Các 'câu hỏi khó' sẽ được gửi đến Thống đốc Lê Minh Hưng trong buổi chất vấn ngày mai?

Nhàđầutư
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội vào ngày mai 16/11
NGUYỄN THOAN
15, Tháng 11, 2017 | 18:12

Nhàđầutư
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội vào ngày mai 16/11

thong-doc-le-minh-hung-giai-trinh-qh

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng 

Theo chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, ngày mai (16/11), Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 2 nhóm vấn đề chính. Nhóm thứ nhất là công tác quản lý thuế, giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá, hải quan đảm bảo nền tài chính an toàn bền vững; giải pháp tăng cường quản lý nợ công an toàn. Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Nhóm vấn đề thứ 2 bao gồm việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý; hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trả lời chất vấn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Thống đốc sẽ tiếp tục trả lời các vấn đề này trong buổi sáng ngày 17/11.

Đây là lần đầu tiên Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sau một năm rưỡi đảm nhận vị trí tư lệnh ngành ngân hàng. Những câu hỏi nào đang chờ Thống đốc tại phiên chất vấn ngày mai?

Giải pháp nào cho 3 ngân hàng 0 đồng?

Ngành ngân hàng vừa trải qua một giai đoạn sóng gió với nhiều đại án được đưa ra xét xử; những con số nợ xấu khủng được công bố và nguyên Phó Thống đốc đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng bị đưa ra khởi tố. 

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2017, đã có yêu cầu chấm dứt việc Nhà nước mua lại bắt buộc ngân hàng 0 đồng sau khi NHNN đã mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng là Oceanbank, Ngân hàng Xây Dựng và GPBank. 

Trước đó, trong các quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc mua lại bắt buộc các ngân hàng 0 đồng và phương án xử lý các ngân hàng 0 đồng đó về sau. Những ngân hàng bị mua lại bắt buộc thường là âm vốn chủ sở hữu, hoạt động thiếu hiệu quả. Yêu cầu khắt khe của Quốc hội về việc không được sử dụng ngân sách để tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đang làm khó NHNN trong việc vực dậy các ngân hàng này sau khi mua lại với giá 0 đồng. 

Một đánh giá mới đây của Kiểm toán Nhà nước về hoạt động của các ngân hàng 0 đồng cho thấy không có nhiều thay đổi và "điểm sáng" nào trong hoạt động của các ngân hàng này, nói đúng hơn là các ngân hàng này chỉ đang hoạt động cầm chừng để tránh sụp đổ.

Đáng chú ý là hồi trung tuần tháng 6/2017 thị trường nổi lên tin đồn một nhà đầu tư nước ngoài có ý định mua lại ngân hàng Oceanbank (vốn được coi là ngân hàng tốt nhất trong 3 ngân hàng bị mua lại bắt buộc). Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin nào thêm về thương vụ này.

Như vậy, có vẻ như phương án bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là ẩn số, còn đối tác trong nước thì hoặc không đủ năng lực tài chính hoặc không quan tâm tới việc mua lại các ngân hàng này.

Làm sao để tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng một cách hiệu quả đang là một câu hỏi lớn có thể được đặt ra trong buổi chất vấn sắp tới với Thống đốc Lê Minh Hưng. Cùng với đó, câu hỏi về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng đến đâu đằng sau các đại án ngân hàng gần đây được dự đoán cũng sẽ là một câu hỏi khó đối với tư lệnh ngành.

Phá sản ngân hàng, ai đứng ra bảo vệ lợi ích người gửi tiền?

Sau câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đến đâu sẽ là câu chuyện được đặt ra mới đây trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng là phá sản ngân hàng yếu kém. Đây được coi là phương án cuối cùng khi các phương án trước đó đều đã bị "vô hiệu hoá", nằm trong nhóm giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này là: ngân hàng phá sản, lợi ích người gửi tiền ở đâu? Mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng đã được coi là hợp lý? Đây là những câu hỏi lớn sẽ đặt ra cho những người làm luật, mà NHNN sẽ là cơ quan liên quan trực tiếp để sửa đổi Luật này.

Cùng với những vấn đề đã nêu trên, nợ xấu sẽ tiếp tục là câu hỏi nóng trong phiên chất vấn lần này. Theo đó, nợ xấu tuy không còn vượt ngưỡng quy định là 3%, tuy nhiên, không thấy có nhiều thay đổi so với năm 2015, 2016. Không những thế, về con số tuyệt đối, nợ xấu đã tăng ở nhiều ngân hàng trong quý III/2017.

Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đã có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết có hiệu lực trong vòng 5 năm và áp dụng với các khoản tín dụng phát sinh trước ngày 15/8/2017. Sau 3 tháng có hiệu lực, hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm của VAMC và các ngân hàng đã cho thấy những chuyển biến ban đầu, tuy nhiên hiệu quả thực sự tới đâu thì cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận.

Trên đây sẽ là những nhóm vấn đề lớn được dự báo sẽ là những câu hỏi "nặng ký" đặt ra với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào ngày mai 16/11. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận công bằng rằng, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc nêu trên, trong 1 năm rưỡi qua, NHNN, Thống đốc đã làm được nhiều điều quan trọng trong điều hành chính sách vĩ mô, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ