Việt Nam tiếp tục là trụ cột quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Hoa Kỳ

Nhàđầutư
Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2023 diễn ra ngày 21/11, tại TP.HCM do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.
THIÊN KỲ
21, Tháng 11, 2023 | 14:41

Nhàđầutư
Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2023 diễn ra ngày 21/11, tại TP.HCM do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.

IMG20231121083735

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc Diễn đàn Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 21/11 tại TP.HCM. Ảnh: Kim Ngọc 

Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Hoa Kỳ

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 (cùng kỳ năm ngoái Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7) của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 90,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 83,7 tỷ USD, chiếm 3,6% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh diễn biến kinh tế phức tạp, từ đầu năm đến nay hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng âm. Tập trung vào các nhóm hàng đồ gỗ nội thất, giày dép, quần áo, máy móc thiết bị điện tử thu âm, thu hình… Tuy nhiên, cũng có không ít mặt hàng nằm trong top 15 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng dương. Có thể kể đến như máy móc, thiết bị quang học, đo lường y tế; máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa; các loại máy văn phòng, máy in; dụng cụ thiết bị cầm tay, khí nén thủy lực…

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden chính thức chính thức tuyên bố NÂNG TẦM quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 11/9 vừa qua đã tạo nền tảng vững chắc, giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các trụ cột, trong đó trụ cột kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục đóng vai trò là động lực trung tâm thúc đẩy quan hệ hai nước.

"Những tháng cuối năm 2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã có những tín hiệu tăng trưởng tích cực. Nhiều tập đoàn, kênh phân phối Hoa Kỳ không những tăng cường thu mua hàng hoá mà còn tìm kiếm khả năng thiết lập kênh, trung tâm thu mua hàng hoá tại Việt Nam", đại diện Bộ Công thương cho hay. 

Đại diện phái đoàn Hoa Kỳ, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM khẳng định mối liên kết chặt chẽ của hai nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thịnh vượng chung trong toàn khu vực; đồng thời bày tỏ hy vọng quan hệ song phương ngày càng đạt được nhiều kết quả thực chất, hiệu quả, mang lại lợi ích cho cộng đồng và doanh nghiệp hai nước.

"Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Việc nâng tầm quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang mang lại những cơ hội phát triển kinh tế hai nước. Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp doanh nghiệp Hoa Kỳ, tập trung lĩnh vực bán dẫn, khai khoáng", bà Susan Burns nói.

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực dần phục hồi

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2023 tối đa khả năng xuất khẩu ngành dệt may chỉ đạt khoảng 40 tỷ USD. Mỹ vẫn là thị trường "số 1" của xuất khẩu dệt may Việt Nam với 3 triệu lao động, 4000 doanh nghiệp may các loại.

"Trong 3 quý đầu năm tăng trưởng dệt may chậm lại. Tuy nhiên với hiệu ứng tồn kho hàng hóa toàn cầu giảm thì vào quý IV có tín hiệu tăng trưởng tích cực trở lại. Dẫn ví dụ từ thương hiệu đình đám Nike, lượng đơn hàng trong quý III giảm mạnh nhưng qua quý IV đang tăng trưởng rất nhanh", ông Giang phấn khởi cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Giang hiện nay ngành dệt may đang gặp không ít thách thức trong tăng trưởng xuất khẩu. Cụ thể hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang chịu áp lực rất lớn về chính sách thuế quan cho vấn đề xuất khẩu tại chỗ. 

"Nếu phương thức trước đây làm việc với các nhãn hàng là FOB, thậm chí làm ODM thì bây giờ có những mặt hàng chúng tôi phải chuyển sang làm gia công mà không thể tiến hành làm xuất khẩu tại chỗ được. Bởi vì muốn làm như thế phải đóng mức thuế rất lớn", ông Giang kiến nghị với Bộ Công thương.

Nói thêm về thách thức của ngành dệt may, đại diện Vitas nhấn mạnh hiện nay việc thiếu hụt nguồn cung vẫn là vấn đề nan giải. Cụ thể phần cung thiếu hụt hiện nay đã đáp ứng từ 50-51%. Tuy nhiên 49% nhập khẩu lại là những mặt hàng chiến lược, cốt lõi trong phát triển của ngành. 

"Tôi vừa ký văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Công thương mong muốn sớm giải quyết vấn đề quy hoạch phát triển ngành. Quy hoạch các địa phương làm các khu công nghiệp đạt các chuẩn mực về môi trường để thu hút nhà đầu tư vào phần cung thiếu hụt. Mong sớm được Bộ Công thương trình lên Thủ tướng để được hỗ trợ giải quyết", người đứng đầu Vitas nói. 

Empty

Đơn hàng các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, túi xách đang hồi phục tích cực vào cuối năm. Ảnh: Kim Ngọc

Tương tự dệt may một ngành hàng tỷ USD nữa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng tích cực. 

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso) thông tin rằng hiện nay ngành dệt may da giày Việt Nam chiếm 7% tổng kim ngạch chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu với giá trị xuất khẩu 70 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2030 đạt 100 tỷ USD cả 2 ngành.

"Cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách nhà nước thúc đẩy phát triển thu hút FDI trong duy trì các chuỗi sản xuất lớn như hiện nay. Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần vươn lên. Bởi vì chuỗi cung ứng hiện nay đang được thay đổi theo hướng bền vững, minh bạch và hiệu quả hơn trước. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng sẽ bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng", bà Xuân nhấn mạnh. 

Cũng thông tin về tình hình ngành gỗ xuất khẩu, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội đồ gỗ Bình Dương (Bifa) nói:"chưa bao giờ ngành gỗ tăng trưởng âm sau 30 năm, thông thường là tăng trưởng 2 con số. Nếu 2022 xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam gần 17 tỷ USD (xuất siêu 10 tỷ USD), 60% lượng gỗ xuất khẩu từ rừng trồng trong nước từ cây keo, tràm, cao su. Mục tiêu ban đầu năm 2023 là 18 tỷ USD nhưng tính đến ngay thời điểm hiện tại chỉ mới đạt chỉ gần 11 tỷ USD".

"Kinh tế thế giới đang có vấn đề, các ngành chủ lực khác cũng chịu ảnh hưởng và ngành gỗ cũng thế. Đây là thời điểm để chúng tôi nhìn nhận lại sự thiếu sót những được, mất của ngành gỗ. Cụ thể, lâu nay thị trường nội địa chúng tôi đã bỏ ngõ thì hiện nay đang có xu hướng chúng tôi sẽ dành một phần để quay về. Thêm vào đó trước nay mua bán gỗ thụ động đợi khách hàng. Thì sắp tới sẽ triển khai đẩy mạnh kết nối, tìm kiếm nguồn khách hàng mới thông qua các hội chợ, triển lãm, các buổi xúc tiến giao thương thương mại...", ông Liêm nhấn mạnh.

Đại diện Bifa thông tin thêm, cũng như các ngành hàng khác, ngành gỗ cũng dần có đơn hàng từ quý IV bởi nhu cầu tiêu dùng cho dịp cuối năm tăng cao. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ