Các nhà đầu tư đang quá tự tin khi đánh cược thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục sau đại dịch Corona?

Rất nhiều doanh nghiệp đã cảnh báo sẽ khó đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trong quý I/2020 do ảnh hưởng của virus Corona. Một vài doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến thiệt hại tài chính.
NGỌC HUYỀN
27, Tháng 02, 2020 | 08:42

Rất nhiều doanh nghiệp đã cảnh báo sẽ khó đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trong quý I/2020 do ảnh hưởng của virus Corona. Một vài doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến thiệt hại tài chính.

2dab28c46b7c9322ca6d

Các nhà đầu tư đang quá tự tin thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục sau đại dịch Corona? (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có gì chắc chắn, nhiều dự đoán cho rằng virus Corona chỉ gây ảnh hưởng tại Trung Quốc thời gian tới và sẽ không bùng phát thành đại dịch tại quốc gia khác. Nếu nền kinh tế Trung Quốc không hồi phục nhanh như kì vọng, các nhà đầu tư có thể đang chủ quan.

“Phần lớn các nhà đầu tư cho rằng các tác động tiêu cực chỉ là tạm thời, họ hi vọng nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tình hình thị trường sẽ đảo ngược, hồi phục mạnh mẽ trong các quý sau” – theo Peter Oppenheimer, chiến lược gia tại Goldman Sachs.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đại diện cho các hãng hàng không lớn đã cảnh báo virus Corona có thể làm các hãng vận tải trên thế giới thiệt hại gần 30 tỷ USD doanh thu. Nhu cầu vận chuyển trên thế giới sẽ giảm 4,7% - mức giảm chung đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Ước tính thiệt hại tài chính của nhóm vận tải được dựa trên hậu quả gây ra bởi dịch SARS năm 2003 khi nó ảnh hưởng tới toàn Trung Quốc. SARS đã gây thiệt hại nặng nề trong vài tháng cho nền kinh tế,  bao gồm cả các hãng hàng không và không có dấu hiệu “hồi phục nhanh chóng” – theo IATA.

“Chúng tôi chưa biết chính xác dịch Corona sẽ phát triển như thế nào và có tương đồng như SARS hay không” – báo cáo của nhóm nhận định.

Maersk – công ty vận tải container lớn nhất thế giới cho biết công ty đã có một khởi đầu “không thuận lợi” trong năm nay vì phần lớn nguồn hàng hóa vận chuyển của công ty là đến từ các nhà máy Trung Quốc, chiếm khoảng 50-60% tổng số lượng. CEO Søren Skou hi vọng rằng các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh sản xuất tới 90% vào tuần đầu tiên của tháng 3/2020 dù “vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn”.

Theo dự đoán của Disney (DIS), doanh thu từ các công viên giải trí của họ tại Trung Quốc có thể giảm 280 triệu USD trong quý I, cộng thêm các khu nghỉ dưỡng phải đóng cửa trong vòng 2 tháng. “Mức độ ảnh hưởng tài chính phụ thuộc rất nhiều vào thời gian đóng cửa và tình trạng khôi phục nhanh hay chậm của công ty” – theo CFO Christine McCarthy.

Việc Trung Quốc có thể hồi phục nhanh thế nào cũng chính là phương án cho các công ty trên toàn cầu. Trung Quốc là nhà máy của thế giới, tạo ra các sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu với các mặt hàng như dầu và đồng. Trung Quốc cũng tự hào là đất nước có hàng trăm triệu công dân giàu có chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ, du lịch và xe hơi. Nền kinh tế Trung Quốc chiếm khoảng 4% GDP thế giới (năm 2003) và hiện giờ chiếm 16% sản lượng thế giới.

Thiệt hại

Virus Corona đã gây ra thiệt hại nặng nề.

Cố gắng ngăn chặn sự lây lan virus của Trung Quốc đã khiến các thành phố bị phong tỏa và đóng cửa hàng loạt nhà máy, điều này gây nên sự gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệp toàn cầu coi Trung Quốc là nguồn cung cũng như thị trường tiêu thụ của họ.

Hãng hàng không Qantas Airways (QABSY) cho biết virus có thể khiến lợi nhuận hãng này sụt giảm tới 100 triệu USD từ nửa cuối của năm tài chính. Hãng Air France-KLM (AFLYY) ước tính virus có thể khiến doanh thu của hãng giảm tới 216 triệu USD trong khoảng từ tháng 2-4/2020.

Jaguar Land Rover đang dần vận chuyển các linh kiện từ Trung Quốc theo đường hàng không để tiếp tục sản xuất ở Châu Âu với hi vọng sẽ có một bước tiến từ sự sụt giảm nhu cầu xe hơi tại Trung Quốc. Theo số liệu từ một hiệp hội công nghiệp, doanh số bán xe hơi chở khách tại Trung Quốc đã giảm 92% trong 2 tuần đầu của tháng 2/2020.

Các công ty có liên hệ trực tiếp với Trung Quốc cũng đưa ra những dự báo tài chính như Apple (AAPL), Wynn Resorts (WYNN) và Qualcomm (QCOM).

Dự báo?

Những diễn biến tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào việc virus Corona có tiếp tục bùng phát hay không.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO – hiện mối quan tâm lớn là về khả năng virus Corona lây lan ra ngoài Trung Quốc và hiện giờ cơ hội khoanh vùng virus đã trở nên khó khăn.

Theo báo cáo tính đến ngày 26/02/2020, Hàn Quốc – quốc gia sản xuất chip nhớ được sử dụng trong smartphone – đã ghi nhận 1.261 ca nhiễm virus Corona, Singapore ghi nhận 91 ca nhiễm và Iran là 139 ca nhiễm.

Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành của International Monetary Fund – cho biết có sự sụt giảm nghiêm trọng trong tăng trưởng kinh tế quý I của Trung Quốc nhưng đó chỉ là “phần nhỏ so với cả năm” nếu tình hình dịch Corona được kiểm soát.

Đợt bùng phát kéo dài và nghiêm trọng hơn của dịch Corona sẽ khiến nền kinh tế suy giảm mạnh hơn do “sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và sự mất niềm tin của các nhà đầu tư”.

Nếu sự bùng phát của virus Corona trở thành đại dịch toàn cầu, nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại 1.000 tỷ USD, cùng với đó là sự suy thoái tại Mỹ và khu vực đồng tiền chung Châu Âu – theo các học giả kinh tế tại Oxford Economics. Một đại dịch trong phạm vi Châu Á sẽ gây thiệt hại 400 tỷ USD trong GDP toàn cầu năm 2020.

Hiện tại, nhu cầu trên thế giới đang ở “mức ổn định” trong khi các biện pháp ngăn chặn virus tại Trung Quốc có vẻ đang có tác dụng, điều đó khiến các doanh nghiệp có lý do để lạc quan – theo John Stopford, quản lý quỹ tại Investec Asset Management.

“Có nhiều quan điểm cho rằng những tác động này chỉ là ngắn hạn và phần lớn sẽ được phục hồi”.

Đồng thời, việc sản xuất đình trệ kéo dài tại Trung Quốc hoặc số lượng các ca nhiễm bệnh trên toàn cầu tăng lên có thể gây ra sự trì trệ dài hạn hơn – theo Stopford. “Càng kéo dài, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nếu Trung Quốc ngừng sản xuất trong 2 quý thì tác động tới các doanh nghiệp sẽ càng lớn hơn”.

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc lại là một ẩn số khác. Chính phủ đã có những bước can thiệp để kích thích tài chính và trợ cấp, có thể đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn sự lây lan.

Rủi ro với người cầm cổ phiếu?

Khi các thị trường chứng khoán bắt đầu giao dịch trong khoảng thời gian diễn ra dịch Corona, các nhà đầu tư vẫn không tính đến những rủi ro xung quanh đại dịch này – theo Alastair George, nhà đầu tư chiến lược tại Edison Investment Research.

“Chúng tôi tin rằng thị trường đang đánh giá thấp nguy cơ lây lan của virus Corona sang các quốc gia khác cũng như kết quả tác động của các biện pháp kiểm soát dịch. Thị trường có nguy cơ phải điều chỉnh nếu virus lây lan sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc”.

Nguy cơ sẽ càng trầm trọng bởi thực tế việc định giá tại thị trường chứng khoán ở Mỹ và Châu Âu đang ở mức cao, theo George.

Peter Oppenheimer - chiến lược gia tại Goldman Sachs – cũng đưa ra cảnh báo rằng giá cổ phiếu có thể không phản ánh tác động tiềm ẩn của virus Corona lên lợi nhuận.

“Đáng chú ý, trái phiếu chính phủ vẫn ổn định, duy trì ở mức lãi suất thấp hàng năm, và các lĩnh vực về kim loại quý sẽ là gợi ý tốt cho một số nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong giai đoạn suy thoái này” – theo George. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ