BIDV rao bán khu đất Nguyễn Kim thuê làm trung tâm thương mại ở Huế

Nhàđầutư
BIDV Thừa Thiên Huế đang rao bán khu đất Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tại Huế.
ĐÌNH VŨ
29, Tháng 11, 2020 | 16:50

Nhàđầutư
BIDV Thừa Thiên Huế đang rao bán khu đất Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tại Huế.

bidv

Ngân hàng BIDV phát mại tài sản là Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tại Huế.

BIDV Thừa Thiên Huế mới đây thông báo cho biết đang rao bán 2 khối bất động sản với giá khởi điểm trên 100 tỷ.

Cụ thể, ngân hàng thông báo đấu giá quyền sử dụng đất tại các thửa đất số 143,144,145,146 thuộc tờ bản đồ số 7 tại 100 Lê Lợi, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích 4 thửa đất là 1.288m2, hình thức sử dụng riêng, mục đích sử dụng đất ở tại đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài. Hiện thửa đất đang cho Công ty CPTM Nguyễn Kim thuê để đầu tư kinh doanh.

Đáng chú ý, ngân hàng còn rao bán luôn cả tài sản gắn liền với đất là toàn bộ tài sản, công cụ dụng cụ của Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tại Huế. Giá khởi điểm của 4 thửa đất và tài sản gắn liền trên đất nói trên là 135 tỷ đồng.

Một bất động sản khác cũng đang được BIDV Thừa Thiên Huế rao bán với giá trên trăm tỷ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại số 9 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. BIDV rao bán thửa đất này với giá khởi điểm hơn 105,28 tỷ đồng.

Thửa đất có diện tích 1.136,9 m2. Hình thức sử dụng là sử dụng riêng. Mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị, thời gian sử dụng lâu dài. Nguồn gốc sử dụng đất là nhận chuyển nhượng đất được công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất 510,8 m2; nhận góp vốn đất được công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất 549,0 m2; nhận góp vốn đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất 77,1 m2.

Trong đó, thửa đất có 43,3 m2 nằm trong chỉ giới quy hoạch đường đỏ; 4,5 m2 nằm trong chỉ giới quy hoạch đường kiệt. Thời hạn nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phần B diện tích 626,1 m2 là 50 năm kể từ ngày 29/06/2017 đến hết ngày 28/06/2067 hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Thanh lý tài sản bảo đảm được coi là biện pháp hiệu quả, được nhiều ngân hàng sử dụng để xử lý nợ xấu từ khi Nghị quyết 42 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, công tác thanh lý tài sản bảo đảm được cho là đang chậm lại do tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19. Cùng với đó, tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản, càng những bất động sản được xử lý về sau thường là những tài sản khó xử lý, qua nhiều lần đấu giá vẫn không bán được.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, nguyên nhân chính của việc tiến trình thanh lý tài sản đảm bảo nợ xấu đang chậm lại là do nền kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản nói riêng và thị trường giao dịch tài sản nói chung thanh khoản rất thấp, sức cầu yếu nên dù giảm giá vẫn không có người mua. Thêm nữa, quy định không cho phép giảm giá quá nhiều, mỗi lần giảm chỉ nhỏ giọt. Vì thế một số tổ chức tín dụng buộc phải giảm giá đến 5 lần, 10 lần, thậm chí hàng chục lần vẫn chưa phát mãi được tài sản.

Ngoài ra, hiện nay vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định trong công tác pháp lý để xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ