22 dự án trụ sở doanh nghiệp tại Khu đô thị mới Cầu Giấy: Thành phố ra “tối hậu thư” đến 30/8
Hàng trăm ngàn mét vuông “đất vàng” được phê duyệt xây dựng trụ sở 22 tập đoàn, tổng công ty đã “giậm chân tại chỗ” nhiều năm nay, gây lãng phí tài đất, ngân sách nhà nước và làm xấu bộ mặt đô thị. Mới đây, chính quyền Hà Nội đã ra “tối hậu thư” với các dự án chậm tiến độ nói trên.
Còn năng lực để đầu tư?
Trong thời gian qua, Báo Đầu tư Bất động sản đã có loạt bài phản ánh về 22 trong số 23 dự án trụ sở các tập đoàn, tổng công ty được phê duyệt triển khai chậm tiến độ ở Khu đô thị mới Cầu Giấy Hà Nội. Hầu hết trong số các dự án này đều đã quá thời hạn thu hồi theo quy định, nhưng các chủ đầu tư vẫn dùng nhiều cách để “giữ đất”. Các hoạt động cho thuê, kinh doanh diễn ra tự phát tại nhiều lô đất gây mất trật tự, mỹ quan trong khu vực.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Chẳng hạn, giai đoạn từ 2012 - 2017 có nhiều chính sách thay đổi, trong đó có chính sách về giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư không quyết liệt trong phối hợp tháo gỡ ách tắc trong giải phóng mặt bằng; giai đoạn 2012 - 2015 thị trường bất động sản trầm lắng, các chủ đầu tư khó huy động vốn, kêu gọi đầu tư, giải ngân.
Ông Đông cũng thừa nhận, có nguyên nhân chủ quan đến từ các cấp, các ngành trong việc hậu kiểm, việc phối hợp thanh, kiểm tra, xử lý sai phạm chưa được quyết liệt. Đặc biệt, sau khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, nhiều dự án phải điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu nên có kéo dài thời gian.
Tại cuộc giải trình về việc xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn Hà Nội do Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội tổ chức đầu tuần qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, vấn đề các dự án sử dụng đất chậm triển khai được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm và gây bức xúc trong dư luận. Ông Chung cũng chỉ rõ nguyên nhân đầu tiên khiến cho các dự án sử dụng đất chậm được triển khai là do năng lực của nhà đầu tư còn yếu. Các dự án gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc do cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án khiến nhiều nhà đầu tư “hụt hơi” về tài chính.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố, các dự án chậm triển khai còn do công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, nhà đầu tư muốn thay đổi mục đích sử dụng nên “lần chần” chưa chịu triển khai. Công tác phối hợp hậu kiểm giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường với các quận, huyện còn thiếu chặt chẽ.
Đơn cử, dự án trụ sở các doanh nghiệp tại Khu đô thị mới Cầu Giấy như: Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), lô 1 - E9; Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) lô 2 - E9; Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, lô 4 - E7; Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), lô 5 - E7; Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, lô 6 - E7; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), lô 9 - E6; Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, lô 10 - E6; Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Coma), lô 11 - E6; Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vitrancimex), lô 19 - E4… đều chậm triển khai cả chục năm nay.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng thừa nhận, trên địa bàn còn nhiều dự án chậm triển khai, đất đai để bỏ hoang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây lãng phí lớn nguồn lực của Thủ đô.
Điều đáng nói, theo nhận định của giới chuyên gia, bên cạnh việc chủ đầu tư năng lực tài chính có vấn đề, chậm tiến độ, thì cũng cần phải xem xét lại việc phối hợp kiểm tra, giám sát dự án của các cơ quan quản lý việc cấp phép triển khai và chính quyền địa bàn các dự án tọa lạc. Việc rất nhiều hoạt động kinh doanh có phép hoặc không phép mọc lên trên địa chỉ các lô đất, chính quyền phường, quận không thể nói không biết hoặc không thể quản lý, cưỡng chế các vi phạm...
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản mới đây, đại diện UBND phường Yên Hòa cho rằng, đối với các lô đất E3, E4, E5 Khu đô thị mới Cầu Giấy, mặc dù UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo yêu cầu cưỡng chế vi phạm xây dựng từ năm 2017 đối với các đơn vị trên, nhưng đến nay chỉ lác đác có vài công trình tự tháo dỡ. Lý do, theo vị đại diện này, là bởi còn nhiều vướng mắc liên quan đến việc thuê đất, thậm chí đơn vị bị cưỡng chế còn gửi đơn kêu cứu đến UBND Thành phố, khiến quá trình cưỡng chế, giải tỏa bị chậm trễ.
Hạn cuối cho 22 dự án chậm tiến độ
Được biết, thời gian qua, chính quyền TP. Hà Nội đã có những động thái nhằm xử lý tình trạng dự án chậm tiến độ tại Khu đô thị mới Cầu Giấy. Chẳng hạn, ngày 4/8/2017, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo tại Thông báo số 895/TB-UBND, về việc rà soát 23 doanh nghiệp trong danh sách được giao đất xây dựng trụ sở tại Khu đô thị mới Cầu Giấy.
Kể từ đó đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã làm việc với hầu hết các đơn vị được quy hoạch giao đất xây dựng trụ sở và ban hành nhiều văn bản đốc thúc các đơn vị này có báo cáo về việc triển khai dự án. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đến thời hạn cuối theo yêu cầu, mới có 21/23 đơn vị được giao đất có báo cáo năng lực tài chính, kế hoạch triển khai dự án trên đất được giao.
Tại cuộc giải trình do Hội đồng Nhân dân Thành phố tổ chức ngày 13/8 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tài nguyên đất đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Hà Nội. Năm 2017, Thành phố thu hơn 33.708 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hơn 4.847 tỷ đồng tiền thuê đất. Các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất đã góp phần phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nhà ở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp ngân sách hằng năm cao, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của Thành phố. Những năm gần đây, việc kiểm soát sử dụng đất trên lĩnh vực này đã được thành phố triển khai chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, thực trạng chậm triển khai tại một số dự án cần phải được xử lý rốt ráo hơn. Để làm được việc đó, theo ông Chung, trước tiên, UBND TP. Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch, phân công, đôn đốc các sở, ngành, Thanh tra Thành phố để kiểm tra, thanh tra, thu hồi những dự án không đủ điều kiện. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tiếp tục đối thoại, làm rõ những vướng mắc, từ đó phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết thêm, Thành phố đang khẩn trương hoàn thành phần mềm quản lý các dự án để quản lý chặt chẽ hơn, nắm được diễn biến phát triển của dự án cũng như hoạt động của nhà đầu tư sau khi được cấp phép. Bởi thực tế, hiện nay, khâu hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư còn hạn chế. UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện quy chế liên quan đến thẩm định, quản lý hồ sơ của các nhà đầu tư, tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm có thông tin triển khai dự án, không để dây dưa, kéo dài.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với 22 dự án giao cho các nhà đầu tư văn phòng, nhà ở tại Khu đô thị Cầu Giấy đang bị chậm tiến độ, Thành phố đã 8 lần mời nhà đầu tư đối thoại để có giải pháp xử lý hợp lý. Thành phố gia thời hạn đến ngày 30/8/2018 này, khi nhà đầu tư trả lời không còn vốn triển khai thì dứt khoát sẽ thu hồi. Đồng thời, thời gian tới sẽ khẩn trương hoàn thành phần mềm để quản lý tất cả các dự án mà hiện nay giữa các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Hà Nội và UBND các quận, huyện để quản lý chặt chẽ đối với các dự án trên địa bàn, đồng thời nắm chắc diễn biến trong quá trình đầu tư đối với các dự án.
Theo Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn có 383 dự án chậm tiến độ với các lý do chủ yếu như khó khăn trong giải phóng mặt bằng, quy hoạch, chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính… Trong một số trường hợp, việc chậm tiến độ có nguyên nhân là do cơ quan quản lý nhà nước chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc tham mưu lãnh đạo Thành phố tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
(Theo Báo Đầu tư Bất động sản)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội
Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.
Bất động sản - 15/11/2024 10:22
Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định
Tại Bình Định, dự án bất động sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang tăng tốc. Bên cạnh đó, loạt dự án nhà ở được chính quyền địa phương điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư.
Bất động sản - 12/11/2024 15:56
Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân bất động sản tăng giá trong quý III/2024
Mới đây, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý 3/2024, nêu một số nguyên nhân làm tăng giá BĐS trong thời gian qua.
Bất động sản - 31/10/2024 14:08
Đề xuất đường sắt nhẹ LRT đi thẳng từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài?
Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, kỳ vọng góp phần gỡ điểm nghẽn về giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng tiềm năng.
Bất động sản - 30/10/2024 10:46
Thêm nhà đầu tư đăng ký 2 dự án hơn 446 tỷ ở Hà Nam
CTCP Đầu tư xây dựng Vina Thủ đô vừa đăng ký 2 dự án hơn 446 tỷ đồng ở Hải Dương, đang cạnh tranh với các nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện dự án trước đó.
Bất động sản - 28/10/2024 11:36
Thuế bất động sản - một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
Chuyên gia Savills Việt Nam cho biết, thuế là công cụ hiệu quả đã được nhiều quốc gia áp dụng như đảm bảo bình ổn thị trường nhà ở, quản lý hiệu quả tài nguyên quốc gia và góp phần gia tăng ngân sách Nhà nước.
Bất động sản - 25/10/2024 14:45
Thị trường bất động sản dần được khơi thông
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực.
Bất động sản - 12/10/2024 07:00
Marina Central Tower, biểu tượng thương mại giữa lòng khu phức hợp Grand Marina, Saigon
Marina Central Tower còn được xem là biểu tượng thương mại tích hợp, tọa lạc trên nền di sản Ba Son, thuộc khu phức hợp Grand Marina, Saigon, hứa hẹn sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM
Bất động sản - 11/10/2024 15:11
Lý do The Ninety Complex là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư bất động sản dòng tiền
The Ninety Complex là dự án căn hộ dịch vụ khách sạn cao cấp, tọa lạc tại trung tâm quận Đống Đa, vị trí kim cương của Thủ đô. Dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư bất động sản dòng tiền.
Bất động sản - 09/10/2024 16:46
BĐS các thành phố lớn tăng nóng, dòng tiền đầu tư chảy về thị trường tỉnh
Khi bất động sản Hà Nội tăng giá, dòng tiền của nhiều nhà đầu tư chuyển hướng về các tỉnh thành có sự phát triển mạnh về hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá cao.
Bất động sản - 09/10/2024 16:43
Quảng Trị lên phương án tạo quỹ đất cho dự án hơn 446 tỷ
Tỉnh Quảng Trị đưa ra 2 phương án về việc tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư thương mại Nam Công viên Cọ dầu.
Bất động sản - 03/10/2024 10:16
Thừa Thiên Huế sẽ tăng diện tích sàn đối với chương trình phát triển nhà ở
Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi chương trình phát triển nhà ở theo hướng tăng diện tích sàn, tăng tổng diện tích xây dựng mới, nâng cao chất lượng nhà ở.
Bất động sản - 02/10/2024 14:45
Duy nhất Nham Biền đạt yêu làm khu đô thị gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang
CTCP Đầu tư và Phát triển Nham Biền là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án có tổng mức đầu tư gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Bất động sản - 19/09/2024 11:17
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 21 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago