tốc độ sản xuất vaccine và các khoản hỗ trợ mà chính phủ có thể cung cấp.

Họ lưu ý rằng ngành này có thể không nhận được sự trợ giúp nào hoặc rất ít do những đóng góp không đáng kể cho nền kinh tế.

Bức tranh ảm đạm

Mặc dù đã có báo cáo rằng cuộc sống về đêm đang dần trở lại ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan, với nhiều video cho thấy đám đông không đeo khẩu trang tham gia tiệc tùng hay lễ hội âm nhạc, các khu vực khác của châu Á vẫn cảnh giác, điển hình là Hàn Quốc và Hong Kong, nơi một số hộp đêm, vũ trường gây ra đợt bùng phát dịch mới.

Ngay cả ở Singapore - nơi dường như kiểm soát được virus với số ca lây nhiễm trong cộng đồng không đáng kể, hầu hết tụ điểm giải trí về đêm vẫn chưa được bật đèn xanh để hoạt động bình thường trở lại.

Quán bar và quán rượu có giấy phép phục vụ đồ ăn được phép mở cửa trở lại nhưng phải tuân thủ các quy định như không chứa tối đa 8 người/bàn, không phục vụ rượu sau 22h30.

Các phòng hát karaoke và hộp đêm, được coi là có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn, đặt hy vọng vào chương trình thí điểm mở cửa trở lại một số tụ điểm giải trí, được khởi động vào tháng trước. Tuy nhiên, nó đã bị hoãn lại vô thời hạn do sự gia tăng nhẹ các ca mắc Covid-19 mới.

01

DJ Nash D của Zouk biểu diễn trước máy quay trong bữa tiệc được livestream vào tháng 3/2020, sau khi các tụ điểm giải trí tạm thời đóng cửa vì dịch. Ảnh: AFP.

Theo Chua Ee Chien - thành viên ủy ban điều hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Cuộc sống Về đêm Singapore, đã có sự gia tăng đột biến các doanh nghiệp muốn rút khỏi ngành, với hơn 225 công ty bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề này.

Truyền thông địa phương đưa tin 59 doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã ngừng hoạt động trong nửa đầu năm 2020. Hơn 100 tụ điểm giải trí về đêm không được phép hoạt động trở lại kể từ sau khi đại dịch bùng phát.

“Một trong những mối quan tâm của chúng tôi là liệu họ có đủ phương tiện để duy trì hoạt động mà không có doanh thu hay không. Khi chương trình thí điểm bị hoãn lại, các doanh nghiệp từng chi tiền để chuẩn bị cho việc này đang lâm vào tình thế khó khăn hơn”, Chua - cũng là chủ quán bar - nói.

Ông kêu gọi các đơn vị kinh doanh xem xét biện pháp khác để tồn tại, bao gồm thay đổi mô hình kinh doanh, tương tự điều Zouk Group đã làm bằng cách kết hợp các lớp học đạp xe trong khu phức hợp rộng lớn của họ. “Các chủ quán bar, hộp đêm cần chấp nhận rằng đại dịch sẽ không sớm kết thúc”, Chua nói thêm.

Bức tranh vẫn ảm đạm không kém trên khắp châu Á. Một báo cáo vào tháng 9 năm ngoái cho biết 1/5 tụ điểm giải trí ở Malaysia đã bị đóng cửa.

Tương tự, tại Hong Kong, John Rana - chủ sở hữu Privé Group - cho biết doanh thu giảm hơn 95%, chủ yếu do các hộp đêm và quán bar chỉ được phép hoạt động full-time trong vòng chưa đầy 2 tháng vào năm ngoái. Thời gian còn lại, các tụ điểm giải trí về đêm đều bị cấm mở cửa hoặc giới hạn giờ hoạt động.

Rana cho biết Privé Group - gồm 7 nhà hàng, quán bar và hộp đêm - hiện tập trung nhiều hơn vào các quán ăn: “Chúng tôi không lo lắng về việc liệu ngành này có phục hồi trở lại hay không. Điều chúng tôi lo là liệu mình có thể tồn tại đến mai hay không vì các hạn chế của chính phủ cứ tiếp tục mở rộng mà không có hỗ trợ nào dành cho ngành công nghiệp này”.

Hỗ trợ nhiều hơn?

Các chính phủ trên khắp châu Á đã cung cấp một số hình thức hỗ trợ tài chính cho ngành giải trí về đêm. Tại Singapore, các nhà chức trách vẫn đang đồng tài trợ khoảng 30% tiền lương của công nhân cùng việc miễn tiền thuê nhà.

Rana cho biết anh nhận được hỗ trợ bằng tiền mặt từ chính quyền Hong Kong dựa trên giấy phép kinh doanh nhà hàng và quán rượu. Tuy nhiên, anh cho biết tất cả vẫn không đủ để duy trì hoạt động kinh doanh vì chi phí thuê mặt bằng quá cao của Hong Kong đã tạo thêm gánh nặng tài chính.

3_1

Các quán bar vẫn đóng cửa tại quận Lan Kwai Fong của Hong Kong trong đợt lây nhiễm SARS-CoV-2 lần thứ 4. Ảnh: Dickson Lee/SCMP.

Chua của Hiệp hội Doanh nghiệp Cuộc sống Về đêm Singapore cũng bày tỏ quan ngại tương tự: “Chính phủ sẽ không tìm cách bơm thêm tiền mặt, nhưng nếu họ để các doanh nghiệp này chết dần thì lấy gì thay thế?”.

Tuy nhiên, ngay cả khi các tụ điểm giải trí về đêm quan tâm đến sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ, Song Seng Wun - nhà kinh tế tại Ngân hàng tư nhân CIMB - chỉ ra rằng sự giúp đỡ sẽ là không nhiều.

“Thành thật mà nói ngành này không đóng góp nhiều cho nền kinh tế”, ông nói. Tại Singapore, ước tính ngành giải trí về đêm chỉ chiếm “một phần nhỏ của 1%” - con số tương tự ở hầu hết nền kinh tế châu Á.

Selena Ling - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ tại Ngân hàng OCBC - đưa ra ước tính lớn hơn một chút. Bà nói rằng ở thành phố, lĩnh vực này được nhóm lại dưới danh mục lớn hơn là dịch vụ giải trí, cộng đồng và cá nhân, chiếm 6% GDP.

Bà lưu ý rằng tầm quan trọng của cuộc sống về đêm cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở Thái Lan, ngành này được ưu tiên cao hơn vì khách du lịch quốc tế thường đổ xô đến đây vì khung cảnh ban đêm nhộn nhịp. Ling cho biết có những lợi ích vô hình từ ngành, chẳng hạn nâng cao sức hấp dẫn của Thái Lan như điểm hẹn du lịch.

Li - giám đốc điều hành của Zouk Group - cảm thấy lĩnh vực giải trí về đêm cũng “mang lại cho xã hội trải nghiệm, sự kết nối và thậm chí cả sức khỏe tâm thần”. Song những lợi ích này thường có thể bị các nhà chức trách bỏ qua.

Từ lập trường chính sách của chính phủ, Li nói điều này có nghĩa là trong danh sách ưu tiên, ngành công nghiệp giải trí về đêm sẽ bị đẩy xuống dưới một số lĩnh vực đang lao đao khác như hàng không, sản xuất và khách sạn.

Tương lai

Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe do dự khi nói về việc các chính phủ có nên mở cửa ngành công nghiệp giải trí về đêm ở hiện tại hay không.

Hsu Li Yang - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore - cho biết điều này phụ thuộc vào sự thành công của từng quốc gia trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2.

Ông cũng chỉ ra rằng hầu hết quán bar, phòng hát karaoke và hộp đêm không được thiết kế với mục đích giãn cách xã hội hoặc thông gió tự nhiên. “Nhiều người cũng không đến những nơi này để lặng lẽ nhâm nhi đồ uống. Vì vậy, chúng có khả năng trở thành ổ dịch trong cộng đồng”.

4

Mọi người vui chơi trong hộp đêm Zouk trước đại dịch. Ảnh: AFP.

Việc thí điểm mở cửa trở lại các hộp đêm đang bị trì hoãn của Singapore cho thấy bức tranh tổng quát về tương lai của cuộc sống về đêm ở châu Á. Đó là yêu cầu khách hàng quen xuất trình giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính và đeo khẩu trang, ngay cả trên sàn nhảy.

Hộp đêm cũng sẽ chỉ được phép chứa tối đa 100 người với các khu vực ăn uống, nhảy riêng biệt có 50 người/khu.

Một chương trình thí điểm riêng, quy mô nhỏ hơn cho những quán bar bắt đầu vào tháng 12/2020, cũng quy định rằng các cơ sở không được phát nhạc ở mức lớn hơn 60 decibel. Trong khi đó, nhạc sống và một số hình thức giải trí khác như khiêu vũ, phi tiêu và hồ bơi đều bị cấm.

Tuy nhiên, Teo Yik Ying - Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock - cảm thấy sẽ rất khó để ngành công nghiệp này phục hồi chỉ dựa vào các biện pháp kể trên.

Ông cho rằng lĩnh vực này có cơ hội hoạt động trở lại chỉ khi việc triển khai vaccine ở một quốc gia cụ thể thành công và có đủ dữ liệu để chứng minh nó làm giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

Andrew Li - giám đốc điều hành của Zouk Group - đang chờ đợi sự phục hồi vào cuối năm nay, sau khi chính phủ Singapore cho biết họ có kế hoạch tiêm phòng cho toàn bộ 5,7 triệu dân.

Hay như Song - chuyên gia kinh tế - nhận định: “Ngành công nghiệp giải trí về đêm sẽ trở lại vào thời điểm nào đó, nhưng chúng tôi không biết khi nào. Và khi nó xảy ra sẽ có nhu cầu bị dồn nén và chi tiêu trả thù một lần nữa”.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như "nốt SOL" trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng).

Doanh nghiệp - 17/05/2024 10:14

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Với những tiềm năng sẵn có về hệ thống biển và đầm phá ven biển, thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã chọn Thừa Thiên Huế làm "bến đỗ" để đầu tư và xây dựng hệ thống, hạ tầng bến cảng.

Đầu tư - 17/05/2024 09:35

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:42

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm. 

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:41

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể tổ chức đại hội cổ đông thành công nhiều lần, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, huy động vốn, triển khai dự án...

Tài chính - 17/05/2024 08:34

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Là tên tuổi trong ngành xuất khẩu tiêu, Phúc Sinh tiếp tục cho thấy khả năng kinh doanh đa dạng, đầu tư quy mô trong sản xuất chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm đồng thời mở rộng thị trường. Đơn cử dòng cà phê đặc sản từ Arabica, là Honey Process và Natural Process giá 56 USD/kg vừa được ra mắt.

Thị trường - 17/05/2024 08:27

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Sự kiện - 17/05/2024 07:43

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

Những người siêu giàu sống ở một thế giới khác và chiến lược đầu tư của họ cũng khác biệt rất nhiều so với danh mục đầu tư của nhà đầu tư bình thường, theo một bài báo trên CNBC.

Phong cách - 17/05/2024 07:05

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Địa ốc Phương Đông là một thành viên thuộc nhóm Pi Group. Tính đến thời điểm tháng 5/2024, cơ cấu cổ đông công ty gồm: Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiêm (0,5%), Pi Group (24%) và Ecoe Việt Nam (75,5%).

Tài chính - 17/05/2024 07:00

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

CTCP Xây dựng và Thương Mại tổng hợp Thủ Đô là chủ dự án Đầu tư khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại xã Yên Na và Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An). Dự án có công suất 13.800 tấn quặng vàng nguyên khai/năm; thời gian khai thác trong vòng 15 năm.

Đầu tư - 17/05/2024 06:40

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Lael Brainard hôm thứ Năm cho biết năng lực công nghiệp và xuất khẩu của Trung Quốc trong một số lĩnh vực nhất định quá lớn, có thể làm suy yếu khả năng tồn tại của các khoản đầu tư vào Hoa Kỳ, Reuters đưa tin.

Đầu tư - 17/05/2024 06:15

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Thời gian qua, Khánh Hòa có nhiều chính sách để xúc tiến, kích cầu thị trường khách Trung Á với kỳ vọng đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

Thị trường - 17/05/2024 06:00

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư TP.HCM.

Pháp luật - 16/05/2024 19:04

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Sự kiện - 16/05/2024 18:49

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Sự kiện - 16/05/2024 18:30

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, bà Mai đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Sự kiện - 16/05/2024 18:16