Cách nhiều nhà đầu tư 'F1' làm điện tái tạo

Nhàđầutư
Trong làn sóng đầu tư năng lượng tái tạo vừa qua tại Việt Nam, một motif được nhiều đại gia trong nước áp dụng, đó là đăng ký các dự án quy mô lớn rồi nhanh chóng sang tay cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
KHÁNH AN
28, Tháng 12, 2023 | 13:19

Nhàđầutư
Trong làn sóng đầu tư năng lượng tái tạo vừa qua tại Việt Nam, một motif được nhiều đại gia trong nước áp dụng, đó là đăng ký các dự án quy mô lớn rồi nhanh chóng sang tay cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

image

Dự án Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4,5. Ảnh Internet.

Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

KLTT chỉ ra công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua việc sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống hàng năm đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, hệ thống điện vân hành an toàn, ổn định; tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020 đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (163,8 tỷ kWh); sản lượng điện sản xuất và mua vào năm 2020 đạt 238,5 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (159,7 tỷ kWh)…

Những kết quả này đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân… Tuy nhiên, KLTT cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và khuyết điểm trong công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, đáng chú ý là trong giai đoạn thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh 2016-2020.

Trong đó KLTT nhìn nhận, trong khi việc đầu tư nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí không hoàn thành theo Quy hoạch (chỉ đạt 82%) thì ở chiều ngược lại, nguồn điện mặt trời đã đầu tư, vận hành đến cuối năm 2020 lên tới 16.506MW (công suất nguồn điện mặt trời nối lưới là 8.642MW) cao gấp 10,2 lần so với quy hoạch được phê duyệt (850MW), phát triển nhanh, tập trung chủ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên là các khu vực có phụ tải thấp, dẫn đến mất cân bằng về cơ cấu nguồn điện, vùng miền.

Đáng chú ý, việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các dự án ĐMT không quá 50MW vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung các dự án ĐMT trên 50MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các, chủ đầu tư dự án – mà không lập quy hoạch điều chỉnh/quy hoạch theo quy định, dẫn đến việc phê duyệt bổ sung các dự án ĐMT không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, không có tính tổng thể, không có cơ sở để quản lý, kiểm soát việc phê duyệt bổ sung, không phù hợp với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

KLTT nhấn mạnh điều này "không đảm bảo cạnh tranh trong thu hút đầu tư, không đảm bảo minh bạch, nguy cơ phát sinh cơ chế “xin-cho”’.

Trước khi có KLTT, Nhadautu.vn  đã đề cập qua nhiều bài viết phản ánh cơ chế “xin-cho” là một lỗ hổng lớn trong thực tế phát triển các dự án NLTT ở Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư xin được dự án quy mô lớn, rồi nhanh chóng bán cho các nhà đầu tư ngoại để kiếm lời. Trong đó, nhiều thương vụ sang tay có giá trị lên tới hàng chục triệu USD.

Trường hợp đầu tiên phải kể đến là đại gia Mai Văn Huế với thương vụ bán CTCP Điện gió Hướng Linh 3 (chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Hướng Linh 3) và CTCP Điện gió Hướng Linh 4 (chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Hướng Linh 4). Đây là 2 dự án có cùng công suất 30 MW, và được UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư lần lượt vào tháng 4/2019 và tháng 12/2019.

Vào tháng 6/2020, HĐQT Tập đoàn Eastern Power Group (Thái Lan) thông qua phương án mua 99,8% cổ phần trong 2 doanh nghiệp dự án kể trên với tổng giá phí 9,6 triệu USD, tương đương khoảng 220 tỷ đồng.

Ở kịch bản tương tự, HĐQT Tập đoàn Thái Lan này vào 2 tháng sau (tức tháng 8/2020) tiếp tục thông qua chủ trương mua 2,25 triệu cổ phần, tương đương 90% vốn CTCP Năng lượng Gió Chư Prông Gia Lai (chủ đầu tư Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên) với giá phí 7,875 triệu USD; mua 2,5 triệu cổ phần, tương đương 100% cổ phần CTCP Điện gió Chư Prông Gia Lai (chủ đầu tư Nhà máy Điện gió phát triển Miền núi) với giá phí 8,75 triệu USD. Bên bán là nhóm cổ đông có nhiều liên hệ tới nữ doanh nhân phố núi Nguyễn Thị Sen.

Ngoài ra, đó còn là Tài Tâm Group với thương vụ “lướt sóng” bán Cụm dự án điện gió Đắk N’Drung (1,2,3) cho Sungrow Power (Việt Nam) - thành viên của Sungrow Power - một tập đoàn năng lượng tái tạo lớn của Trung Quốc.

Hay, KN Investment Group của đại gia Lê Văn Kiểm với dự án nhà máy điện mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm VN (xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà), tổng công suất 100MW, tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng. Ngay sau khi nối lưới thành công, vị doanh nhân họ Lê đã bán 70% cổ phần cả hai dự án cho Hanwha Energy Corporation Singapore Pte Ltd - thành viên của Hanwha Group đến từ Hàn Quốc.

Một trường hợp khác là CTCP Tập đoàn Hưng Hải (Hưng Hải Group) của doanh nhân Trần Đình Hải.

Trong giai đoạn 2018-2019, Hưng Hải Group tích cực xin nghiên cứu dự án hoặc bổ sung quy hoạch dự án như: Dự án nhà máy điện mặt trời nổi Bảo Đài – Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị); nhà máy điện gió Hưng Hải (Quảng Trị), dự án điện gió 750ha tại Phú Yên; khảo sát đầu tư phát triển điện gió tại tỉnh Thái Bình…

Tháng 2/2019, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin CTCP Tập đoàn Hưng Hải đầu tư 12.000 tỷ đồng làm điện mặt trời ở Bình Phước (5 dự án từ Lộc Ninh 1-5). Theo tìm hiểu, tổ hợp này gồm 5 nhà máy ký hiệu từ Lộc Ninh 1-5, công suất mỗi nhà máy là 200MW (trừ Lộc Ninh 3 là 150 MW). Các dự án này đã được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào trung tuần tháng 3/2019.

Vỏn vẹn 1 năm sau (tức tháng 3/2020), Tập đoàn Super Energy Corporation (SEC) của Thái Lan gây bất ngờ khi công bố chi 456,7 triệu USD để mua cụm dự án điện mặt trời là Lộc Ninh 1, Lộc Ninh 2, Lộc Ninh 3 và Lộc Ninh 4 tại tỉnh Bình Phước.

Cập nhật đến hết năm 2022, SEC cho biết đã sở hữu CTCP Năng lượng Lộc Ninh, CTCP Năng lượng Lộc Ninh 2, CTCP Năng lượng Lộc Ninh 3, lần lượt là doanh nghiệp dự án Lộc Ninh 1 (200MWp), Lộc Ninh 2 (200MWp), Lộc Ninh 3 (150MWp).

Empty

Phần bôi đỏ là 3 dự án Lộc Ninh 1-3 của SEC. Ảnh: BCTN SEC năm 2022.

Trong khi đó, CTCP Năng lượng Lộc Ninh 4-5 - chủ Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4, 5, cũng ghi nhận biến động về mặt lãnh đạo cấp cao. Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Lê Trường (SN 1970) - một "mắt xích" trong nhóm Hưng Hải Group, đảm nhiệm các vị trí Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc điều hành Lộc Ninh 4 và 5 từ tháng 4/2019-nay.

Đến tháng 3/2021, Lộc Ninh 4 thông báo có thêm một người đại diện pháp luật là ông Phan Văn Dũng (SN 1963) - người cũng là Phó Chủ tịch HĐQT tại đây. Ông Dũng cũng đang đứng tên tại 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là CTCP năng lượng Trà Vinh và CTCP Năng lượng Quảng Bình. Bên cạnh đó, ông Dũng cùng người có liên quan là bà Hoàng Thị Dung đến cuối năm 2020 đã nắm tổng cộng 39,2 triệu cổ phần Lộc Ninh 4.

Với Lộc Ninh 5, tháng 8/2022, công ty này thông báo có thêm một người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quang Hải (SN 1978) - người cũng là Phó Chủ tịch HĐQT tại đây. Vị doanh nhân sinh năm 1978 hiện đứng tên tại CTCP Thủy điện Bình Điền và CTCP Thủy điện Bitexco Tả Trạch, đây đều là các pháp nhân được Tập đoàn Bitexco góp vốn thành lập song đã thoái hết vốn trong giai đoạn 2014-2015.

Bên cạnh cụm nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh, mô tuýp "đặt chỗ" tại dự án năng lượng tái tạo rồi bất ngờ nhượng lại cho đơn vị khác tiếp tục được Hưng Hải Group áp dụng tại dự án Điện gió Hưng Hải Gia Lai. Dự án này được phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 9/2020, thi công xây dựng trên diện tích 47ha với tổng vốn đầu tư nhà máy trên 3.706 tỷ đồng.

Doanh nghiệp dự án này là CTCP Đầu tư và phát triển phong điện Gia Lai, pháp nhân được nhóm nhà đầu tư Hưng Hải Group thành lập ngày 16/7/2020, có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, trong đó, CTCP Tập đoàn Hưng Hải trực tiếp nắm giữ 29,5% vốn, ông Nguyễn Văn Tuyền sở hữu 49,5% và ông Nguyên Xuân Kiên góp 21% vốn còn lại.

Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi được Gia Lai chấp thuận dự án, Phong điện Gia Lai bất ngờ đổi chủ, khi cơ cấu cổ đông xuất hiện CTCP BB Power Holdings và ông Nguyễn Tiến Lực với tỷ lệ lần lượt 51% và 19,5%, trong khi Hưng Hải Group vẫn duy trì 29,5%. Về tay chủ mới, dự án này đã đổi tên thành Nhà máy điện gió BB Power Gia Lai và đi vào vận hành từ năm 2021.

Ở chi tiết đáng chú ý, vào tháng 9/2023 vừa qua, nhóm BB Group cũng đã thông qua công ty thành viên là CTCP Big Energy nắm đến 55% vốn Công ty TNHH Xây dựng Hưng Hải (thành lập vào tháng 4/2003) – một thành viên của Hưng Hải Group. Trong khi, ông Trần Đình Hải và ông Vũ Quang Trường chỉ còn nắm lần lượt 25% và 20% vốn Xây dựng Hưng Hải.

Liên quan tới Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3, Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4 và Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 5, theo KLTT, UBND tỉnh Bình Phước vào tháng 10/2019 đã có văn bản thống nhất chủ trương cho các chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời được triển khai thi công một số hạng mục của dự án khi chưa được bàn giao mặt bằng xây dựng.

Trong đó, các chủ đầu tư dự án điện mặt trời là Lộc Ninh 3, Lộc Ninh 4, Lộc Ninh 5 đã khởi công xây dựng công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng thi công, chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã cấp Giấy phép xây dựng cho CTCP Năng Lượng Lộc Ninh 4 và CTCP Năng Lượng Lộc Ninh 5 nhưng không tiến hành kiểm tra thực địa.

Thanh tra Chính phủ cho biết, mặc dù trong quá trình thực hiện đầu tư dự án (từ ngày khởi công đến ngày vận hành thương mại) hầu hết các chủ đầu tư đã hoàn thiện, khắc phục các vi phạm này, tuy nhiên, các vi phạm có ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án để nhà máy điện mặt trời đạt ngày vận hành thương mại trước các mốc thời gian ngày 1/7/2019, 1/1/2021 nhằm được áp dụng cơ chế khuyến khích (giá FIT áp dụng trong 20 năm).

Đặc biệt, CTCP Năng lượng Lộc Ninh 3, đến thời điểm thanh tra vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng 149,59 ha rừng sản xuất, chưa được thuê đất nhưng đã xây dựng Nhà máy ĐMT Lộc Ninh 3 (vận hành thương mại ngày 24/12/2020).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ