Thừa nhận mình sai là biểu hiện của sự thông minh, hòa đồng và thân thiện

Nhàđầutư
Việc thừa nhận mình đã sai là điều khó thực hiện đối với không ít người. Trong một số nền văn hóa, điều này có thể được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc ngu ngốc, vì vậy hầu hết mọi người luôn bám chặt vào ý tưởng về sự chắc chắn và đúng đắn, theo CNBC.
AN AN
14, Tháng 12, 2023 | 07:28

Nhàđầutư
Việc thừa nhận mình đã sai là điều khó thực hiện đối với không ít người. Trong một số nền văn hóa, điều này có thể được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc ngu ngốc, vì vậy hầu hết mọi người luôn bám chặt vào ý tưởng về sự chắc chắn và đúng đắn, theo CNBC.

Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi ai đó thừa nhận mình sai, họ không bị coi là kém năng lực hơn. Mọi người thực sự coi họ thông minh hơn, hòa đồng và thân thiện hơn.

mistakes

Thừa nhận sai lầm mang lại nhiều điều tốt hơn bạn tưởng. Ảnh minh họa iStock

Là một chuyên gia tâm lý, tôi nhận thấy rằng những người rất thành công và được yêu mến là những 'người thừa nhận' những sai lầm và họ không ngại nói ra ba từ đơn giản: 'Tôi đã sai'.

Đây là những gì 'người thừa nhận' làm rất giỏi:

1. Ưu tiên học tập và phát triển

Khi bạn coi việc học là một chiến thắng, bạn sẽ hướng tới sự hiểu biết, thay vì đếm lại những lần bạn đúng hay sai.

Succes

Chịu trách nhiệm cho sai lầm có khả năng thay đổi hành vi của bạn. Ảnh minh họa của iStock

Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học Carol Dweck và Karina Schumann (Đại học Stanford, Mỹ) ủng hộ điều này, phát hiện ra rằng chúng ta có nhiều khả năng chịu trách nhiệm về sai lầm của mình hơn nếu tin rằng mình có khả năng thay đổi hành vi của mình.

Điều quan trọng là hãy nhắc nhở bản thân rằng mặc dù hành vi của bạn sai nhưng bạn có thể thay đổi nó trong tương lai. Và chỉ vì bạn thừa nhận hành vi sai trái, điều đó không có nghĩa là bạn đang nói mình là người xấu.

Giống như bác sĩ trị liệu cũ của tôi sẽ nói mỗi khi tôi nói về việc đánh nhau với bạn trai của mình: "Bạn muốn mình đúng hay bạn muốn hạnh phúc?"

2. Hỏi thêm thông tin

Khi ai đó nói với bạn rằng bạn sai, thay vì ngay lập tức chuyển sang phòng thủ, hãy tò mò xem tại sao họ lại nói như vậy với bạn. Hãy trả lời bằng việc hỏi lại kỹ càng về điều đó: VD: "Bạn có thể cho tôi biết thêm được không?" và hãy thực sự lắng nghe những gì họ nói.

Sai lam LinkedIn

Minh họa từ LinkedIn

Điều này không chỉ khiến bạn dễ tiếp thu phản hồi và suy nghĩ của người khác hơn mà còn có khả năng mở rộng cách bạn suy nghĩ về một chủ đề hoặc vấn đề.

Bạn sẽ trở nên ít đấu tranh hơn trước quan điểm của người khác đồng thời thách thức cảm giác chắc chắn của chính mình.

3. Luôn nghĩ rằng con người mong muốn được tha thứ

Khi thừa nhận rằng mình sai, chúng ta không chỉ được coi là mạnh mẽ hơn và thân thiện hơn mà rất có thể chúng ta cũng sẽ rất dễ được tha thứ cho những sai lầm của mình.

Vi tha

Lòng vị tha luôn có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Ảnh Time

Một nghiên cứu của nhà tâm lý học Molly Crockett (Đại học Princeton) tiết lộ rằng con người có khuynh hướng cơ bản là tha thứ cho người khác, thậm chí cả người lạ. Có lẽ bởi vì giải pháp ngược lại sẽ làm tổn thương người khác hoặc kết thúc một mối quan hệ và bỏ lỡ những lợi ích mà nó có thể mang lại cho chúng ta về sau.

Khi thừa nhận sai lầm của mình, chúng ta sẽ tạo ra nhiều tiềm năng hơn để duy trì hoặc sửa chữa những kết nối quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.

Điều chỉnh kích thước chữ