Forbes: Vì sao Việt Nam trở thành 'chiến trường' của các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp?

Nhàđầutư
Theo hầu hết các đánh giá, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Khi xảy ra các tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, một lượng lớn các công ty đa quốc gia đã chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam hoặc đang phát triển các kế hoạch tương tự.
THU PHƯƠNG
25, Tháng 09, 2019 | 14:43

Nhàđầutư
Theo hầu hết các đánh giá, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Khi xảy ra các tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, một lượng lớn các công ty đa quốc gia đã chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam hoặc đang phát triển các kế hoạch tương tự.

https___blogs-images.forbes.com_alexcapri_files_2019_09_Vietnam_EU-1200x800

Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Bộ Môi trường Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Rumani Stefan Radu Oprea (giữa) và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019. Ảnh: AFP/GETTY

Đây không chỉ là việc tránh thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các chất xúc tác thực sự là sự cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung và cụ thể hơn là cuộc đua công nghệ. Các doanh nghiệp quốc tế đang cạnh tranh để tránh trở thành nạn nhân của vòng tiếp theo của chuỗi cung ứng bị "vũ khí hóa" chính trị.

Google, chẳng hạn, sẽ chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang một nhà máy hiện đại, được xây dựng lại, từng thuộc sở hữu của Nokia tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Apple đã giao nhiệm vụ cho các nhà cung ứng quan trọng của mình, bao gồm Foxconn, Pegatron và Quanta Computer, cung cấp các kịch bản xung quanh các hoạt động sản xuất mới tại Việt Nam.

Intel, nhà sản xuất chip của Hoa Kỳ, đã chuyển một số mảng sản xuất chính từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Các công ty Nhật Bản cũng đã và đang di chuyển. Sharp đã chuyển sản xuất mảng máy tính cá nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong khi Kyocera đã chuyển địa điểm lắp ráp máy in cao cấp.

Trong khi đó, theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2019, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018 và các nhà đầu tư của Trung Quốc đã âm thầm mua lại hoặc thiết lập tăng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Đây là xu hướng trong nhiều năm, vì chi phí gia tăng ở Trung Quốc đã buộc các chủ nhà máy phải tìm kiếm mức lương rẻ hơn ở nước ngoài, nhưng những căng thẳng thương mại gần đây đã đẩy nhanh quá trình chuyển dòng tiền của Trung Quốc vào Việt Nam.

Tuy nhiên, dòng công ty nước ngoài này vào Việt Nam, với những cách tiếp cận khác nhau đối với quản trị doanh nghiệp, đã tạo tiền đề cho sự xung đột giữa các tiêu chuẩn và thông lệ kinh doanh.

"Việt Nam đã trở thành một mô hình thu nhỏ của các mô hình quản trị doanh nghiệp mâu thuẫn, đặc biệt là giữa Trung Quốc và phương Tây", theo Forbes.

"Sắp tới, ai sẽ là người làm luật và làm luật ở Việt Nam?", Forbes đặt câu hỏi.

Forbes cho rằng, Hà Nội đã nỗ lực để theo kịp nhu cầu cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực, nhưng việc thực thi một khung quy tắc tiến bộ xứng đáng với các hiệp định thương mại tự do mới nhất của Việt Nam sẽ đặt ra một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa.

Với tư cách là bên ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hà Nội đã cam kết tuân thủ và thực thi một loạt các quy tắc FTA thế hệ tiếp theo, bao gồm quyền lao động, tiêu chuẩn môi trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ...

Tuy nhiên, bối cảnh kinh doanh hiện tại của Việt Nam sẽ phải đấu tranh để đạt được các tiêu chuẩn xây dựng năng lực và các tiêu chuẩn cần thiết cho khung quy tắc đối với EVFTA hoặc CPTPP.

Diễn đàn kinh tế thế giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 77 trong số 140 quốc gia trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2018, trong đó tham nhũng trong các tổ chức được xác định là một vấn đề quan trọng. 

Trong các hiệp định FTA thế hệ mới, chế độ ưu đãi sẽ bị từ chối và các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra đối với xuất khẩu gỗ xẻ nhập lậu, hoặc trong các trường hợp khác khi chuỗi cung ứng có liên quan đến phá rừng và các hình thức làm suy thoái môi trường khác.

Ngoài ra, các công ty đa quốc gia như Unilever, Dow Chemical và Microsoft đã đầu tư hàng triệu USD vào các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm tiếp cận công bằng với các cơ hội kinh doanh, giáo dục và nâng cao cũng như thực hành kinh doanh bền vững. Điều này đang có tác động tích cực đến cộng đồng địa phương, chuỗi cung ứng và thực tiễn kinh doanh nói chung.

Nhưng liệu một nhóm các công ty phương Tây hoạt động theo khuôn khổ thương mại đa phương có đủ khả năng gây ảnh hưởng đủ đến môi trường quản trị thương mại nói chung ở Việt Nam?

Một số lượng lớn những người hoài nghi nói không. Do đó, ngày càng nhiều công ty đa quốc gia ủng hộ FTA song phương mới được đàm phán của Việt Nam, có thể lan rộng hiệu quả trong bối cảnh quản trị và nâng cao các tiêu chuẩn cho tất cả các FTA thế hệ tiếp theo của Hà Nội. Tuy nhiên, hiện tại, bối cảnh quản trị thương mại ở Việt Nam sẽ vẫn còn mâu thuẫn và phân mảnh, Forbes đánh giá.

(Theo Forbes)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ