Sẽ xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ ra quốc tế

Nhàđầutư
Mục tiêu đến năm 2030 của ngành đường sắt là cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Ưu tiên khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, quan trọng.
NGUYỄN TRI
24, Tháng 08, 2022 | 06:30

Nhàđầutư
Mục tiêu đến năm 2030 của ngành đường sắt là cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Ưu tiên khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, quan trọng.

Xây dựng một số tuyến đường sắt mới

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 là cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế.

Nhiệm vụ ưu tiên là khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, quan trọng.

Cụ thể, xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ; kết nối quốc tế với Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực…

"Vận tải đường sắt liên vận quốc tế phát triển sẽ tạo ra được các chuỗi vận chuyển góp phần đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trong khu vực và thế giới", ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói trong Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN, vừa diễn ra tại Đà Nẵng.

Empty

Đây là lần thứ 5 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN. Ảnh: Nguyễn Tri

Vẫn theo ông Mạnh, định hướng của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian tới là tập trung phát triển vận tải, đặc biệt là vận tải hàng hóa. Đối với vận tải hành khách, Tổng công ty sẽ cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách du lịch và khách đường dài.

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm (cả hàng hóa, hành khách) đã đạt khoảng 77% so với cũng kỳ năm 2019 (thời điểm chưa có dịch bệnh). 

Trong thời gian tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang đề xuất đầu tư cải tạo, nâng cấp các khu ga hàng, vì đây vẫn là 'điểm nghẽn' trong vận tải đường sắt, đặc biệt là vận tải hàng hóa.

Empty

Các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: CTV

"Tại miền Trung, chúng tôi đang đề xuất nâng cấp, xây dựng những khu ga như: Diêu Trì, Kim Liên… trở thành những khu ga hàng hóa lớn và có kho, bãi đạt tiêu chuẩn", ông Mạnh cho biết thêm.

Kết nối ngành đường sắt ASEAN

Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần này tập trung vào thảo luận các vấn đề cùng quan tâm như: Kế hoạch phát triển mạng đường sắt, chiến lược phát triển đường sắt tại các quốc gia thành viên; chia sẻ những kinh nghiệm trong vận hành, quản lý hệ thống đường sắt; bài học từ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới; các chiến lược marketing và vận hành hiệu quả để thích ứng với trạng thái bình thường mới.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh, hội nghị là cơ hội để ngành đường sắt các nước ASEAN, cũng như các đối tác liên quan chia sẻ kinh nghiệm để quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.

Đây còn là dịp để các nước ASEAN tăng cường hợp tác, kết nối khu vực, thể hiện vai trò xương sống của đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, cũng như sự thịnh vượng chung của cộng đồng ASEAN, theo đúng chủ đề “Phục hồi và phát triển".

"Chúng tôi hy vọng hội nghị lần này sẽ là bước khởi đầu đầy triển vọng để các đường sắt trong khu vực ASEAN cũng như các đối tác tăng cường hợp tác, kết nối, hỗ trợ cùng nhau phục hồi và phát triển sau đại dịch", Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị cũng là nơi để các tổ chức quốc tế, các nước có đường sắt phát triển trong khu vực và các nhà sản xuất, cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ, thiết bị chuyên ngành đường sắt cập nhật thông tin về phát triển đường sắt trong khu vực ASEAN, tìm hiểu cơ hội hợp tác và giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đường sắt.

Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN là hoạt động thường niên được ngành đường sắt các nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippine, Thái Lan và Việt Nam) luân phiên tổ chức.

Empty

Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Ảnh: VNR

Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 42 được khai mạc tại TP. Đà Nẵng với sự tham dự của 170 đại biểu và quan sát viên gồm các đại biểu chính thức đến từ đường sắt 8 nước ASEAN.

Theo kế hoạch, Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 42 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2020. Tuy nhiên, việc tổ chức Hội nghị đã bị trì hoãn 2 năm do tác động của dịch bệnh.

Hội nghị sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 23/8 đến 25/8 với chủ đề "Phục hồi và Phát triển". Đây là lần thứ 5 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ