Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.

Được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), robot và cảm biến tiên tiến, những nhà máy này đại diện cho bước tiếp theo trong nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc hướng tới tự động hóa công nghiệp, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về đổi mới công nghệ.
'Nhà máy tối' (tiếng Anh là dark factories) nói tới một địa điểm sản xuất nơi máy móc xử lý mọi nhiệm vụ (lắp ráp, kiểm tra và hậu cần) và loại bỏ nhu cầu có sự hiện diện của con người.
Không có công nhân, không cần chiếu sáng, sưởi ấm hoặc nghỉ giải lao, không cần nhà vệ sinh, giúp giảm chi phí năng lượng và tăng hiệu quả.
Mặc dù các nhà máy tối hoạt động hoàn toàn vẫn còn hiếm trên toàn cầu, nhưng việc Trung Quốc nhanh chóng áp dụng tự động hóa cho thấy sự hiện diện của chúng đang trở thành hiện thực.

Liên đoàn Robot quốc tế (IFR) cho biết trong một bản báo cáo rằng Trung Quốc đã lắp đặt 290.367 robot công nghiệp vào năm 2022, chiếm 52% tổng số robot trên toàn thế giới, vượt xa số robot của cả Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi sáng kiến "Made in China 2025", được đưa ra vào năm 2015 nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất công nghệ cao.
Chiến lược này nhấn mạnh vào việc sử dụng robot, AI và nhà máy thông minh, với việc chính phủ đầu tư mạnh vào trợ cấp và cơ sở hạ tầng.
Đến năm 2023, mật độ robot của Trung Quốc trên 10.000 công nhân sản xuất dự kiến đạt 392, vượt qua mức trung bình toàn cầu là 141, theo dữ liệu của IFR.
Các công ty như Foxconn và BYD đi đầu, với việc Foxconn thay thế 60.000 công nhân bằng robot tại một nhà máy ở Côn Sơn vào năm 2016.
Trong khi đó, BYD có kế hoạch tự động hóa 30% hoạt động của mình vào năm 2025, theo như những gì Chủ tịch Terry Gou tuyên bố vào năm 2021.
BYD sử dụng hệ thống robot để lắp ráp pin và khung gầm xe điện tại các nhà máy như ở Thâm Quyến và Tây An, tiến xa hơn nữa đến sản xuất không cần công nhân.
Các báo cáo gần đây cho thấy một số nhà máy Trung Quốc đang thử nghiệm hoạt động 'tắt đèn', trong đó sản xuất chính xác diễn ra trong bóng tối bằng cảm biến hồng ngoại, LIDAR và thị giác máy, loại bỏ nhu cầu chiếu sáng truyền thống.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng tự động hóa như vậy có thể giảm mức sử dụng năng lượng công nghiệp từ 15-20% bằng cách loại bỏ nhu cầu về cơ sở hạ tầng lấy con người làm trung tâm.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo mức tiêu thụ năng lượng công nghiệp giảm 1,7% vào năm 2022, một phần là do những lợi ích từ tự động hóa này, phù hợp với mục tiêu trung hòa carbon của quốc gia này vào năm 2060.

Sự gia tăng của các nhà máy tối tuy vậy cũng đặt ra những thách thức đáng kể.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, sản xuất sử dụng hơn 100 triệu người ở Trung Quốc và tự động hóa đe dọa tình trạng mất việc làm trên diện rộng.
Trong một bản báo cáo công bố năm 2017, Oxford Economics dự đoán rằng 12 triệu việc làm sản xuất của Trung Quốc có thể bị mất vào tay robot vào năm 2030.
Trên toàn cầu, sự tiến bộ của Trung Quốc làm tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm sản xuất tại nước này.
Hoa Kỳ, với mật độ robot là 274 vào năm 2022 và Đức, ở mức 415, đang đẩy nhanh nỗ lực tự động hóa của họ, nhưng khoản đầu tư do nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc mà Bloomberg trong một bài báo cho rằng lên tới 1,4 tỷ USD cho R&D về robot vào năm 2023 - mang lại cho nước này một lợi thế.
IEA lưu ý rằng tự động hóa công nghiệp có thể giảm 10% lượng khí thải CO2 trong các ngành công nghiệp nặng, mặc dù chi phí môi trường khi sản xuất robot vẫn là một mối quan tâm.
Tính đến tháng 3 năm 2025, các nhà máy tối ở Trung Quốc có khả năng đang hoạt động trong giai đoạn thử nghiệm, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử và xe điện.
Các cơ sở này, hoạt động 24/7 với các máy móc chính xác và không có công nhân, đánh dấu sự thay đổi hướng tới tương lai nơi sản xuất diễn ra trong bóng tối, được thúc đẩy bởi AI và robot.
Điều này báo hiệu một kỷ nguyên hiệu quả mới nhưng cũng làm gia tăng các thách thức về xã hội và môi trường. Bài toán đặt ra là Trung Quốc làm thế nào để cân bằng giữa đổi mới và mức độ thích ứng của người dân.
- Cùng chuyên mục
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'
Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.
Pháp luật - 26/03/2025 14:55
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Loạt doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tiêu biểu ở Đà Nẵng
130 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Đà Nẵng - Phát triển và Hội nhập", giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ, nông lâm, thủy sản…
Thị trường - 26/03/2025 14:22
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
- Đọc nhiều
-
Chủ tịch VFS nói về sự liên quan với Amber Capital và Eximbank
-
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
-
Nghệ An vẫn là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp FDI
-
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?
-
Fed giữ nguyên lãi suất, dự báo cắt giảm 2 lần trong năm 2025
-
Bất động sản nghỉ dưỡng kỳ vọng 'tái sinh' cùng du lịch