4 điều vô lý tại dự án cải tạo sông Tích

HIẾU NGUYỄN
17:36 06/05/2021

Dù đã kéo dài hơn 10 năm trời, tuy nhiên các bất cập tại dự án trọng điểm của Thủ đô vẫn chưa được lãnh đạo Hà Nội tháo gỡ, dẫn đến việc chủ đầu tư “rối như gà mắc tóc”, không có cơ sở pháp lý để triển khai dự án cải tạo sông Tích đúng như tiến độ đề ra…

Ngày 6/10/2010, UBND TP. Hà Nội có quyết định số 4927/QĐ- UBND phê duyệt dự án "Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích" từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội (gọi tắt là dự án cải tạo sông Tích) với số vốn hơn 6.914 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là giải quyết nước tưới cho 16.000 ha đất nông nghiệp; cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, đảm bảo tiêu thoát nước, phòng chống lũ cho lưu vực; chủ động cấp nước vào mùa khô phục vụ phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển không gian thủ đô Hà Nội giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho toàn bộ hạ lưu sông Đáy Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình… Dự án được giao cho Sở NN&PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư. Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh được lựa chọn là đơn vị thi công (Công ty Bình Minh).

Đưa ra kỳ vọng lớn lao như vậy, nhưng suốt 10 năm triển khai, dự án cải tạo sông Tích mới thi công được khoảng 70% khối lượng của đoạn 1 (giai đoạn I) gồm các hạng mục như cống phai, nhà điều hành, các cầu dân sinh qua sông cùng các công trình trên sông; đã nạo vét được 18/27 km lòng dẫn sông Tích, còn 9 km chưa nạo vét được vì chưa có mặt bằng sạch; đơn vị thi công đã đào đã được 11,5 km sông Tích...

Hồ sơ mà PV thu thập được cho thấy, nguyên nhân dự án cải tạo sông Tích kéo dài suốt nhiều năm qua chính là do TP. Hà Nội không thực hiện đúng các điều khoản theo như Quyết định số 4927/QĐ - UBND (về việc phê duyệt dự án "Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích" từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) ngày 6/10/2010 của UBND TP. Hà Nội.

Theo Quyết định số 4927, dự án được bố trí 44 bãi thải chạy dọc theo hai bên bờ sông Tích với diện tích là 240 ha, kinh phí thực hiện là 1.440 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, UBND Thành phố không bố trí tiền GPMB cho 44 bãi thải nên Chủ đầu tư và đơn vị thi công phải "tự lo các bãi thải" là đào xúc trực tiếp lên ô tô vận chuyển ra các bãi thải được các bên tự khai thác. Khác với xúc quăng ra bãi thải liền kề tại quyết định số 4927.

Bất cập nữa là chủ đầu tư và nhà thầu không có đường khi thi công công trình. Cụ thể, theo Văn bản số 1572 ngày 1/3/2013, UBND TP. Hà Nội yêu cầu “không làm đường phụ vụ thi công riêng” mà tận dụng bờ trong quá trình thi công. Đây là một quyết định vô lý, không đúng với thực tế thi công hiện trường. Do không có đường nên nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển vật tư cũng như đưa đất ra bãi thải vì không có đường vận chuyển.

du-an-trong-diem-cai-tao-song-tich-7000-ty-dong-bi-dinh-tre-154042

Nhiều vướng mắc tồn đọng kéo dài hơn chục năm khiến dự án cải tạo Sông Tích bị chậm tiến độ.

Và không giống như các tỉnh khác, hiện nay các đơn vị thi công ở Hà Nội nói chung và nhà thầu tại dự án sông Tích nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, bởi hiện nay TP. Hà Nội chưa thực hiện quy hoạch mỏ đất và xếp loại cấp đường theo quy định tại Quyết định số 32 ngày 17/6/2005 của Bộ GTVT. Ngày 4/3/2016, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 1054 phê duyệt phân kỳ đầu tư đoạn I, giai đoạn I là 4.200 tỷ đồng.

Quyết định này cũng không điều chỉnh, bổ sung nội dung bất cập về bố trí bãi thải của Quyết định 4927. Vì vậy, dù hồ sơ thiết kế được duyệt có 240 ha đất làm bãi thải bố trí sát 2 bên bờ sông để xúc quăng nhưng thực tế là không có bãi thải nào được giải phóng mặt bằng để thực hiện. Điều này dẫn tới việc tổng mức đầu tư tính toán dựa trên cơ sở pháp lý là Quyết định 4927 ngày 6/10/2010 và Quyết định 1054 ngày 4/3/2016 của UBND TP. Hà Nội là sai với thực tế.

Mặc dù ngày 30/11/2020, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng (Văn bản số 10377) đã giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Xây dựng, các Sở ngành liên quan tổ chức khảo sát xếp loại đường do thành phố quản lý, hệ thống đường huyện, liên xã theo quy định tại Quyết định số 32 ngày 17/6/2005 của Bộ GTVT.

Cũng tại văn bản này, để tiếp tục triển khai dự án sông Tích, Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng giao Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan lập danh mục: với các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải và cấp huyện quản lý, xác định rõ lộ trình vận chuyển, chiều dài tuyến, kết cấu mặt đường và các yếu tố kỹ thuật khác làm cơ sở để Sở GTVT phối hợp với các Sở: Tài chính, Xây dựng, các Sở, ngành và địa phương có liên quan khảo sát xếp loại đường theo Quyết định số 32 ngày 17/6/2005 của Bộ GTVT. Làm cơ sở pháp lý để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tính đơn giá áp vào dự toán.

Thế nhưng cho đến nay, do Sở GTVT và các Sở, ngành không kịp thời tham mưu để UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ trên cơ sở Quyết định số 32 của Bộ GTVT nên chủ đầu tư là Sở NN&PTNT không có căn cứ pháp lý để áp dụng, thanh toán cho nhà thầu trong quá trình thực dự án sông Tích.

Những bất cập nói trên đã đẩy Sở NN&PTNT vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, rối "như gà mắc tóc" vì không có cơ sở pháp lý để triển khai dự án. Bên cạnh sự “bất lực” của chủ đầu tư, thì trong suốt 10 năm qua, đơn vị thi công là công ty Bình Minh cũng đã có 58 văn bản kiến nghị giải quyết các vướng mắc nói trên nhưng chưa được TP. Hà Nội giải quyết dứt điểm.

Như vậy, dù đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư trong 10 năm qua đã có 58 văn bản "cầu cứu" nhưng các vướng mắc tại dự án 7000 tỷ của Thủ đô. Lãnh đạo TP. Hà Nội và các sở vẫn vô cảm trước sự khổ đau của nhân dân phải chịu ô nhiễm vì môi trường hạ lưu và vẫn chưa giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Sở Nông nghiệp và của dự án như không có đường thi công, không xếp loại đường, không quy hoạch mỏ đất không có bãi thải vẫn không được giải quyết.

Với một dự án trọng điểm của Thủ đô nhưng đã kéo dài hơn 1/10 thế kỷ, nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm trước hết thuộc về lãnh đạo TP. Hà Nội và các Sở Giao thông Vận tải, Tài chính, TN&MT, NN&PTNT, KH&ĐT đã “vô cảm”, chậm trễ trong việc tham mưu, báo cáo đề xuất tháo gỡ vướng mắc lên UBND thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lãnh đạo TP. Hà Nội cũng phải chịu trách nhiệm vì đã không quyết liệt đốc thúc các Sở, ngành nhanh chóng vào cuộc để dự án trọng điểm của Thủ đô kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Theo ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, một dự án trọng điểm của Thủ đô mà để chậm tiến độ, kéo dài suốt 10 năm qua là điều không thể chấp nhận được. Theo ông Hùng, cần phải xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức để dự án để chậm tiến độ, gây lãng phí tài sản Nhà nước, nhất là trong bối cảnh các vụ việc tiêu biểu đã xảy ra như Gang Thép Thái Nguyên.

“Nếu lãnh đạo UBND TP. Hà Nội không quyết liệt, xử lý qua loa kiểu thông cảm cho nhau thì còn gì là quản lý giám sát nữa. Đã là chỉ đạo thì phải làm đến nơi đến chốn, xem xét giao nhiệm vụ, chỉ đạo đã sâu sát chưa”, ông Hùng nhấn mạnh.

(Theo Đời sống pháp luật)

  • Cùng chuyên mục
Quy định thu phí sử dụng cao tốc có hiệu lực từ tháng 10

Quy định thu phí sử dụng cao tốc có hiệu lực từ tháng 10

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về hiệu lực thi hành, các quy định liên quan đến việc thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2024 để kịp thời tổ chức triển khai hoạt động thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của Luật Đường bộ.

Sự kiện - 21/05/2024 12:49

PNJ lãi hơn 900 tỷ trong 4 tháng

PNJ lãi hơn 900 tỷ trong 4 tháng

PNJ báo cáo doanh thu 4 tháng tăng đến 33% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá vàng tăng cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm từ 19,1% xuống 17% khiến lợi nhuận ròng không tăng trưởng tương ứng.

Tài chính - 21/05/2024 12:31

Chiều nay (21/5), Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước

Chiều nay (21/5), Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để bầu Chủ tịch nước.

Sự kiện - 21/05/2024 12:00

Tổng Giám đốc CII: ‘Để có doanh thu từ bất động sản trong 2024 – 2025 là quá khó’

Tổng Giám đốc CII: ‘Để có doanh thu từ bất động sản trong 2024 – 2025 là quá khó’

Năm 2024, CII lên kế hoạch doanh thu 4.194 tỷ đồng, giảm 11% so với 2023 do khlong có nguồn thu từ mảng bất động sản. CEO của công ty cho biết nhìn rộng ra đến 2025 thì doanh thu từ mảng này sẽ là 0 do các dự án vướng pháp lý chưa thể sớm được tháo gỡ.

Tài chính - 21/05/2024 11:14

Phú Thành Hải Dương muốn làm khu dân cư hơn 211 tỷ đồng

Phú Thành Hải Dương muốn làm khu dân cư hơn 211 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Phú Thành Hải Dương là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án khu dân cư hơn 211 tỷ đồng ở Hải Dương.

Bất động sản - 21/05/2024 11:09

Giá LNG châu Á ở mức cao nhất năm 2024 do khả năng phục hồi sức mua trong mùa hè

Giá LNG châu Á ở mức cao nhất năm 2024 do khả năng phục hồi sức mua trong mùa hè

Giá khí tự nhiên hóa lỏng LNG giao ngay tại châu Á tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 12 do các nhà nhập khẩu trong khu vực tiếp tục tranh giành các lô hàng để giao trong những tháng hè, theo Bloomberg.

Thị trường - 21/05/2024 11:00

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 21/05/2024 10:17

Khu biệt thự trăm tỷ đồng rơi vào cảnh đìu hiu ở Quảng Ngãi

Khu biệt thự trăm tỷ đồng rơi vào cảnh đìu hiu ở Quảng Ngãi

Khu biệt thự Thiên Tân do CTCP Đầu tư Xây dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư, với số vốn khoảng 100 tỷ đồng đang rơi vào tình cảnh đìu hiu, xuống cấp do nhiều năm không có có người sử dụng.

Đầu tư - 21/05/2024 09:42

Bất động sản nghỉ dưỡng chuẩn bị 'đảo chiều' trước loạt tín hiệu mới

Bất động sản nghỉ dưỡng chuẩn bị 'đảo chiều' trước loạt tín hiệu mới

Bất động sản nghỉ dưỡng đang ấm dần lên theo hiệu ứng "vết dầu loang" của thị trường chung, tái xuất ngoạn mục với các sản phẩm cao cấp nhất bên Vịnh Hạ Long. 

Doanh nghiệp - 21/05/2024 08:00

Samsung Electronics bổ nhiệm giám đốc mới mảng kinh doanh chip

Samsung Electronics bổ nhiệm giám đốc mới mảng kinh doanh chip

Samsung Electronics (005930.KS) sáng hôm nay (thứ Ba, 21/5), cho biết họ đã bổ nhiệm Young Hyun Jun làm giám đốc mới cho bộ phận bán dẫn của công ty, Reuters đưa tin.

Đầu tư - 21/05/2024 07:46

Vi phạm xây dựng, công ty Phát Đạt bị phạt 110 triệu đồng

Vi phạm xây dựng, công ty Phát Đạt bị phạt 110 triệu đồng

Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát Đạt) bị chính quyền quận 3 TP.HCM xử phạt 110 triệu đồng do xây dựng phát sinh trái phép tại công trình toà nhà văn phòng số 39 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Pháp luật - 21/05/2024 07:25

Trung Quốc nghĩ gì về 'chiến lược chung sản xuất ô tô' của Nhật Bản và ASEAN?

Trung Quốc nghĩ gì về 'chiến lược chung sản xuất ô tô' của Nhật Bản và ASEAN?

Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có kế hoạch xây dựng chiến lược chung đầu tiên về sản xuất và bán ô tô trong khối Đông Nam Á để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường xe điện, tờ Nikkei đưa tin hôm thứ Hai.

Thị trường - 21/05/2024 07:21

Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể 'phủi tay' xong nhiệm kỳ là thôi

Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể 'phủi tay' xong nhiệm kỳ là thôi

Theo PGS. Lê Văn Cường, Quy định 142 của Bộ Chính trị có tính ràng buộc trong việc giới thiệu nhân sự, bổ nhiệm cán bộ, thêm tính trách nhiệm của nhiều phía, chứ không phải "phủi tay" xong nhiệm kỳ là thôi.

Sự kiện - 21/05/2024 07:14

'Lãi mỏng' như Vina2, nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

'Lãi mỏng' như Vina2, nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Mặc dù doanh thu thuần trong quý 1/2024 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) đạt  hơn 276 tỷ đồng (tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023), tuy nhiên, lãi ròng của doanh nghiệp này chỉ nằm ở mức 1,7 tỷ đồng.

Tài chính - 21/05/2024 06:58

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)

Chiều tối 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ).

Sự kiện - 21/05/2024 06:52

Tác giả ‘cuốn Thiên nga đen’ Nassim Taleb: 'Nhà đầu tư không nên quá lo lắng về các sự kiện ở Trung Đông'

Tác giả ‘cuốn Thiên nga đen’ Nassim Taleb: 'Nhà đầu tư không nên quá lo lắng về các sự kiện ở Trung Đông'

Theo tác giả Nassim Taleb, mọi người nên chú ý đến các sự kiện ở Trung Đông từ góc độ nhân đạo nhưng không cần quá lo lắng khi họ là các nhà đầu tư.

Đầu tư - 21/05/2024 06:51