Bán vốn Nhà nước: Cần gỡ sớm những “nút thắt”

ANH VIỆT - HUY NGUYÊN
07:23 21/06/2018

Định giá thương hiệu, quyền sử dụng đất giao, đất thuê, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị văn hóa, lịch sử… khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần là những điểm mới được quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Những quy định này một mặt sẽ giúp đảm bảo giá khởi điểm bán cổ phần phản ánh đầy đủ giá trị các lợi thế của doanh nghiệp, nhưng mặt khác có khả năng khiến tiến độ thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước bị chậm lại nếu các cơ quan chức năng không sớm có hướng dẫn cụ thể.

09_vjhj

Những nút thắt khiến quá trình thoái vốn của SCIC chậm và tắc nghẽn, có thể cũng là nguyên nhân khiến việc thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp khác bị chậm

Định giá: Vướng như gà mắc tóc

Theo quy định tại Nghị định số 32, khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần thì phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá. Các đơn vị thẩm định giá sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên các quy định tại “Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12” về Thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 và các tiêu chuẩn có liên quan khác.

Mặc dù “Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12” đã quy định một cách chi tiết các cách tiếp cận (từ thị trường, từ chi phí và từ thu nhập) và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp tương ứng, nhưng qua trao đổi với một số đơn vị thẩm định giá và thực tế triển khai bán cổ phần tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho thấy, không dễ để đáp ứng được các quy định tại Nghị định 32 vừa ban hành.

Xem xét danh mục đầu tư của SCIC cho thấy, các tài sản vô hình của doanh nghiệp tựu chung lại thường bao gồm giá trị quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng, giá trị tiền thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê, phần mềm máy tính, nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ (ví dụ nhãn hiệu FPT, nhãn hiệu Vinacontrol, nhãn hiệu Nhựa Tiền Phong....), bằng phát minh, sáng chế, bản quyền thuốc và các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác.

Ngoài ra, mặc dù không được hạch toán cụ thể trên báo cáo tài chính, nhưng không loại trừ việc doanh nghiệp còn có thể các tài sản vô hình khác như giá trị văn hóa, lịch sử, bí quyết kinh doanh... Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng minh sự tồn tại và xác định giá trị các tài sản mang yếu tố vô hình này không hề dễ dàng.

Nếu coi việc giá trị một tài sản đến từ dòng tiền mà nó mang lại cho doanh nghiệp thì về nguyên tắc, giá trị của tất cả các tài sản của doanh nghiệp dù là hữu hình hay vô hình đều sẽ được phản ánh trong giá trị doanh nghiệp khi xác định theo phương pháp dòng tiền. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp đã được niêm yết và giao dịch tập trung trên TTCK thì giá thị trường cũng là một chỉ báo phản ánh đầy đủ các tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp (nếu có) trong điều kiện doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định.

Tuy nhiên, để có thể “chứng minh” được việc xác định giá khởi điểm đã bao gồm giá trị các tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất... một cách rõ ràng, cụ thể nhất thì chỉ có phương pháp Tài sản quy định tại “Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12”.

Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi và là quy định bắt buộc khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng không dễ dàng khi triển khai tại các công ty cổ phần mà Nhà nước chỉ là cổ đông.

Những khó khăn thường đến từ việc Phương pháp tài sản yêu cầu khảo sát và thẩm định chi tiết về từng loại tài sản của doanh nghiệp kèm theo khối lượng thông tin cung cấp rất lớn từ phía doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi đã chuyển sang công ty cổ phần, Nhà nước chỉ là một cổ đông với quyền lợi và nghĩa vụ đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp. Do đó, trường hợp doanh nghiệp không hợp tác thì việc thực hiện theo phương pháp tài sản sẽ không thể thực hiện được hoặc có độ tin cậy rất thấp.

Ngoài ra, vì lý do cạnh tranh, nhiều tài sản vô hình là các sáng chế, phát minh, phần mềm đặc thù liên quan đến bí quyết kinh doanh, nên doanh nghiệp sẽ có xu hướng không cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Cuối cùng, ngay cả “Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12” cũng chưa có hướng dẫn việc tính các “giá trị văn hóa, lịch sử khác” cũng như giá trị quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần. Điều này tạo ra sự lúng túng rất lớn cho các đơn vị thẩm định giá.

Tiến độ thoái vốn: Chờ sự quyết liệt

Từ nay đến 2020, SCIC sẽ thoái vốn tại khoảng 132 doanh nghiệp. Để hoạt động bán vốn của SCIC tại doanh nghiệp được triển khai thuận lợi, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty đã có công văn gửi Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng, đề xuất nhiều giải pháp.

Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 32/2018/NĐ-CP, nhất là các nội dung liên quan đến chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, như: cách xác định giá trị quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm, giá trị quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử khác.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC đang quản lý và sử dụng các khu đất thuê trả tiền hàng năm để làm trụ sở và phục vụ các hoạt động kinh doanh thông thường theo ngành nghề hoạt động đã đăng ký.

Tiền thuê đất hàng năm được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí kinh doanh và thường xuyên được Nhà nước điều chỉnh theo giá thị trường. Các khu đất này chỉ có “lợi thế” nếu có khả năng thực hiện các dự án thương mại và được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.

Trong trường hợp doanh nghiệp đang thuê đất của Nhà nước và trả tiền thuê hằng năm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không thể tính được giá trị quyền thuê đất trả tiền hằng năm khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần.

SCIC cũng mong các cơ quan quản lý sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 118 hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp SCIC tiếp nhận chuyển giao từ các bộ/UBND tỉnh thì thực hiện chuyển giao ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp chưa hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm chuyển thành công ty cổ phần như đã được quy định tại Nghị định số 147.

SCIC đề xuất cho phép Tổng công ty thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường (như DATC). Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các doanh nghiệp theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC.

Điều này một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành doanh nghiệp cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và cổ đông.

Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, việc tham gia của DATC vào quá trình mua nợ từ SCIC và tái cơ cấu doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp sớm vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những nút thắt khiến quá trình thoái vốn của SCIC chậm và tắc nghẽn, có thể cũng là những nguyên nhân khiến việc thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp khác đang dậm chân tại chỗ. Với gần 500 doanh nghiệp đang xếp hàng chờ thoái vốn theo quyết định đã được Chính phủ công bố, nếu không khẩn trương có những giải pháp xử lý kịp thời, chậm thoái vốn ngày nào, càng có thêm nguy cơ giảm hiệu quả khi thoái vốn.

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết, căn cứ vào một số văn bản pháp luật mới được ban hành gần đây như Nghị định số 147/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Nghị định số 148/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC ban hành ngày 25/12/2017, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp ban hành ngày 8/3/2018, yêu cầu thực tế về việc tính giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ khi bán cổ phần của SCIC tại doanh nghiệp cũng như việc xem xét, đánh giá các thông lệ quốc tế tiên tiến trong các hoạt động tương tự đã đặt ra yêu cầu về việc sửa đổi Quy chế bán cổ phần tại DN của SCIC.

Việc sửa đổi Quy chế bán cổ phần tại DN của SCIC đã được SCIC triển khai từ cuối năm 2017. Đến nay, dự thảo lần cuối của Quy chế đã được hoàn thiện, hướng tới việc tạo khuôn khổ rõ ràng cho hoạt động thoái vốn tại doanh nghiệp của SCIC trong thời gian tới, đặc biệt là hoạt động thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn, đảm bảo minh bạch và hiệu quả tối ưu cho Nhà nước.

Theo Đầu tư Chứng khoán

  • Cùng chuyên mục
Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 6

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 6

Hiện Dự án cầu Bến Rừng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục, theo kế hoạch, chỉ khoảng một tháng nữa, cầu Bến Rừng và hệ thống đường nối sẽ đưa vào hoạt động.

Sự kiện - 14/05/2024 06:15

Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda French Gates sẽ rời quỹ từ thiện do bà đồng sáng lập cùng với chồng cũ, tỷ phú Bill Gates hơn 20 năm trước và sẽ nhận được 12,5 tỷ USD cho công việc của riêng mình nhằm hỗ trợ cho phụ nữ và các gia đình, bà cho biết hôm thứ Hai, theo Reuters.

Phong cách - 14/05/2024 05:45

Dự kiến tiếp tục thu phí tham quan Vịnh Nha Trang, cao nhất 30.000 đồng/người/lượt

Dự kiến tiếp tục thu phí tham quan Vịnh Nha Trang, cao nhất 30.000 đồng/người/lượt

Tỉnh Khánh Hòa dự kiến sẽ thu phí tham quan Vịnh Nha Trang sau một thời gian tạm dừng, mức phí cao nhất là 30.000 đồng/người/lượt.

Thị trường - 14/05/2024 05:28

Rà roát toàn bộ dự án liên quan Công ty Cây xanh Công Minh tại Quảng Ninh

Rà roát toàn bộ dự án liên quan Công ty Cây xanh Công Minh tại Quảng Ninh

Theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, tỉnh Quảng Ninh sẽ rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị liên quan đến Công ty TNHH Cây xanh Công Minh (có trụ sở tại tỉnh Bình Phước).

Pháp luật - 13/05/2024 20:03

Đà Nẵng thông xe đường vành đai gần 1.500 tỷ đồng sau nhiều năm trễ hẹn

Đà Nẵng thông xe đường vành đai gần 1.500 tỷ đồng sau nhiều năm trễ hẹn

Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng chính thức thông xe sau nhiều năm trễ hẹn.

Đầu tư - 13/05/2024 15:40

Vietjet vừa khai trương đường bay giữa Hà Nội và Hiroshima

Vietjet vừa khai trương đường bay giữa Hà Nội và Hiroshima

Đón hè sôi động, hãng hàng không Vietjet tưng bừng khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima, đường bay thứ tám của Vietjet giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.

Doanh nghiệp - 13/05/2024 15:26

Xem xét kỷ luật cựu Tổng Giám đốc Vinafood II

Xem xét kỷ luật cựu Tổng Giám đốc Vinafood II

Sau khi kiểm tra, UBKT Thành ủy TP.HCM sẽ lập đoàn kiểm tra, xử lý kỷ luật ông Trương Thanh Phong, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) vì đã có khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Vinafood II.

Pháp luật - 13/05/2024 15:26

Học bổng 'Vì trẻ em Việt Nam' đến với học sinh tỉnh Hà Tĩnh

Học bổng 'Vì trẻ em Việt Nam' đến với học sinh tỉnh Hà Tĩnh

60 suất học bổng được Báo Đầu tư trao tận tay đến các em học sinh tại phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện - 13/05/2024 13:26

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu nguyên nhân giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu nguyên nhân giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Thị trường - 13/05/2024 13:22

Bidiphar: Sau tranh cãi thượng tầng, người từng bị loại - ông Tạ Nam Bình làm Chủ tịch

Bidiphar: Sau tranh cãi thượng tầng, người từng bị loại - ông Tạ Nam Bình làm Chủ tịch

Đại hội cổ đông Bidiphar diễn ra ngày 27/4 nóng với việc bầu cử HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029. Ông Tạ Nam Bình bất ngờ bị loại khỏi danh sách bầu cử trình tại đại hội nhưng sau đó đã được đưa vào lại danh sách và trở thành Chủ tịch HĐQT.

Tài chính - 13/05/2024 13:18

Phó cục trưởng C03 được bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Phó cục trưởng C03 được bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Bộ Công an bổ nhiệm Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Sự kiện - 13/05/2024 13:17

Điện lực miền Trung báo lãi năm 2023 giảm gần 6%

Điện lực miền Trung báo lãi năm 2023 giảm gần 6%

Kết thúc năm 2023, Tổng Công ty Điện lực miền Trung ghi nhận doanh thu thuần hơn 48.125 tỷ đồng, tăng 12,8%; song lợi nhuận sau thuế ở mức 381,7 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tài chính - 13/05/2024 12:27

Nữ doanh nhân Việt Nam được trao giải 'Nhà lãnh đạo có tầm nhìn xuất sắc'

Nữ doanh nhân Việt Nam được trao giải 'Nhà lãnh đạo có tầm nhìn xuất sắc'

Anh hùng Lao động Thái Hương với vai trò Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á và Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, là nhà lãnh đạo duy nhất được trao giải Visionary CEO of the Year - Nhà lãnh đạo có tầm nhìn xuất sắc.

Doanh nghiệp - 13/05/2024 12:26

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử

Cuộc cạnh tranh giữa những gã khổng lồ tiền điện tử một thời đã kết thúc tại tòa án liên bang ở Seattle cách đây không lâu, khi người sáng lập Binance Changpeng Zhao bị tòa kết án bốn tháng tù, cây viết MacKenzie Sigalos mở đầu bài viết của mình trên CNBC.

Phong cách - 13/05/2024 11:52

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày, tập trung cho ý kiến đối với các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 7 của Quốc hội.

Sự kiện - 13/05/2024 11:33

Triển vọng từ nhóm ngành dầu khí trong quý II/2024

Triển vọng từ nhóm ngành dầu khí trong quý II/2024

Giá dầu dự báo sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động, điều này khiến giới chuyên gia dự báo trong năm 2024 nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong quý II/2024.

Doanh nghiệp - 13/05/2024 11:00