'Kẻ thắng, người thua' trong cuộc khủng hoảng giá dầu trên thế giới
Với tầm quan trọng chiến lược của dầu đối với cả các nước sản xuất và tiêu thụ, việc giá dầu tăng mạnh sẽ tạo ra tác động lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, đặc biệt trong bối cảnh hỗn loạn và thay đổi nhanh chóng với những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch và các lệnh trừng phạt.

Nền kinh tế Mỹ đang hưởng lợi từ việc giá dầu tăng khi nước này ngày càng gia tăng sản lượng. Ảnh: AFP.
Tác động lan tỏa từ rủi ro địa chính trị đang khiến giá dầu tăng đáng kể cùng với sự biến động cao hơn. Trong khi các nước sản xuất dầu (bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ), dự kiến sẽ được hưởng lợi từ giá dầu tăng, một số nước khác phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu dầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả chính Mỹ trong ngắn hạn.
Ai sẽ bị ảnh hưởng?
Trước hết, đối với Mỹ, giá dầu tăng là con dao hai lưỡi và việc vượt qua tác động của các lệnh trừng phạt đối với người tiêu dùng sẽ là thách thức chính. Một mặt, nền kinh tế Mỹ đang hưởng lợi từ việc giá dầu cao hơn khi nước này ngày càng gia tăng sản lượng do muốn độc lập về năng lượng.
Việc tăng tốc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí cũng như dọc theo chuỗi cung ứng đã giúp Mỹ trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Giá dầu cao hơn cũng đang giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu dầu đá phiến của Mỹ và đầu tư ra nước ngoài ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn nhập khẩu hơn 10 triệu thùng/ngày. Giá dầu tiếp tục tăng hoặc chứng kiến những biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, tiêu dùng của khu vực phi dầu mỏ và các hộ gia đình.
Khả năng chống chịu của Mỹ sẽ phụ thuộc vào động thái tăng sản lượng của các nhà sản xuất cũng như đồng minh chủ chốt trong OPEC.

Nga là nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên số 2 thế giới và là như nước đóng vai trò chủ chốt tại OPEC+. Ảnh: CNN.
Đối với hầu hết các nước sản xuất dầu, lợi ích của việc giá cao hơn có thể rất đáng kể. Các nhà xuất khẩu dầu lớn ở Trung Đông và châu Phi, châu Mỹ Latinh (Colombia, Brazil) sẽ thấy doanh thu xuất khẩu tăng đáng kể. Vị thế tài chính trong tài khoản vãng lai của các nước này được cải thiện và lợi nhuận trong lĩnh vực năng lượng sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng Nga hiện là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, với lượng dầu và các sản phẩm tinh chế xuất khẩu đạt khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu.
Theo các chuyên gia, mặc dù Mỹ và châu Âu đang dần 'xa lánh' dầu của Nga, song chính điều này lại khiến nguồn cung trên thị trường bị hạn chế, và đẩy giá dầu lên mức cao kỷ lục.
Khi đó, do là nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên số 2 thế giới cũng như nước đóng vai trò chủ chốt tại OPEC+, vị thế của Nga sẽ ngày càng được gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn cung khác chưa thể nhanh chóng thay thế 'lỗ hổng' mà Nga để lại.
Về phần mình, trong nhóm sản xuất dầu, Venezuela lại là một trường hợp ngoại lệ. Nền kinh tế của nước này có thể sẽ tồi tệ hơn nữa ngay cả khi giá dầu tăng.
Mặc dù nắm giữ trữ lượng dầu đã được chứng minh là lớn nhất trên thế giới, song sự can thiệp của nhà nước và quản lý yếu kém đã làm suy yếu ngành và làm giảm nghiêm trọng sản lượng dầu của Venezuela.
Sau khi nằm trong số các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ, Venezuela đã không thể tiếp tục phục vụ cho nhiều khách hàng của mình. Phần lớn lượng dầu mà công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA đang sản xuất đều được phân bổ cho tiêu dùng trong nước và để trả nợ cho Trung Quốc và Nga.
Sản lượng giảm mạnh thậm chí buộc Venezuela phải nhập khẩu dầu từ Nga. Với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các khoản vay từ Trung Quốc và Nga để duy trì sản xuất, khả năng thu lợi từ việc giá dầu tăng của Venezuela sẽ còn bị hạn chế.

rung Quốc chiếm gần 10% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu. Ảnh: SCMP
Châu Á-Thái Bình Dương chịu tác động lớn nhất
Ngược lại, giá dầu cao hơn sẽ ảnh hưởng đến các nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu thô. Vị thế tài chính của những nước này sẽ kém đi, đồng tiền suy yếu và lạm phát tăng cao. Điều này sẽ đe dọa đến khả năng phục hồi kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID.
Theo đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì nhu cầu dầu của khu vực này chiếm hơn 35% tổng lượng tiêu thụ của thế giới. Trong khi Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn nhất, mức độ ảnh hưởng của các nước châu Á khác đối với giá dầu cao vẫn ở mức nguy hiểm, đặc biệt là ở Ấn Độ, Philippines...
Trước đây, dầu giá rẻ và việc tiếp tục cải cách đã giúp các quốc gia này đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại rằng giá dầu cao hơn sẽ đe dọa những thành tựu đó do họ phải chịu nhiều chi phí hơn, đồng thời cố gắng đối phó với tác động của lạm phát.
Là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, những lo ngại về an ninh năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ xuất hiện và định hình phản ứng chính sách của nước này. Trung Quốc chiếm gần 10% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Giá dầu thấp trong giai đoạn 2014-2017 đã giúp thúc đẩy chi tiêu của người dân Trung Quốc, giảm chi phí kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng. Giá năng lượng cao hơn có thể đảo ngược xu hướng này, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Trung Quốc và làm giảm tiêu dùng tư nhân.
Đây sẽ là vấn đề gây cản trở cho kế hoạch của Bắc Kinh trong việc hướng nền kinh tế Trung Quốc tới mô hình tăng trưởng dựa trên dịch vụ và tiêu dùng.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ sử dụng sức mua của mình để khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nhằm thu lợi. Trong quá khứ, Sinopec, nhà máy lọc dầu nhà nước lớn nhất của Trung Quốc, đã giảm mua từ Ả Rập Xê Út khi nước này tăng giá.
Tiến sĩ David Zweig - giám đốc của Transnational China Consulting, cho hay: "Trung Quốc có thể nhận được dầu giá rẻ, khi Nga đánh mất thị trường của mình ở châu Âu. Giá dầu thế giới có thể tăng, nhưng không phải là đối với Trung Quốc. Điều này đã xảy ra vào năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea".
Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt cũng sẽ củng cố sự tập trung của Trung Quốc đối với việc giảm phụ thuộc vào dầu, như đầu tư vào ngành xe điện và năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Trong khu vực MENA (khu vực Trung Đông/Tây Nam Á với khu vực Bắc Phi), việc giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực của các quốc gia đang trong quá trình loại bỏ dần các khoản trợ cấp năng lượng như Ai Cập, Jordan, Lebanon, Morocco và Tunisia.
Khi giá dầu tăng cao, áp lực lạm phát cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng ngân sách, khiến việc thực hiện cải cách cơ cấu khó đạt được hơn và gây ra sự bất ổn trong xã hội, đặc biệt là ở Jordan và Tunisia.

Giá dầu tăng cao sẽ làm giảm GDP khu vực đồng euro xuống 0,6%. Ảnh: Reuters.
Quay trở lại với châu Âu, việc giá năng lượng, dầu khí tăng cao và kéo dài liên tục cũng sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế trong khu vực và tiếp tục đẩy lạm phát lên vào năm 2022.
Diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của châu Âu vốn sử dụng nhiều năng lượng với chi phí sản xuất cao và có khả năng sẽ làm tăng giá các mặt hàng khác, bao gồm cả thực phẩm.
Theo nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs, việc giá dầu tăng cao sẽ làm giảm GDP khu vực đồng euro xuống 0,6% cũng như ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng.
Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong những quốc gia gặp rủi ro cao nhất khi giá dầu tăng mạnh. Sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào nhập khẩu dầu đang là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt kép lớn của đất nước.
Theo Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu tài trợ bên ngoài hàng năm của nước này đã vượt quá 180 tỷ USD mỗi năm, gây ra rủi ro tái cấp vốn lớn trong bối cảnh các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt. Do đó, giá dầu cao hơn sẽ gây thêm áp lực lên đồng nội tệ.
- Cùng chuyên mục
Rời khỏi 'ngôi nhà' TTC Group, AgriS lập đại bản doanh mới?
TTC AgriS (AgriS, HOSE: SBT) vừa đưa vào vận hành AgriS Building - trụ sở 'xanh' đạt chuẩn LEED Gold, đánh dấu bước ngoặt rời khỏi 'ngôi nhà chung' TTC Group.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 16:25
The Cosmopolitan điểm đến của dòng tiền thông minh ở trái tim Global Gate Cổ Loa
Trong làn sóng dịch chuyển dòng tiền về những cực tăng trưởng mới, The Cosmopolitan nổi lên như biểu tượng sống động cho một trung tâm tài chính hiện đại tại Thủ đô. Sở hữu hệ sinh thái “full options” hiếm có cùng tiềm năng gia tăng giá trị rõ rệt, dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư và cư dân trẻ thành đạt.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 14:30
Mỹ-Anh 'chốt deal', giá dầu, chứng khoán cùng Bitcoin bay cao
Việc công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Anh kể từ khi chính quyền Trump tuyên bố áp thuế quan cao đã giúp chứng khoán Mỹ, giá dầu cùng Bitcoin thăng hoa.
Thị trường - 09/05/2025 11:53
Cuộc thi 'Lướt sóng Phái sinh' của DNSE thu hút hơn 16.000 nhà đầu tư sau một tháng khởi tranh
Sau một tháng tranh tài, cuộc thi "Lướt sóng Phái sinh 2025" của Chứng khoán DNSE đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự tham gia của hàng chục nghìn nhà đầu tư, tạo nên một sân chơi đầy kịch tính và hấp dẫn.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:46
35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank - Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số
Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:45
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam
Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày, về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:44
Đại diện Thương mại Mỹ: Đàm phán thương mại với Việt Nam 'hiệu quả'
Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ cũng để ngỏ khả năng không đạt được một thỏa thuận với Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia châu Á nào khác.
Thị trường - 09/05/2025 09:01
Có gì bên trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh mà ông Trump ca ngợi?
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco cho rằng thỏa thuận này không chỉ mang tính biểu tượng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, mà còn đặt nền móng cho các cuộc đàm phán kế tiếp với các quốc gia khác.
Thị trường - 09/05/2025 06:55
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ
Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao
Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 08/05/2025 09:31
Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025
Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22
Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam
Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04
Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.
Thị trường - 08/05/2025 06:30
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago