Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP

Nhàđầutư
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc thông báo chính phủ nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
TRẦN VÕ
09, Tháng 03, 2021 | 02:56

Nhàđầutư
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc thông báo chính phủ nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

z-1890-1026

Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP.  Ảnh: Internet

Ngày 8/3, theo Tân Hoa xã, phát biểu với các phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết một số quốc gia thành viên cũng đang thúc đẩy các thủ tục để phê chuẩn RCEP, đồng thời hi vọng các nước liên quan có thể đẩy nhanh tiến độ và cuối cùng đạt đủ điều kiện để thỏa thuận này sớm có hiệu lực.

Ông Vương nhấn mạnh rằng RCEP sẽ có hiệu lực khi có ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hiệp định. Theo ông, việc hiệp định này có hiệu lực càng sớm sẽ tạo điều kiện để người dân của các nước tham gia càng sớm được hưởng lợi.

RCEP được khởi động vào năm 2012 theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác ban đầu là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Tuy nhiên đến tháng 11/2019, Ấn Độ đã tạm đứng ngoài hiệp định, qua đó làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 còn 15 quốc gia.

Ngay cả khi không có Ấn Độ, RCEP vẫn là FTA lớn nhất trên thế giới, với GDP chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD, chiếm 47,5% dân số thế giới. Nó bao gồm các nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc cũng như một số nền kinh tế kém phát triển hơn như Lào và Campuchia. Quan trọng hơn, RCEP sẽ đại diện cho các FTA đầu tiên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - các nền kinh tế lớn thứ nhất, thứ hai và thứ tư của châu Á.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực RCEP được ký kết sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời đặt ra các quy tắc về truyền dữ liệu. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các nước thành viên, đặc biệt những nước có quan hệ thương mại lớn và là những đối tác thương mại lớn của nhau.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, các nước liên quan đã mất rất nhiều năm để đàm phán, thương lượng về RCEP và như vậy để thấy rằng, tầm quan trọng của hiệp định này có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng rất nhiều, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy bởi đại dịch COVID-19.

Vì vậy, việc ký kết được RCEP sẽ tạo nên một sức bật mới, một cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực, đặc biệt là các nước tham gia ký kết.

Đánh giá về ý nghĩa của FTA này, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Catherine Wong bày tỏ, việc ký kết RCEP sẽ gửi đi một thông điệp vang dội về sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời thúc đẩy niềm tin vào sự ổn định và hội nhập của nền kinh tế khu vực. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, điều quan trọng đối với ASEAN là phải cho thế giới thấy rằng chúng ta đang mở cửa kinh doanh, với một nền kinh tế ổn định và hội nhập, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.

"Đối với Việt Nam, Hiệp định RCEP khi được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp", Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, RCEP được ký kết và đi vào thực thi sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang 14 thị trường trong khối.

Đối với Việt Nam, RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, với chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25000.00 25020.00 25340.00
EUR 26200.00 26305.00 27477.00
GBP 30643.00 30828.00 31780.00
HKD 3152.00 3165.00 3267.00
CHF 27063.00 27172.00 28006.00
JPY 159.30 159.94 167.23
AUD 15865.00 15929.00 16417.00
SGD 18117.00 18190.00 18723.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17917.00 17989.00 18512.00
NZD   14584.00 15075.00
KRW   17.30 18.88
DKK   3518.00 3646.00
SEK   2265.00 2351.00
NOK   2253.00 2340.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ