Mặt Trăng rộng mở và cuộc đua tỷ USD của các doanh nhân tiên phong

Nhàđầutư
Với các sứ mệnh Artemis (Artemis missions), Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có mục tiêu đặt nền móng cho những khu định cư đầu tiên của con người bên ngoài Trái Đất, mở đường cho quá trình thuộc địa hóa ngoài hành tinh. Và kinh doanh là cốt lõi trong chiến lược của tổ chức này, theo Insider.
HOÀNG AN
07, Tháng 08, 2023 | 08:27

Nhàđầutư
Với các sứ mệnh Artemis (Artemis missions), Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) có mục tiêu đặt nền móng cho những khu định cư đầu tiên của con người bên ngoài Trái Đất, mở đường cho quá trình thuộc địa hóa ngoài hành tinh. Và kinh doanh là cốt lõi trong chiến lược của tổ chức này, theo Insider.

Nếu có thể, NASA sẽ đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào cuối thập kỷ này, giúp họ trở thành những người đầu tiên đi trên bề mặt Mặt Trăng trong hơn nửa thế kỷ qua.

649da6752f09ac0019ee92e8

Minh hoạ của Insider

Nhưng đây không chỉ là một nhiệm vụ khoa học, bởi lần này, NASA cho rằng điều đó đồng nghĩa với chuyện kinh doanh.

Brendan Rosseau, một giảng viên tại Trường Kinh doanh Harvard, người tập trung nghiên cứu nền kinh tế vũ trụ, nói với Insider: "Ở thời điểm này, điều đó không còn là lý thuyết nữa, nó đang diễn ra".

NASA đang hỗ trợ các công ty tư nhân như SpaceX, Blue Origin, Nokia, Lockheed Martin và General Motors để phát triển các giải pháp cho các sứ mệnh trên Mặt Trăng như mở các chuyến du hành không gian, kinh doanh công nghệ phát trực tiếp trên Mặt Trăng, ứng dụng công nghệ GPS trên Mặt Trăng, v.v...

Thị trường mới này, trị giá hơn 100 tỷ USD, có thể thay đổi cuộc chơi của nhân loại.

Prachi Kawade, nhà phân tích cấp cao tại NSR, một công ty nghiên cứu và tư vấn tập trung vào thị trường vũ trụ, cho biết: "Chắc chắn Mặt Trăng sẽ là một ngành kinh doanh lớn".

Artemis không phải là Apollo 2

"Những thứ mà NASA đang nhắm đến là "những điều chưa từng được thực hiện trước đây", Rosseau cho biết.

62879e3f577b8a001827b7b1

Minh họa của một nghệ sĩ về các hoạt động khai thác trong một căn cứ trên mặt trăng. Ảnh ESA - P. Carril

Trong khi các sứ mệnh Apollo của thập niên 60 và 70 có mục tiêu là muốn xem liệu con người có thể lên tới Mặt Trăng hay không, thì các sứ mệnh của Artemis là muốn đưa con người lên sống trên Mặt Trăng, làm việc và xây dựng trên đó.

Lúc đầu, các nhiệm vụ trên Mặt Trăng có thể bị giới hạn trong vài tuần hoặc vài tháng trong một căn cứ trên Mặt Trăng. Nhưng cuối cùng, tham vọng của tổ chức này là biến Mặt Trăng trở thành một trung tâm hoạt động của con người và phát triển Mặt Trăng trở thành một điểm dừng chân trên đường tới Sao Hỏa.

Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại trong suốt chặng đường và NASA nhận thức được điều đó.

Steve Creech, phó quản trị viên phụ trách chiến dịch Artemis, nói với Insider: "Chúng tôi muốn muốn hướng tới một chuỗi các hoạt động thương mại, nhằm xây dựng cuộc sống và tạo môi trường làm việc cho con người trong không gian".

Kiếm tiền nhờ khai thác Mặt Trăng

Cuối cùng, điểm thu hút thương mại chính của mặt trăng là tiềm năng "sử dụng tài nguyên tại chỗ", Creech nói. Điều này có nghĩa là tìm cách khai thác nguồn lực tài nguyên trên Mặt Trăng.

64c518d2cf07780019671a36

Bước chân của một phi hành gia được nhìn thấy trong regolith trên bề mặt của mặt trăng. Ảnh NASA AS11-40-5877

Một tài nguyên thú vị về mặt thương mại có tên là regolith, tên khoa học của bụi mặt trăng. Khai thác tài nguyên này có thể lấy được helium-3, một phân tử hiếm không có phóng xạ, có thể được sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch để tạo ra năng lượng sạch trên Trái đất, hoặc cũng có thể được sử dụng để xây dựng trên mặt trăng. Trung Quốc cho biết họ muốn xây dựng trạm mặt trăng của mình bằng đá regolith.

Ngoài ra, con người cũng có thể khai thác trên Mặt Trăng các nguyên tố đất hiếm mà các thiên thạch đâm vào Mặt Trăng để lại từ hàng thiên niên kỷ trước. Kawade cho biết những thứ này có thể được khai thác để chế tạo các thiết bị điện tử.

Nhưng tài nguyên hấp dẫn nhất của Mặt Trăng cho đến nay là nước. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những vùng chứa nước gần các cực của Mặt Trăng có thể được chiết xuất và biến thành nhiên liệu để kéo dài các sứ mệnh trên Mặt Trăng hoặc để lấp đầy tên lửa trên đường tới Sao Hỏa, vẫn theo Kawade.

"Vì vậy, Mặt Trăng sẽ trở thành một điểm dừng chân trên đường tới sao Hỏa", Kawade nói.

Kawade cho biết, có lẽ ít nhất một thập kỷ nữa chúng ta mới có thể cử người hoặc rô-bốt khai thác trên bề mặt Mặt Trăng, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người chưa kiếm được tiền khi họ đặt nền móng cho doanh nghiệp này.

Kawade cho biết: "Chúng tôi đang nói về cơ hội trị giá 137 tỷ USD trong 10 năm tới và chúng tôi ước tính khoảng hơn 400 nhiệm vụ sẽ được triển khai trong thời gian này".

NASA muốn 'kinh doanh Mặt Trăng'

Artemis là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm trao quyền cho lĩnh vực thương mại trong việc khám phá không gian, một động thái do một tổng thống Hoa Kỳ, khi đó là George W. Bush khởi xướng vào những năm 2000. Ông yêu cầu NASA đặt khu vực tư nhân vào trung tâm chiến lược của mình sau khi dừng chương trình tàu con thoi.

64c51905048ff200190d89ac

Sự phân bố của lớp băng bề mặt ở cực nam (trái) và cực bắc (phải) của mặt trăng. Ảnh NASA

Rousseau cho biết kể từ đó, NASA đã phát triển một "tư duy ưu tiên thương mại thực sự". Cơ quan hiện trao hợp đồng cho các tác nhân tư nhân để cung cấp sản phẩm, chẳng hạn như tên lửa, tàu đổ bộ hoặc dịch vụ, dựa trên một số tiền nhất định.

Điều này có nghĩa là NASA có thể giới hạn chi phí nghiên cứu và phát triển của chính mình, trong khi các công ty có thể chấp nhận rủi ro trong việc phát triển công nghệ đầy tham vọng vì họ có NASA là một khách hàng.

Rosseau nói: "Đó là một phần trong kế hoạch của họ trong lĩnh vực thương mại. Nó tạo ra sự cạnh tranh. Nó tạo ra động lực cho các công ty làm mọi thứ một cách đáng tin cậy và rẻ nhất có thể", ông nói.

Theo Rosseau, mô hình này đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Ông lập luận rằng các công ty như Blue Origin và SpaceX có thể sẽ không tồn tại nếu không có tham vọng lên mặt trăng của NASA.

Có tiền để đưa con người lên định cư trên Mặt Trăng 

Bạn không thể khai thác trên mặt trăng nếu không có cơ sở hạ tầng phù hợp. Và những người muốn xây dựng điều này đang bắt đầu thấy dòng tiền tiền đổ đến.

64c51ba7cf07780019671b25

Một tàu con thoi được phóng vào vũ trụ vào năm 1994. Ảnh NASA

Có một cách để hỗ trợ các sứ mệnh dài hạn là tìm cách thực hiện các chuyến giao hàng từ Trái Đất lên Mặt Trăng với giá rẻ.

NASA đã và đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các tàu đổ bộ rô-bốt có thể vận chuyển hàng hóa và dịch vụ lên mặt trăng thông qua chương trình Dịch vụ Thương mại Vận tải Mặt Trăng (Commercial Lunar Payload Services), hay còn gọi là chương trình CLPS.

Công ty chế tạo người máy và hàng không vũ trụ Pittsburg Astrobotic Technology là một trong những công ty đóng vai trò chính trong chương trình CLPS. Công ty này đã giành được một hợp đồng trị giá 320 triệu USD để cung cấp một số thiết bị vận tải cho NASA.

Một thiết bị vận tải như vậy có tên VIPER (Xe tự hành thám hiểm vùng cực), sẽ được chuyển đến cực nam của Mặt Trăng vào năm 2024. Robot này sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết của băng nước trên Mặt Trăng.

Intuitive Machines, một công ty thám hiểm không gian có trụ sở tại Texas, cũng đã giành được hợp đồng trị giá 77 triệu USD từ NASA cho ba nhiệm vụ vận tải, hai trong số đó sẽ được giao trong năm nay.

Một trong số đó là máy khoan Polar Resources Ice Mining Experiment-1 (PRIME-1), nhằm kiểm tra băng bên dưới bề mặt Mặt Trăng. Theo NASA, đây sẽ là nhiệm vụ khai thác và sử dụng tài nguyên tại chỗ đầu tiên trên Mặt Trăng.

Các phi hành gia cũng sẽ cần điện. Kế hoạch là xây dựng lưới điện bằng cách đưa các lò phản ứng điện hạt nhân lên Mặt Trăng. Lockheed Martin là một trong những công ty đang thực hiện đề xuất ý tưởng này.

NASA cũng đang tìm cách phát triển các chuyến du hành phù hợp trên Mặt Trăng. General Motors đang hợp tác với Lockheed Martin để phát triển một chiếc xe tự hành chạy bằng pin có thể di chuyển xa hơn nhiều so với những chiếc được sử dụng trong thời kỳ Apollo.

Một điều kiện tiên quyết khác để định cư lâu dài là điều hướng và thông tin liên lạc. Không có GPS hoặc Wi-Fi xung quanh hoặc trên Mặt Trăng. Điều đó có nghĩa là các nhiệm vụ dựa vào sự giám sát liên tục của các kỹ sư trên Trái Đất, điều này sẽ nhanh chóng trở nên không bền vững khi hàng trăm nhiệm vụ được lên kế hoạch thực hiện trong thập kỷ tới.

Để lấp đầy khoảng trống đó, NASA đã trao hợp đồng trị giá 14 triệu USD cho Nokia để đưa Internet lên Mặt Trăng. NOKIA đặt mục tiêu đưa mạng 4G lên Mặt Trăng vào năm 2024.

'Đưa tôi lên mặt trăng'

Tuy nhiên, phần sinh lợi nhất của thị trường mặt trăng cho đến nay lại là lĩnh vực phát triển tên lửa, Kawade, người đứng đầu nhóm lập báo cáo thị trường Mặt Trăng của NSR, cho biết.

64c51e3f048ff200190d8bbd

Hình minh họa Xe tự hành khám phá vùng cực (VIPER) của NASA trên bề mặt mặt trăng. Ảnh NASA Ames/Daniel Rutter

NASA đã xây dựng hệ thống của riêng mình cho các nhiệm vụ Artemis Mặt Trăng sắp tới, đó là siêu tên lửa cho Hệ thống Phóng Không gian (SLS) với tàu vũ trụ Orion. Nhưng cơ quan này đã giao việc phát triển hệ thống hạ cánh cho con người (HLS), hệ thống sẽ đưa các phi hành gia từ quỹ đạo của mặt trăng lên bề mặt mặt trăng, cho các công ty tư nhân.

SpaceX của Elon Musk đã dẫn đầu trong cuộc đua giành gói thầu này, với các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để phát triển HLS cho các sứ mệnh Artemis III và IV của NASA.

Trong hồ sơ dự thầu, Elon Musk hứa sẽ giảm chi phí phóng và làm ra tên lửa có thể tái sử dụng, điều này có thể làm giảm chi phí cho các nhiệm vụ vũ trụ trong tương lai.

Các hợp đồng của NASA cũng thúc đẩy sự phát triển của dự án siêu tên lửa công suất lớn Starship, dự án tham vọng nhất của SpaceX.

Có một nhược điểm: mặc dù Starship rất quan trọng đối với các nhiệm vụ sắp tới của NASA, nhưng tên lửa vẫn chưa bay thành công vào quỹ đạo. Trên thực tế, nó đã nổ tung trong lần ra mắt đầu tiên vào tháng Tư vừa rồi.

Tuy nhiên, NASA không đặt tất cả vào SpaceX. Blue Origin gần đây đã giành được hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD cho thiết bị phóng đưa người lên Mặt Trăng Artemis V của NASA, một chiến thắng cho công ty vốn đã thua thầu trước đó với SpaceX.

Hợp đồng sẽ thúc đẩy sự phát triển của dự án siêu tên lửa New Glenn của Blue Origin.

Ngay cả tàu vũ trụ SLS của NASA, vốn được chế tạo và phát triển nội bộ, một di tích của phương pháp phát triển tên lửa cũ của NASA, cũng đã mang lại nhiều tiền cho khu vực tư nhân.

Lockheed Martin đã được trao một hợp đồng trị giá 2,7 tỷ USD và một phần mở rộng trị giá 1,9 tỷ USD khác để cung cấp sáu tàu vũ trụ Orion cho các sứ mệnh Artemis III đến VIII.

Bỏ 'bao cấp' trước thời điểm 2030

Tại thời điểm này, NASA vẫn là khách hàng nổi bật nhất trên thị trường Mặt Trăng. Nếu Chính phủ Hoa Kỳ quyết định rút lại sự hỗ trợ cho các nhà đầu tư tư nhân trong tương lai, thì có thể thị trường Mặt Trăng sẽ không thể tồn tại nữa.

64c52236cf07780019671e6e

Đây là tương lai của việc thám hiểm mặt trăng có thể sẽ như thế nào, nếu các mạng điện thoại được đưa đến đó. Minh họa của peepo/NASA

Kawade cho biết, đầu tư tư nhân vào thăm dò và khai thác ngoài hành tinh chỉ mới mới bắt đầu, những điều này rất đáng khích lệ.

Chẳng hạn, AstroForge, một công ty khởi nghiệp khai thác tiểu hành tinh ở California, đã huy động được 13 triệu USD vốn tư nhân cho hai nhiệm vụ sắp tới.

Lunar Outpost, một công ty công nghệ vũ trụ từ Colorado, đã huy động được 12 triệu USD đầu tư hạt giống để phát triển công nghệ và máy thám hiểm mặt trăng.

Tuy nhiên, nếu thị trường muốn tự duy trì, các công ty sẽ cần tìm khách hàng khác để mua những gì họ đang bán trên Mặt Trăng và không rõ liệu có ai phá vỡ mô hình kinh doanh này hay không, Rosseau nói.

Tuy nhiên, Rosseau dự đoán, 'điểm bùng cháy' này có thể xảy ra vào giữa những năm 2030.

Ông nói: "Tôi nghĩ điều thực sự khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp phấn khích là nhìn thấy những cơn gió ngược khổng lồ khi nói đến hoạt động của Mặt Trăng".

Kawade cho biết liệu thị trường Mặt Trăng có thể tồn tại mà không có NASA hay không có thể vẫn còn khó đoán. Bà nói: "Trên đường đến Mặt Trăng, các công ty có khả năng khám phá ra những công nghệ có thể sinh lợi trên Trái Đất".

Nối tiếp mô hình của NASA, nhiều nước khác cũng đã bắt đầu kết nối khu vực tư nhân với các chương trình khám phá không gian của họ, trong đó có các cơ quan vũ trụ của Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Chào mừng đến với cuộc đua không gian 

Tiền không phải là động lực duy nhất thúc đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh đưa doanh nghiệp lên mặt trăng. Rosseau cho biết có những động cơ chính trị mạnh mẽ đã thúc đẩy Hoa Kỳ muốn đạt được điều đó trước Trung Quốc.

64ca5c07ce6977001984395b

Starship vài phút trước khi phóng vào ngày 17 tháng 4 năm 2023. Ảnh SpaceX

"Đó là một sự thật: Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian", Bill Nelson, quản trị viên của NASA, nói với Politico hồi tháng Giêng.

Ông nói thêm: "Tốt hơn hết, chúng ta nên coi chừng việc họ đến được một nơi như Mặt Trăng dưới vỏ bọc nghiên cứu khoa học. Và có thể sẽ có lúc họ nói: "Tránh ra, chúng tôi đang ở đây, đây là lãnh thổ của chúng tôi".

Hơn 24 quốc gia thám hiểm không gian đã ký Hiệp định Artemis của Hoa Kỳ, một bộ quy tắc do NASA soạn thảo để hợp tác quốc tế trên mặt trăng.

Trung Quốc không phải là một trong số họ. Quốc gia này đã đặt ra con đường độc lập lên mặt trăng, theo đó họ đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cơ quan vũ trụ ở Nga, Mỹ Latinh và Trung Á.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn thống trị các hoạt động không gian. Quốc gia này có nhiều vệ tinh hoạt động nhất trên quỹ đạo, với 3.433 vệ tinh so với 541 của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng có nhiều ngân sách hơn, khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 so với khoảng 16 tỷ USD của Trung Quốc, Svetla Ben-Itzhak, trợ lý giáo sư tại Đại học Hàng không ở Pakistan, trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên Insider, đã nói. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang tích cực hướng tới Mặt Trăng. Quốc gia này đã cố gắng thực hiện 55 lần phóng tên lửa đưa tàu vụ trụ lên Mặt Trăng vào năm 2021, nhiều hơn 4 lần so với Mỹ, theo Ben-Itzhak.

Đây cũng là quốc gia đầu tiên đưa tàu vũ trụ lên phía xa của Mặt Trăng vào năm 2019 và đã phóng trạm vũ trụ của riêng mình lên quỹ đạo, trước khi Trạm vũ trụ quốc tế sắp hết hạn sử dụng.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là những bên ký kết Hiệp ước ngoài vũ trụ, có nghĩa là họ đã đồng ý rằng không quốc gia nào có thể quân sự hóa hoặc tuyên bố chủ quyền đối với mặt trăng. Nhưng vẫn có "lợi thế của người đi trước" đáng kể đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đến đó trước, Rousseau nói.

Ví dụ, một vấn đề là khả năng tương tác giữa các cơ sở hạ tầng. Trong khi NASA đang làm việc với các nước để phát triển một ngôn ngữ có thể được sử dụng trên tất cả các thiết bị mặt trăng, Trung Quốc lại không tham gia. Nếu Trung Quốc đến đó trước, quốc gia này có thể đặt ra một tiêu chuẩn khác, làm hỏng nỗ lực của các đồng minh Hoa Kỳ.

Rousseau nói: "Có một động lực thực sự cho việc này, bất cứ ai đạt được điều đó sẽ viết ra các quy tắc cơ bản cho cuộc chơi tương lai".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ