Những kỷ lục khó vượt qua của Agribank
35 năm xây dựng và phát triển, Agribank giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Cho đến nay, rất nhiều kỷ lục mà Agribank tạo ra rất khó để các ngân hàng khác có thể vượt qua.

Ngân hàng có mạng lưới và nhân viên "khủng" nhất hệ thống
Sau 35 năm thành lập, Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với gần 2.300 điểm giao dịch từ thành thị đến nông thôn, biên giới, hải đảo. Trong top các ngân hàng có mạng lưới lớn nhất hệ thống, Agribank có hệ thống mạng lưới lớn gấp đôi ngân hàng liền kề. Với mạng lưới hiện tại của Agribank, khó ngân hàng nào có thể đuổi kịp. Agribank cũng là ngân hàng thương mại duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo trên cả nước.
Cùng với sở hữu mạng lưới rộng lớn, Agribank cũng sở hữu nhân sự đông đảo nhất hệ thống với gần 40.000 người. Trong top 4 ngân hàng có nhân sự lớn nhất hệ thống, nhân sự của Agribank đang cao hơn 40-90% các ngân hàng còn lại.
Việc sở hữu mạng lưới rộng khắp xuất phát từ sứ mệnh gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Agribank. Mạng lưới rộng lớn cộng với nhân sự đông đảo khiến Agribank nặng gánh chi phí, song lại giúp Agribank có lợi thế “độc quyền” về am hiểu khách hàng, am hiểu địa bàn cũng như giữ vị thế số 1 trong lòng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Một kỷ lục khác mà cán bộ tín dụng của Agribank đang nắm giữ là số lượng khách khách hàng. Hiện nay, trung bình mỗi cán bộ tín dụng của Agribank phụ trách 800 khách hàng. Tại một số địa phương, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách hơn 1.000 hộ khách hàng. Do địa bàn huyện rộng lớn, mỗi cán bộ tín dụng Agribank phải phụ trách nhiều xã, trong đó có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn.
Thị phần huy động tiền gửi lớn nhất hệ thống
Với mạng lưới rộng lớn, không có gì đáng ngạc nhiên khi Agribank luôn đứng đầu bảng về các ngân hàng có nguồn huy động vốn lớn nhất hệ thống. Tại thời điểm cuối năm 2022, huy động vốn của Agribank đạt 1,71 triệu tỷ đồng, chiếm thị phần lớn nhất hệ thống.
Agribank cũng là ngân hàng có cơ cấu tiền gửi rất bền vững với tiền gửi chủ yếu từ dân cư. Hiện nay, Agribank có tới 18 triệu khách gửi tiềnt, rong đó lượng món tiền gửi dưới 50 triệu đồng chiếm khoảng 60%. Các món tiền gửi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn cho thấy cơ cấu tiền gửi của Agribank rất bền vững.
Cuối năm 2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,87 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế là 1,44 triệu tỷ đồng. Con số này tại BIDV lần lượt là hơn 2 triệu tỷ đồng và 1,52 triệu tỷ đồng.
Sở dĩ Agribank có dư nợ cho vay và tổng tài sản chỉ đứng thứ hai hệ thống dù huy động vốn dẫn đầu hệ thống là do nhiều năm qua, Agribank không thể tăng vốn, dẫn tới hệ số CAR thấp nhất trong nhóm ngân hàng big 4 và phải tăng trưởng tín dụng hạn chế. Hiện nay, Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước duy nhất của toàn hệ thống. Trong khi các ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 thuận lợi tăng vốn từ cổ phần hóa thì việc tăng vốn của Agribank vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách. Do nguồn ngân sách khó khăn, mức tăng vốn mà Quốc hội duyệt chi cho Agribank rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Do đó, Agribank ngày càng thua các ngân hàng bạn về vốn điều lệ, ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn cũng như dư địa tăng trưởng tín dụng.
Mặc dù vậy, sau 35 năm, quy mô của Agribank đã tăng gấp hàng nghìn lần. Cụ thể, so với thời điểm mới thành lập, tổng tài sản Agribank và quy mô vốn, dư nợ tín dụng của Agribank tăng từ 1.200 lần đến hơn 1.600 lần.

Ngân hàng duy nhất giành gần 1 triệu tỷ đồng cho tam nông
Là ngân hàng gắn với sứ mệnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều năm qua, Agribank luôn giành 65-70% tổng dư nợ tín dụng cho vay tam nông. Đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt gần 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng tam nông toàn hệ thống. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho hay, định hướng của Agribank thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ này cho lĩnh vực tam nông.
Suốt 35 năm qua, dòng vốn của Agribank đã bền bỉ đồng hành cùng ngành nông nghiệp thực hiện nhiều cuộc cải cách. Từ hậu thuẫn các hộ nông dân thành công với cách mạng "Khoán 10", đến nay Agribank vừa đồng hành với 3,5 triệu hộ nông dân, vừa chắp cánh cho các mô hình kinh tế nông nghiệp lớn phát triển, hướng tới một nền sản xuất xanh, bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
Với vai trò dẫn đầu tín dụng tam nông, Agribank luôn được các tổ chức tài chính quốc tế tín nhiệm, ủy thác triển khai nhiều dự án tín dụng phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Đến nay, Agribank đã thiết lập quan hệ với gần 900 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các Dự án tín dụng nước ngoài của các nhà tài trợ quốc tế, giữ vai trò tích cực trong Ban điều hành của các Hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế…
Đặc biệt, Agribank cũng là ngân hàng thưc hiện nhiều nhất các chương trình tín dụng chính sách nhất trong số các ngân hàng thương mại hiện nay. Cụ thể, Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch") và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững).
Agribank đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cả nước, mang đến cho người dân cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank luôn nỗ lực không ngừng đa dạng hóa các kênh dẫn vốn, đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Lột xác kết quả kinh doanh, luôn đứng đầu top ngân hàng nộp thuế hàng đầu
Kết thúc năm 2022, Agribank đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 17.672 tỷ đồng, nằm trong top 4 ngân hàng có hiệu quả lớn nhất hệ thống. Chỉ trong 5 năm gần đây, lợi nhuận của Agribank đã tăng gấp 3 lần.
Thêm vào đó, các chỉ số sinh lời của ngân hàng như ROA, ROE… cũng liên tục được cải thiện. Trong đó, ROE (tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân) của Agribank là 22,32%, đứng thứ hai hệ thống trong nhóm big 4, chỉ sau Vietcombank. Những năm gần đây, Agribank cũng luôn đứng trong top doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước.
Để giữ vững vị thế ngân hàng top đầu như hiện nay, suốt 35 năm qua, Agribank cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ đầu mới thành lập, Agribank có điểm xuất phát thấp” tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Đáng lưu ý, với sứ mệnh đặc biệt là phục vụ thị trường tam nông, khách hàng chủ chốt của ngân hàng khi đó lại chủ là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã… Mặc dù vậy, những khó khăn đó lại là môi trường để Agribank tôi luyện, rèn bản lĩnh vực vàng để gặt hái thành công.
Đặc biệt, trong gần 10 năm trở lại đây, sau khi thực hiện Quyết định số 53/QĐ-NHNN về tái cơ cấu, Agribank đã hoàn toàn lột xác. Từ chỗ một ngân hàng nợ xấu cao, thanh khoản nhiều lúc “ăn đong”, bộ máy vận hành kém hiệu quả… hiện nay Agribank đã trở thành một trong những ngân hàng đứng top đầu về hiệu quả hoạt động, hỗ trợ thanh khoản lớn nhất hệ thống cũng như đóng góp nhiều nhất với nền kinh tế.
Đặc biệt, sức khỏe tài chính của Agribank đã cải thiện rất nhiều do tấm nệm dự phòng ngày càng tang lên. Tính tới cuối năm 2022, nợ xấu tại Agribank chỉ còn 1,81%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới gần 140%, cao nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, nguồn dự phòng hiện có lên tới hơn 36.200 tỷ đồng cũng là “của để dành” cho Agribank.
Năm 2022, Agribank đứng thứ hạng thứ 8 trong bảng xếp hạng Top 500 - 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, liên tục 6 năm đứng trong Top 10 - 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (từ năm 2017 đến năm 2022), đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại bảng xếp hạng này. Uy tín thương hiệu Agribank tiếp tục được nâng cao. Tổ chức Moody’s nâng xếp hạng Agribank từ mức "Ba3" lên mức "Ba2" với triển vọng "Ổn định"; Agribank được xếp hạng cao nhất trong các Ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng Sao Khuê; Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022; Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín; Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022; Top 10 thương hiệu mạnh ngành tài chính ngân hàng năm 2022…

Ngân hàng đóng vai trò lớn nhất trong thúc đẩy tài chính toàn diện
Với mạng lưới rộng lớn, được ví là "ngân hàng của nhà nông", Agribank là ngân hàng duy nhất đưa dịch vụ tài chính ngân hàng đến với từng thôn xã, từng gia đình ở địa bàn nông thôn. Nhờ vậy, Agribank là ngân hàng có đóng góp tích cực nhất trong nỗ lực cùng ngành ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thông qua cả kênh truyền thống lẫn kênh ngân hàng số. Đến nay, Agribank là ngân hàng đi đầu trong hiện đại hóa kênh thanh toán nông thôn bằng việc đầu tư gần 2.530 thiết bị POS được lắp đặt mới, phát triển trên 200 sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng.
Agribank cũng đã triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí và thời gian đi lại.
Ngoài ra, Agribank đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ thấu chi tại thị trường nông nghiệp, nông thôn với lợi thế về chính sách hỗ trợ ưu đãi, thủ tục đơn giản, linh hoạt. Nhờ có thẻ thấu chi Agribank mà tình trạng tín dụng đen giảm mạnh. Đề án thẻ thấu chi cũng như sáng kiến điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank đã thực sự mang dịch vụ ngân hàng đến tận từng gia đình, đây cũng là những chương trình rất thiết thực để hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia . Đồng thời, thể hiện được tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" của Agribank.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank đã góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn trong hoạt động thanh toán, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Trong lĩnh vực tài chính công, Agribank là một trong các ngân hàng đầu tiên triển khai công tác phối hợp thu với cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, phủ khắp đến các địa bàn xã, huyện trên cả nước.
Với lợi thế về mạng lưới, ngân hàng tiếp tục đưa các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng phủ khắp các vùng miền, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả, thành công sản phẩm dịch vụ ngân hàng lưu động.
Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến người dân được nhanh chóng và thuận lợi, Agribank đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có mô hình tổ vay vốn. Đến nay, Agribank đã thực hiện cho vay trên 69.000 tổ vay vốn với trên 1,4 triệu tổ viên, dư nợ đạt 167.000 tỷ đồng.
Có thể nói, với Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia tại khu vực nông thôn, Agribank đang giữ vai trò chủ lực. Sở hữu mạng lưới lớn nhất hệ thống với trên 2.300 chi nhánh, nay có thêm sự bổ trợ của công nghệ, Agribank có tham vọng phủ sóng rộng hơn dịch vụ tài chính của mình đến tận tay người dùng vùng sâu, vùng xa. Bằng những chương trình cụ thể, Agribank đang nỗ lực mang dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng, góp phần tạo nên thành công của ngành nông nghiệp, làm thay đổi đời sống nông dân, thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Trong thời gian tới, Agribank thực hiện tiến trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, song trong chiến lược phát triển, Agribank vẫn kiên định với mục tiêu nông nghiệp, nông dân, nông thôn là “địa bàn lõi", khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc chính. Đây là cơ sở vững chắc để Agribank quyết tâm cùng Chính phủ, các ngành, các cấp, người dân và doanh nghiệp hiện thực hóa, triển khai hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn, nhất là khi Việt Nam vẫn còn tỷ lệ lớn người dân vùng sâu, vùng xa chưa có tài khoản ngân hàng, chưa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tiên phong hỗ trợ nền kinh tế
Trong năm 2022, Agribank chủ động tiết giảm 2.000 tỷ đồng để thực hiện giảm lãi suất, cho vay ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần tích cực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, ngân hàng cũng dành khoảng 600 tỷ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội, tài trợ xây dựng trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa, trao tặng sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế cho người nghèo; mở rộng Chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập "Thêm con chữ, bớt đói nghèo", "Agribank vì tương lai xanh" tại nhiều địa phương trên cả nước, tiếp tục đóng góp quan trọng thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2023, Agribank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tiên phong giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Mới đây, ngân hàng này vừa triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với quy mô lên tới 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD với lãi suất ưu đãi với doanh nghiệp. Trong tháng 2/2023, ngân hàng cũng điều chỉnh giảm lãi suất tối đa 3%/năm với các khoản vay kinh doanh bất động sản. Mới đây, Agribank dành hơn 100 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD để triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng xuất nhập khẩu, ngành y tế, ngành giáo dục; giảm lãi suất đối với các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực ngành nghề gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Trong suốt những năm qua, Agribank luôn là một trong những ngân hàng hỗ trợ lớn nhất với nền kinh tế. Đặc biệt, trong năm 2021, Agribank đã dồn toàn lực để tiết giảm chi phí, kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19. Tổng số tiền hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ thanh toán năm 2021 của Agribank lên tới 7.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng. Với con số này, Agribank là một trong những ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi, phí nhiều nhất, tích cực đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn. Cũng trong năm 2021, Agribank dành hơn 500 tỷ đồng ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội và năm 2022 con số này là hơn 600 tỷ đồng.
- Cùng chuyên mục
Câu chuyện về Nhà Máy đèn Bờ Hồ
Ngày 5/1/1895, người dân Hà Nội lần đầu tiên chứng kiến ánh sáng điện khi thực dân Pháp cho chạy thử máy phát điện tại Nhà máy Đèn Bờ Hồ.
Doanh nghiệp - 29/06/2025 11:53
Cơ hội tiếp cận vốn trong tầm tay: Doanh nghiệp chủ động, ngân hàng đồng hành
Từng bị xem là "nhóm yếu thế" trong hệ sinh thái kinh tế, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nay đã dần bước lên vai trò trung tâm của nhiều chính sách phát triển.
Doanh nghiệp - 28/06/2025 14:00
Sunshine Group livestream đặt giá căn hộ vào 1/7 chỉ với giá khởi điểm bằng 50% giá thị trường
Những căn hộ cao cấp đã bàn giao với giá khởi điểm chỉ bằng 50% giá thị trường. Một cơ hội sở hữu nhà ở theo cách thức chưa từng có với mức giá do chính bạn quyết định. Tất cả sẽ diễn ra trong phiên livestream đặt giá mua nhà đầu tiên trên Mini App NobleGo thuộc ứng dụng Noble App của Sunshine Group vào 15 giờ chiều ngày 1/7 tới đây.
Doanh nghiệp - 28/06/2025 11:40
TH true MILK ra mắt thương hiệu tại Liên bang Nga
Việc khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch đã đưa TH true MILK vào hàng ngũ các thương hiệu sữa tươi sạch top đầu tại Liên bang Nga.
Doanh nghiệp - 28/06/2025 08:54
Chủ tịch F88: Lên sàn để minh bạch, mở rộng khả năng tiếp cận vốn
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo F88, năm 2026, công ty có kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn, khi có phương án cụ thể sẽ trình cổ đông phê duyệt.
Doanh nghiệp - 27/06/2025 15:09
TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố thông tin liên quan đến kiện toàn nhân sự trong Ban Điều hành, phù hợp với định hướng tăng trưởng và mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Doanh nghiệp - 27/06/2025 14:22
VPBank tài trợ khoản tín dụng 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long
VPBank sẽ thực hiện tài trợ tín dụng cho dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Khoai, tỉnh Quảng Ninh với tổng giá trị lên tới 75 triệu USD cũng như cam kết hợp tác toàn diện, lâu dài trên nhiều lĩnh vực với Amata City Hạ Long.
Doanh nghiệp - 27/06/2025 09:39
Một doanh nghiệp tiêu dùng rót tiền mặt chi cổ tức tỷ lệ 25%
Masan Consumer vừa công bố kế hoạch tạm ứng cổ tức 2025 với tỷ lệ 25% (2.5000 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 08/07/2025 và ngày thanh toán dự kiến vào 16/07/2025.
Doanh nghiệp - 27/06/2025 09:27
PV GAS: Hướng tới trở thành đơn vị cung cấp năng lượng xanh hàng đầu Việt Nam
Trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đặt mục tiêu cao trong lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững. Hưởng ứng định hướng quốc gia, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực năng lượng sạch, với mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp năng lượng xanh hàng đầu Việt Nam.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 16:05
Đưa cảng Cà Ná trở thành trung tâm trung chuyển hàng hải quốc tế
Cảng biển quốc tế Trung Nam Cà Ná chào đón chuyến tàu chuyên chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng, khởi động hành trình mới của các công trình Năng lượng tại Ninh Thuận và các địa phương lân cận.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 15:07
Nối trọn yêu thương và những số phận 'đặc biệt', không ngừng nỗ lực đóng góp giá trị lao động cho xã hội
Mỗi tập phát sóng của chương trình “Nối trọn yêu thương” là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực vượt lên nghịch cảnh phi thường của những nhân vật đến từ đời thực. Dù xuất phát điểm với đôi tay hay bàn chân không lành lặn nhưng những nhân vật dưới đây đã lan tỏa tinh thần “không gì là không thể” với giá trị lao động đích thực tạo ra cho xã hội.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 15:06
Nắng gió công trường và trải lòng của người làm nghề xây dựng
Nắng gió công trường cùng áp lực về tiến độ tạo ra không ít thử thách cho người làm nghề xây dựng. Vậy nên họ cần nguồn năng lượng và sự tập trung xuyên suốt.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 15:06
Giải pháp bứt phá năng lượng làm việc mùa cao điểm của các shipper
Mùa cao điểm là thời gian mang lại cơ hội gia tăng thu nhập cho các shipper khi tỷ lệ đơn hàng hoàn thành càng nhiều thì thưởng càng cao. Đó cũng chính là động lực khiến họ luôn nỗ lực làm việc và tìm kiếm các giải pháp bổ sung năng lượng để sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 15:05
Giao dịch không tiền mặt - Một bước tiến của hành trình số hóa
Với vai trò dẫn dắt của các nhà băng, thói quen thanh toán không tiền mặt của người dân đang ngày càng góp phần rất lớn vào bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 12:15
Sun Group nhận 2 giải vàng Quy hoạch đô thị quốc gia cho dự án tại Hà Nam và Cát Bà
Tập đoàn Sun Group vinh dự nhận hai giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) vừa diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội ngày 22/6/2025.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 11:22
'Trải nghiệm tinh hoa' cùng Thẻ KienlongBank Visa Elite
Tiếp tục đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình số hóa và nâng tầm trải nghiệm khách hàng, KienlongBank triển khai chương trình khuyến mại "Trải nghiệm tinh hoa" – ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ tín dụng quốc tế cao cấp KienlongBank Visa Elite.
Doanh nghiệp - 26/06/2025 11:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago