GS Chu Hảo: Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội hơn là nguy cơ cho Việt Nam

MẠNH BÔN
18:09 01/05/2017

Theo GS-TSKH Chu Hảo, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng khoa học - công nghệ và giáo dục phải thực sự quyết tâm, thực sự hành động, thì Việt Nam mới tận dụng được cách mạng công nghiệp 4.0, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế với các nước đi trước.

cong-nghiep-40-mang-lai-nhieu-co-hoi-hon-la-nguy-co-cho-viet-nam1493516206

GS. TSKH Chu Hảo

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến khái niệm "công nghệ tri thức", "cách mạnh công nghiệp 4.0", "kinh tế chia sẻ". Thưa giáo sư, nên hiểu về các khái niệm này thế nào?

Nội dung cốt lõi của những khái niệm này là, các công nghệ mới có hàm lượng trí tuệ cao đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, khái niệm “cách mạng công nghiệp 4.0” có vẻ như đang là “thời thượng”, đôi khi gây ra những ngộ nhận không cần thiết.

Thực ra, “cách mạng công nghiệp 4.0” chỉ là tên gọi có tính biểu trưng cho một cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ tư đang diễn ra từ đầu thiên niên kỷ này, sau 3 cuộc cách mạng công nghiệp là cơ khí hóa, điện khí hóa và tin học hóa. Trước đó, việc phát minh động cơ hơi nước (năm 1784) đã đánh dấu sự cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, khởi đầu của kỷ nguyên sản xuất cơ khí thay thế hệ thống kỹ thuật cũ của thời đại nông nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai bắt đầu khi phát minh ra động cơ điện và sử dụng năng lượng điện để tạo ra nền sản xuất với các dây chuyền lắp ráp (năm 1870). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đánh dấu từ năm 1969 khi con người phát minh ra máy tính, Internet, nên cũng được gọi là cuộc cách mạng số. Đây là thời kỳ mà máy móc tự động hóa thay thế phần lớn công việc của con người.

Loài người đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với sự xuất hiện và kết hợp thông minh của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, mạng di động, Internet vạn vật, điện toán đám mây... Có thể gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng “số hóa thông minh”. Sản phẩm quan trọng nhất của cuộc cách mạng này có lẽ là thế hệ người máy có trí tuệ nhân tạo.

Cách mạng công nghiệp 4.0 nghe có vẻ rất vĩ mô, nhưng thực tế đã hiện diện hàng ngày trong cuộc sống, như gọi taxi Uber, Grab, thanh toán qua mạng, phẫu thuật bằng robot… Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là mang thế giới ảo và thế giới thực xích lại gần nhau.

Qua mỗi cuộc cách mạng, máy móc thay thế con người nhiều hơn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn đầu tư và lao động giá rẻ, nhiều người lo ngại, công nghiệp 4.0 là nguy cơ cho nền kinh tế Việt Nam?

Theo tôi, công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội hơn là nguy cơ cho Việt Nam, nếu ngay từ bây giờ tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỷ luật lao động tốt, bởi công nghiệp 4.0 không cần nguồn nhân lực chất lượng thấp, thứ mà Việt Nam đang thừa.

Phân khúc chuỗi giá trị trong nền kinh tế công nghiệp 4.0 không “khốc liệt” như trong nền kinh tế “đại công nghiệp sản xuất hàng loạt”. Nền công nghiệp 4.0 thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần ý tưởng sáng tạo hơn là vốn. Gần đây, hoạt động khởi nghiệp (start-up) đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam, Nhà nước cũng có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động này. Động thái đó cho thấy, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia đã tận dụng rất tốt sự phát triển của khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế. Giáo sư có thể nêu ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, chỉ nước nào hội đủ 3 điều kiện mới tận dụng được những lợi ích cực kỳ to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp. Ba điều kiện đó là có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, có cạnh tranh lành mạnh và hợp tác quốc tế hiệu quả. Nòng cốt của nền kinh tế là các công ty khởi nghiệp, với ý nghĩa là các công ty thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ và ý tưởng kinh doanh mới một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Có một nền khoa học - công nghệ vững mạnh dựa trên nền tảng một nền giáo dục tiên tiến, gắn liền với chính sách sử dụng nhân tài đúng đắn và hợp lý.

Như vậy, theo tôi, chỉ khi nào Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng khoa học - công nghệ và giáo dục cùng có quyết tâm chính trị thực hiện 3 yêu cầu nói trên, thì Việt Nam mới tận dụng được cách mạng công nghiệp 4.0, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế với các nước đi trước.

Mặt trái của sự phát triển khoa học - công nghệ là làm xói mòn giá trị truyền thống. Chẳng hạn, thay vì đến thăm hỏi nhau, người ta sử dụng điện thoại, email, chat, Zalo, messenger; lớp trẻ ngày càng ít hiểu biết về lịch sử, văn hóa truyền thống... Thưa giáo sư, làm thế nào vừa tận dụng sự phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc?

Cùng với tiến bộ khoa học - công nghệ, sản phẩm vật chất ngày càng nhiều, thì văn minh tinh thần, giá trị truyền thống, đạo đức ngày càng đi xuống. Điều này là sự thật hiển nhiên, không thể phủ nhận.

Loài người sắp chế tạo được robot thông minh “gần bằng người”, không phải chỉ thay thế con người cơ bắp, mà còn có thể thay thế hầu hết chức năng của bộ não người như GS. Stephen Hawking (nhà vật lý học hàng đầu thế giới hiện nay) đã cảnh báo.

Con người sắp sửa di cư đến một hành tinh khác, có thể ở ngoài hệ mặt trời hoặc xa hơn… Nhưng đồng thời, ở khắp nơi trên thế gian này, cái ác đang lấn át cái thiện, văn hóa - đạo đức xã hội đang xuống cấp một cách nguy hiểm. Mọi nền văn hóa của các dân tộc đều phải đối mặt với thảm trạng đó. Chỉ dân tộc nào “khôn ngoan” và bản lĩnh mới tận dụng sự phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.

Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là điểm tựa tinh thần vững chãi cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách của các cuộc “xâm lăng” văn hóa, tư tưởng từ bên ngoài, nhưng làm thế nào để có đủ tố chất tạo nên sự khôn ngoan và bản lĩnh trong thời đại ngày nay có lẽ vẫn là một nỗi băn khoăn, trăn trở.

Người Việt được đánh giá là thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Thưa giáo sư, làm thế nào khai thác "mỏ tri thức" trong mỗi con người Việt Nam nhằm tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế?

Cách nay hơn một thế kỷ, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) là người Việt Nam đầu tiên nhận ra rằng, dân tộc ta đã lạc hậu so với thế giới tiên tiến hẳn một thời đại văn minh. Chắc nhà cách mạng họ Phan đã tự vấn, vì sao với khoảng 4.000 năm văn hiến, mà đến tận đầu thế kỷ XX, người Việt không nghĩ ra và tạo được được cái bánh xe bò? Ta phải biết xấu hổ vì điều đó và cần làm gương để các thế hệ trẻ phải biết khiêm tốn hơn, học hành nghiêm túc hơn và nhất là phải có tinh thần học thuật và tư duy sáng tạo.

Không thể có nền kinh tế 4.0 dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ lạc hậu. Không thể có nền khoa học - công nghệ phát triển dựa trên nền tảng nền giáo dục, đào tạo lạc hậu! Muốn phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, trước hết, phải có một cuộc cách mạng giáo dục - đào tạo triệt để mới thay đổi được thảm trạng giáo dục hiện nay. Nếu ngành giáo dục - đào tạo cứ tiếp tục “đổi mới nửa vời”, tiếp tục vẽ ra hết “siêu dự án” này đến “siêu chương trình” khác, chưa làm xong, chưa tổng kết dự án này, chương trình kia đã vội vàng bắt đầu dự án khác, chương trình nọ, thì nền giáo dục rơi vào lạc lối, hỗn loạn và sản phẩm của nó là nguồn nhân lực khó có thể đạt chất lượng cao, đáp ứng cho sự phát triển của giai đoạn tới.

Điều mà chúng ta thường tự nhận là thông minh, cần cù, ham học hỏi… có vẻ như là sự ngộ nhận. Có thể, những tố chất ấy đủ để dân tộc ta tồn tại, không bị đồng hóa, thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược, nhưng chưa đủ để xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng trong một thế giới phẳng. Vì vậy, phải có một cuộc cách mạng giáo dục - đào tạo triệt để; có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế.

(Theo Báo Đầu Tư)

  • Cùng chuyên mục
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Viện IDS thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hydrogen

Hướng tới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, Viện Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Dầu khí Việt Nam.

Công nghệ - 19/03/2025 07:24

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Gần 300 startup Việt Nam tham gia Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu của Singapore

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh toàn cầu Lý Quang Diệu lần thứ 12 khu vực Việt Nam thu hút gần 300 lượt tham dự từ các nhà khởi nghiệp, sinh viên và đại diện các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

Công nghệ - 08/03/2025 16:36

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Viettel High Tech chính thức thử nghiệm thiết bị 5G cùng nhà mạng hàng đầu tại Trung Đông

Việc triển khai các giải pháp 5G tiên tiến của Viettel High Tech không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu cao mà còn đặt nền móng cho các ứng dụng đột phá tại Trung Đông

Công nghệ - 07/03/2025 07:23

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Viettel 'bắt tay' với nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới để phát triển sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa

Sản phẩm tài chính siêu cá thể hóa do Viettel Digital và InsureMO phát triển dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025, hướng tới cung cấp các giải pháp bảo hiểm tùy chỉnh theo nhu cầu thực tế của từng khách hàng.

Công nghệ - 05/03/2025 21:04

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Chuyển đổi số, 'chìa khoá' thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Theo các chuyên gia, thông qua ứng dụng công nghệ số, chính quyền và doanh nghiệp có thể quy hoạch, quản lý các khu vực kinh tế đêm một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm cho du khách.

Công nghệ - 05/03/2025 09:14

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Viettel đưa công nghệ Việt đến sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành di động

Với 22 sản phẩm do Viettel nghiên cứu phát triển thuộc các nhóm hạ tầng 5G, nền tảng số và các ứng dụng số. đây là số lượng sản phẩm lớn nhất trong 8 lần Viettel tham gia MWC

Công nghệ - 04/03/2025 06:00

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ nhà đầu tư trước các mối đe dọa mạng

Bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động thị trường hiệu quả trước các mối đe dọa mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO)

Công nghệ - 20/02/2025 10:25

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Động cơ đằng sau việc ép bán lại OpenAI của tỷ phú Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk đã đưa ra đề nghị mua lại OpenAI trị giá 97,4 tỷ USD, đánh dấu một bước leo thang trong mối quan hệ căng thẳng giữa ông và CEO OpenAI Sam Altman.

Công nghệ - 13/02/2025 10:53

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Thấy gì sau cú hích của DeepSeek?

Đằng sau thành công của công ty AI Trung Quốc khiến cả thế giới chấn động là câu chuyện định hình lại cuộc đua công nghệ.

Công nghệ - 08/02/2025 10:34

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc top thấp nhất châu Á

Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dao động từ 5,5 – 8,5 triệu USD/MegaWatt, thấp nhì khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ hơn lãnh thổ Đào Loan).

Công nghệ - 06/02/2025 08:10

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025

DeepSeek R1, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepSeek, startup công nghệ 1 năm tuổi của Trung Quốc. Ứng dụng này đang gây bão khắp các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội với hơn 2 triệu lượt tải sau ngày 27/1/2025.

Công nghệ - 28/01/2025 18:55

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Ra mắt mạng xã hội Du lịch ẩm thực Việt Nam

Mạng xã hội Du lịch Ẩm thực Việt Nam sẽ cung cấp nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp và điểm đến du lịch, giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.

Công nghệ - 19/01/2025 13:53

'Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số'

'Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số'

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Công nghệ - 23/12/2024 17:48

Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Các sản phẩm Thông tin quân sự của Viettel sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.

Công nghệ - 20/12/2024 15:37

Thủ tướng quan tâm đến siêu máy tính AI của Viettel

Thủ tướng quan tâm đến siêu máy tính AI của Viettel

Siêu máy tính AI của Viettel được thiết kế đặc biệt cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tính toán hiệu năng cao; trang bị công nghệ top đầu thế giới, mang lại hiệu năng xử lý dữ liệu khổng lồ…

Công nghệ - 20/12/2024 11:05