[Cafe cuối tuần] Nhất thống sơn hà, hòa hợp nhân tâm, quốc gia thịnh vượng

SƯƠNG NGUYỆT MINH
07:00 30/04/2022

Nhất thống sơn hà, thì phải hòa hợp nhân tâm, quốc gia mới thịnh cường, văn minh và hạnh phúc!

30-4

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975) (Ảnh: TTXVN)

Tôi gặp bà má miền Nam, có ba người con làm lính cộng hòa, hai người là tử sĩ. Lúc cuối chiều xế bóng, bà sống rất khó khăn. Bà nói: “Tui không xui con tui đi lính đánh nhau. Thằng lớn đang học đại học thì bị bắt lính. Thằng bé chưa kịp lớn, đang chăn trâu ngoài đồng, người ta cũng bắt đi”.

Tôi gặp một bà má khác, cũng ở miền Nam, có người con trai đi lính cộng hòa, còn cô em gái làm y tá Khu ủy Khu 5. Cả hai đều đã chết trận. Trên bàn thờ, người con trai mặc quân phục lính dù, người con gái đội mũ tai bèo. Bà bảo tôi: "Thằng lớn trốn nhà đi quân dịch, con bé trốn lên rừng theo cách mạng". Không nói ra, thì mọi người cũng biết nỗi khó xử của người mẹ thế nào mỗi khi Tết nhất, hay trong kỷ niệm những ngày lễ lớn.

Một gia đình, một người mẹ còn bị chiến tranh đẩy vào hoàn cảnh đau thương và khó xử như thế, huống chi cả cộng đồng, cả dân tộc? Chiến tranh, không chỉ là mất mát, đau thương mà còn có cả nỗi bẽ bàng với cả núi vấn đề phức tạp thời hậu chiến. Đó là một hiện thực xã hội đau lòng, chúng ta phải chấp nhận và vượt qua trên hành trình đi tới ấm no, hạnh phúc, phát triển và văn minh.

Có lẽ trên thế giới ít có quốc gia nào mà lịch sử nhiều thăng trầm, nhiều máu lửa và chia cắt như Việt Nam. Một thời gian dài dằng dặc 21 năm chia cắt Bắc – Nam (1954-1975). Những cái tên mang nặng nỗi đau chia cắt: Vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải... Trước đó, nước ta đã lâm vào thời kỳ Nam - Bắc triều gần như suốt thế kỷ 16, rồi sau đấy là Trịnh - Nguyễn phân tranh mấy trăm năm. Máu chảy thành sông, xương chất thành núi... Bây giờ, sơn hà nhất thống từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, dân tộc ta đã đi qua không biết bao nhiêu nước mắt và xương máu. Cái giá của độc lập, tự do và thống nhất là... vô giá.

Đọc lại lịch sử, tôi đã tìm thấy trong Đại Việt sử ký toàn thư đoạn chép này: "Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Ðến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc". Thu phục nhân tâm, bao dung và đại ân xá là truyền thống hòa hợp dân tộc đã có từ lâu. Có lẽ vì thế mà đã có một triều đại nhà Trần chói sáng đoàn kết, tập hợp nhân tài vật lực, tiến hành thắng lợi ba cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông và bằng hào khí Đông A với tấm lòng nhân ái, nhân từ, đã xây dựng nên một thời đại rực rỡ gần 200 năm.

Tôi lại nhớ đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam. Sau 4 năm huynh đệ tương tàn, đã có gần một triệu binh sĩ và vô số dân thường thiệt mạng, rồi cũng đến lúc phải kết thúc bằng quyết định chấp nhận thua cuộc của tướng Lee – Tổng chỉ huy quân đội miền Nam. Tướng Grant – Tổng chỉ huy quân đội miền Bắc chấp nhận đầu hàng và ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận. Tướng Grant thỏa hiệp, "chấp nhận cho lính miền Nam được đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại". Chiến tranh chấm dứt, nhưng không có tù binh, "ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương". Một điều kỳ diệu là sau cuộc nội chiến, bên thắng trận và cả bên thua trận có hàng ngàn nghĩa trang, nhưng nghĩa trang của bên nào thì bên đó tự lo xây dựng, xấu đẹp, to nhỏ tùy ý, chăm nom tùy sức. Thật ngạc nhiên là trong nghĩa trang Arlington của phe miền Bắc thắng trận lại có gần 500 mộ phần của lính miền Nam thua trận...

Mỗi dịp đến Ngày Thống nhất đất nước 30/4, lòng rộn ràng vui bao nhiêu thì lòng ta lại thêm trĩu nặng bấy nhiêu. Non sông thu về một mối, nhưng nhân tâm đâu đó còn tản mát, thậm chí còn đối nghịch, thì quốc gia chưa thể thịnh vượng, an lành.

"Ta lại về ta, những đứa con/Máu hòa trong máu, đỏ như son!". Năm 1973, trong bài thơ "Việt Nam – Máu và Hoa", nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ mang khát vọng hòa hợp dân tộc như thế. Ông Lê Duẩn về thăm đồng bào Vĩnh Linh năm 1972, gặp mặt cán bộ, nhân dân, đã đặt ra câu hỏi: "Việc lớn nhất của chúng ta sau thống nhất đất nước là gì?". Mỗi người trả lời một ý, cuối cùng ông Lê Duẩn nói: "Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm là hòa hợp dân tộc".

Ở tầm chiến lược, vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc đã được chúng ta đặt ra từ rất sớm, để nhằm giảm bớt xương máu binh sĩ và đồng bào. Con đường đi đến thống nhất đất nước ta phải dùng đến bạo lực, là không thể tránh được. Tôi đã gặp nhiều nhiều sĩ quan Việt Nam cộng hòa, các vị ấy cũng có tâm trạng: Chiến tranh kéo dài lâu quá rồi. Dù bên nào thắng thua, thì cũng phải kết thúc. Cho nên, dù là bên thua cuộc, sau những lo sợ, hoang mang, nhiều người đã vui mừng vì biết mình được sống, không phải cầm súng nữa.

Năm 1973, sau Hiệp định Paris, Quân Giải phóng và Việt Nam cộng hòa đóng quân ở thế da báo, án binh bất động, có chỗ ranh giới quân sự chỉ cắm cờ mỗi bên và sợi dây căng ra. Đình chiến mới mấy ngày mà lính tráng hai bên đã hòa hợp. Lính Việt Nam cộng hòa mang thuốc lá, bia, kẹo cao su sang, Quân Giải phóng mang kẹo Hải Hà, thuốc lào Vĩnh Bảo... bày ra vui cùng nhau. Cho nên nhà báo Chu Chí Thành mới chớp được bức ảnh "Hai người lính từ hai chiến tuyến bên nhau ở Quảng Trị". Sau mấy chục năm sau, Nguyễn Huy Tạo ở E48, F320b và Bùi Trọng Nghĩa ở Tiểu đoàn Trâu Ðiên, lính thủy quân lục chiến Lữ đoàn 258 năm xưa - hai nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng, đã gặp lại nhau. Người lính Việt Nam cộng hòa năm xưa nói với phóng viên: "Nghe tin đình chiến, ai cũng mừng, bên nào cũng mừng. Tôi hồi đó là hạ sĩ, có thù oán gì với bên kia đâu. Nếu không có ngày 30/4/1975 thì có khi mồ xanh cỏ đẹp rồi! Còn sống tới giờ này, có gia đình, là mừng lắm".

Năm 2005, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng: "Tôi mong chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại... Một sự kiện liên quan đến chiến tranh, khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu... Muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp".

Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội. Mọi người có thể nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Nhất thống sơn hà, thì phải hòa hợp nhân tâm, quốc gia mới thịnh cường, văn minh và hạnh phúc!

  • Cùng chuyên mục
VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sẽ phát hành tổng cộng 304,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 15.225 tỷ đồng. Trong đó, công ty chào bán 243,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cp và 61 triệu đơn vị trả cổ tức.

Tài chính - 19/05/2024 11:20

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ngày mai (20/5), Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Sự kiện - 19/05/2024 09:20

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 19/05/2024 07:49

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

Bánh Givral – công ty con của OCH đã vay VietinBank 1.500 tỷ đồng và huy động vốn tự có để mua 100% vốn Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Trước khi về tay Bánh Givral, Bình Hưng được OCH bán 99% vốn cho một số cá nhân, tăng vốn mạnh và có khoản đầu tư nắm 30% vốn IDS Equity Holdings.

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý 341 khu đất lớn và 20.504 lô đất phân lô. Trong năm 2024, thành phố phê duyệt danh mục đấu giá 33 khu đất lớn và 180 lô đất ở chia lô.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Để khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, theo các chuyên gia, trước hết cần tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, việc "lấp đầy" các khoảng trong về pháp lý sẽ tạo đà cho bất động sản hồi sinh và có sức bật mạnh mẽ.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Sơ phác Trường Thịnh Group

Sơ phác Trường Thịnh Group

Trường Thịnh Group được biết đến là doanh nghiệp lớn, đã và đang góp mặt tại nhiều đại dự án trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, nghỉ dưỡng… Hiện nay, nhà thầu này đang có mặt ở 2 gói thầu tại dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple (AAPL.O) đang phát triển một phiên bản iPhone mỏng hơn có khả năng ra mắt vào năm 2025, tờ Information đưa tin vào hôm thứ Sáu, trích dẫn nguồn tin từ ba người có kiến ​​thức về dự án, được Reuters dẫn lại.

Thị trường - 19/05/2024 06:40

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

Trong khi vụ kiện của TikTok chống lại chính phủ Hoa Kỳ đang nổi đình đám, người sáng lập tỷ phú Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của ByteDance Ltd. lại đang sống ở Singapore và vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc.

Phong cách - 19/05/2024 06:13

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước và ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Sự kiện - 18/05/2024 18:10

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Chiều ngày 17/5/2024, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM, Lễ khai mạc Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 đã chính thức diễn ra với sự tham gia đông đảo của các vận động viên (VĐV), du khách và người dân địa phương.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 18:00

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Sự kiện - 18/05/2024 16:14

Tổng Bí thư: Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư: Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7, dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024.

Sự kiện - 18/05/2024 16:04

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc hội nghị.

Sự kiện - 18/05/2024 13:22

'Lãi suất gói tín dụng nhà ở xã hội phải thấp hơn 3-5% so với vay thông thường'

'Lãi suất gói tín dụng nhà ở xã hội phải thấp hơn 3-5% so với vay thông thường'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn cùng doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng, mở rộng gói tín dụng nhà ở xã hội, kéo dài thời gian vay từ 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại thông thường.

Sự kiện - 18/05/2024 11:30

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Đây là bước tiến mới về đầu tư nâng cấp thiết bị chuyên dụng trong chiến lược phát triển của cảng nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, gia tăng hiệu quả chuỗi dịch vụ logistics, đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa không ngừng tăng qua khu vực cảng biển tại miền Trung.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 10:21