Thu, October 19, 2023 | 10:44 am GTM+7

Huyền thoại về sự chuyển giao tài sản giữa các thế hệ ở Mỹ - Kỳ I: Không như kỳ vọng

AN AN -

Khi thế hệ bùng nổ (cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964) bước vào những năm tháng tuổi xế chiều, câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với tiền của họ đã trở thành nguồn gốc gây tò mò và kinh ngạc cho các nhà kinh tế, nhà quy hoạch bất động sản và các gia đình trên khắp nước Mỹ, tờ Insider viết.

Khi bà của chồng tôi bước sang tuổi 87, gia đình chúng tôi nhận ra đã đến lúc chúng tôi phải tiếp quản công việc của bà, Ann C. Logue, nữ phóng viên kinh doanh và tài chính của Insider kể lại.

Bà Sue đang ốm yếu và mới góa bụa nên chúng tôi quyết định rằng tốt nhất bà nên chuyển giao tài chính của mình.

Với số tiền tiết kiệm hưu trí và số tiền thu được từ việc bán căn nhà, bà có tài sản khoảng 250.000 USD vào thời điểm đó.

Boomers

Những người thuộc thế hệ bùng nổ có lẽ họ sẽ tiêu hết tiền tiết kiệm trước khi có thể truyền lại bất cứ thứ gì cho con cái. Minh họa của Chelsea Jia Feng/Insider

Bà ấy nói với chồng tôi rằng anh ấy sẽ thừa kế tất cả. Nhìn bề ngoài, sự hào phóng của bà Sue có vẻ như sẽ là nguồn trợ giúp tài chính rất lớn cho gia đình chúng tôi vì số tiền đó chỉ đủ để trả hết khoản thế chấp của chúng tôi. Nhưng chồng tôi không trông chờ vào vận may bất ngờ.

Bà Sue có thể trang trải chi phí hỗ trợ sinh hoạt bằng thu nhập bà nhận được từ An sinh xã hội và thu nhập từ tiền tiết kiệm của bà.

Nhưng sau sáu năm, bà cần được chăm sóc suốt ngày đêm và cuối cùng được chuyển vào viện dưỡng lão.

Quá trình chuyển đổi thật khó khăn và chi phí viện dưỡng lão không hề rẻ, nhưng điều đó là cần thiết để giúp bà cảm thấy thoải mái.

Cuối cùng, bà Sue đã rút tiền gốc để thanh toán các hóa đơn, và sau tám năm, bà đã tiêu hết phần lớn tài sản của mình.

Vào thời điểm đó, bà đủ điều kiện nhận bảo hiểm y tế Medicaid để chi trả chi phí chăm sóc cho bà. Nhưng điều đó khiến tài sản thừa kế của chồng tôi chỉ còn khoảng 2.000 USD, số tài sản tối đa bạn có thể có vào thời điểm đó để chi trả cho Medicaid.

Khi qua đời, bà Sue để lại một hình thức thừa kế phổ biến nhất, được gọi là di chúc ngẫu nhiên, đơn giản là số tiền còn lại khi ai đó qua đời. Ngược lại, di chúc có chủ đích là di chúc dành riêng cho những người thừa kế và được dành riêng từ quỹ dùng để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày, thường thông qua tài khoản ủy thác hoặc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Chúng tôi rất vui vì bà Sue có đủ tiền để có được một cuộc sống chất lượng tốt. Bà đã nhận được sự chăm sóc cần thiết trong những năm cuối đời. Điều đó nói lên rằng, 2.000 USD chỉ là con số nhỏ so với khoảng 250.000 USD mà bà dự kiến để lại cho người thừa kế. Thay vì trả hết tiền thế chấp, chúng tôi dùng tiền đó để thay cửa sổ phòng ăn.

Khi thế hệ bùng nổ bước vào những năm tháng tuổi xế chiều, câu hỏi điều gì sẽ xảy ra với tiền của họ đã trở thành nguồn gốc gây tò mò và kinh ngạc cho các nhà kinh tế, nhà quy hoạch bất động sản và các gia đình trên khắp đất nước.

baby-boomer-generation

Minh họa của LifeLink

Thế hệ bùng nổ, tiếng Anh là Baby Boomer được chỉ cho nhóm nhân khẩu học theo sau nhóm Thế hệ Im lặng và Thế hệ X. Thế hệ này thường được định nghĩa là những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964, trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh của thế giới sau Thế chiến II.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những người thuộc thế hệ bùng nổ nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ: 55,8 triệu người Mỹ trên 65 tuổi, chiếm khoảng 17% dân số, nắm giữ một nửa tài sản của nước Mỹ (96,4 nghìn tỷ USD).

Giả định chung là khi thế hệ cũ này qua đời, số tiền đó sẽ được chuyển gia xuống thế hệ trẻ và giúp các gia đình thiếu tiền tiếp tục sống.

Hãy coi đó là cuộc chuyển giao tài sản của Thế hệ bùng nổ vĩ đại, khi cha mẹ hoặc ông bà của họ qua đời, hàng triệu người thuộc Thế hệ X, thế hệ Millennials và Thế hệ Z có thể nhận được một khoản tài chính bất ngờ giúp họ bắt kịp về mặt tài chính.

Nhưng trên thực tế, nó không đơn giản như vậy.

Người ta nói cái chết là sự cân bằng tuyệt vời. Nhưng ngay cả cái chết cũng không thể bù đắp được sự chênh lệch giàu nghèo.

Phần lớn số tiền mà các thế hệ lớn tuổi ở Mỹ nắm giữ sẽ bị tiêu hao bởi các chi phí chăm sóc dài hạn và cuối đời, và phần còn lại phần lớn sẽ rơi vào tay những người vốn đã giàu có khác.

Thay vì bùng nổ thừa kế, thực tế là hầu hết người Mỹ sẽ không nhận được một khối tài sản khổng lồ để xoa dịu nỗi đau của họ.

Đứa trẻ kêu gào: "Hãy chuyển giao tài sản"

Câu chuyện về sự chuyển giao tài sản lớn giữa các thế hệ không phải là mới.

Generation

Minh họa của WSJ

Tờ New York Times đưa tin về sự bùng nổ tài sản thừa kế sắp tới vào các năm 2023, 2019, 2014, 2008 và 1999.

Câu chuyện rất đơn giản: "Thế hệ im lặng" rất bảo thủ và có trách nhiệm sẽ để lại những khoản tiền khổng lồ cho thế hệ bùng nổ, con cháu của họ. Đây cũng là một điều tốt, bởi vì những người thuộc thế hệ bùng nổ thời đó không thể tiết kiệm được một xu nào.

Và giờ đây, những người thuộc thế hệ bùng nổ có nhiều tài sản hơn mức họ có thể chi tiêu, vì vậy họ sẽ sớm chuyển những khoản tiền đó cho Thế hệ X và thế hệ trẻ thuộc thế hệ Millennial đang gặp khó khăn về tài sản.

Vậy khi nào việc chuyển giao tài sản lớn này sẽ diễn ra? Có phải cha mẹ chúng ta đang sở hữu hàng triệu USD mà họ chưa nói với chúng ta? Liệu chúng ta có sớm chứng kiến bước nhảy vọt thay đổi cuộc sống về giá trị tài sản ròng của thế hệ trẻ không? Những câu hỏi luôn hiện ra trong đầu của những người thuộc thế hệ kế cận ở Mỹ.

Nếu quá khứ là một dấu hiệu thì thế hệ trẻ không nên nuôi hy vọng.

Trong một bài báo năm 2011, Edward Wolff của Đại học New York và Maury Gittleman của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ đã xem xét dữ liệu từ năm 1989 đến năm 2007 để xem liệu trên thực tế có một cuộc chuyển giao tài sản lớn nào hay không?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số hộ gia đình báo cáo thừa kế thực tế đã giảm 2,5 điểm phần trăm trong khoảng thời gian đó.

Wolff và Gittleman đã phát hiện ra rằng quyền thừa kế có thể làm giảm sự bất bình đẳng một chút ở bên lề.

Một vài nghìn USD - thường do vô tình để lại - có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với tình hình tài chính của những người có mức thu nhập thấp hơn.

Nhưng phần lớn tài sản thừa kế được phân phối theo những cách có thể dự đoán được: Người giàu trở nên giàu hơn và rất ít tài sản được chuyển đến phần lớn những người thuộc thế hệ bùng nổ.

(Xem tiếp kỳ sau)

  • Read More
Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda Gates rời Gates Foundation với 12,5 tỷ USD cho hoạt động từ thiện của riêng mình

Melinda French Gates sẽ rời quỹ từ thiện do bà đồng sáng lập cùng với chồng cũ, tỷ phú Bill Gates hơn 20 năm trước và sẽ nhận được 12,5 tỷ USD cho công việc của riêng mình nhằm hỗ trợ cho phụ nữ và các gia đình, bà cho biết hôm thứ Hai, theo Reuters.

Phong cách - Tue, May 14, 2024 | 5:45 am GMT+7

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử

Cuộc cạnh tranh giữa những gã khổng lồ tiền điện tử một thời đã kết thúc tại tòa án liên bang ở Seattle cách đây không lâu, khi người sáng lập Binance Changpeng Zhao bị tòa kết án bốn tháng tù, cây viết MacKenzie Sigalos mở đầu bài viết của mình trên CNBC.

Phong cách - Mon, May 13, 2024 | 11:52 am GMT+7

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Khu Trẻ em Harlem (The Harlem Children’s Zone), một ngôi trường bán công, đồng thời là một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ đang tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói giữa các thế hệ, bằng cách gửi cho các học sinh trung học số tiền tiết kiệm hàng nghìn USD để họ 'đầu tư làm giàu' sau khi tốt nghiệp, theo Fortune.

Phong cách - Sun, May 12, 2024 | 7:58 am GMT+7

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Khi mối lo ngại về biến động của thị trường chứng khoán vẫn tồn tại, những cá nhân giàu nhất thế giới, bao gồm không chỉ tỷ phú Jeff Bezos mà cả ông trùm truyền thông Oprah Winfrey và nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio, đang chuyển dần sang nghệ thuật như một con đường đầu tư chiến lược, bài báo trên Benzinga viết.

Phong cách - Sat, May 11, 2024 | 8:57 am GMT+7

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

New York đứng đầu danh sách 50 thành phố giàu nhất thế giới

Theo một nghiên cứu mới, New York là thành phố giàu nhất thế giới, với 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú, trong khi đó Vùng Vịnh California xếp ngay phía sau, CBNC viết.

Phong cách - Fri, May 10, 2024 | 6:30 am GMT+7

Top 10 người giàu nhất châu Á

Top 10 người giàu nhất châu Á

Bối cảnh giàu có năng động ở châu Á đã liên tục thu hút sự chú ý của toàn cầu, với một loạt cá nhân ấn tượng ghi dấu ấn trong danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Forbes. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc ai đứng đầu danh sách những người giàu nhất châu Á tới giờ không?

Phong cách - Thu, May 9, 2024 | 7:00 am GMT+7