Petrovietnam - gần nửa thế kỷ đi từ ‘không đến có’

HỒNG ANH
10:29 01/09/2021

Trải qua gần nửa thế kỷ với nhiều thăng trầm, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách, tập thể người lao động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, miệt mài cống hiến hết mình cho sứ mệnh “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”.

Năm 1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, chỉ trong vòng 43 ngày kể từ khi Bộ Chính trị họp quyết định chủ trương, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, tiền thân của Petrovietnam ngày nay đã được thành lập.

Trong Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị về ngành Dầu khí (Nghị quyết 244/NQ-TW) đã nêu quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đúng đắn: “Nhanh chóng hình thành một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, bao gồm cả thăm dò, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, hóa dầu, cơ khí phục vụ ngành dầu khí…”.

Việc Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam ra đời đã đưa ngành Dầu khí bước sang một trang mới, mở đầu cho công cuộc xây dựng và phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước.

PV Gas

Kho cảng PV GAS Vũng Tàu vẫn giữ nhịp độ SXKD, đầu tư xây dựng trong điều kiện phòng chống dịch bệnh

Qua gần nửa thế kỷ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đi từ “không đến có”, làm chủ được công nghệ, khoa học tiên tiến nhất, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi.

Năm 1986, năm mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của đất nước cũng là năm ngành Dầu khí đánh dấu mốc son cho sự đổi thay khi mỏ dầu Bạch Hổ tại thềm lục địa Việt Nam đã cho ra đời những tấn dầu thô thương mại đầu tiên.

Sự kiện này không chỉ ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí thế giới mà quan trọng hơn, đây được xem như “trụ đỡ” cả về tinh thần và vật chất đối với đất nước trong giai đoạn Việt Nam đang lâm vào hoàn cảnh bị bao vây cấm vận, khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Từ những tấn dầu đầu tiên đó, ngay cả trong giai đoạn khó khăn, thách thức nhất của ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và với Petrovietnam nói riêng, cho tới khi giá dầu ở mức thấp kéo dài (từ năm 2014), Tập đoàn vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong giai đoạn này, hằng năm, nộp NSNN của Petrovietnam tiếp tục chiếm tỷ trọng 9 - 11% tổng thu ngân sách Nhà nước và chiếm 16,5 - 17% tổng thu ngân sách Trung ương, đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm từ 10 - 13%. Quan trọng hơn nữa là việc Petrovietnam đã duy trì khai thác an toàn, ổn định, hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí quý giá của đất nước.

nguoi lao dong dau khi

Người lao động dầu khí làm việc trên công trình biển (ảnh tư liệu)

Năm 2020 vừa qua được coi là năm khó khăn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của Petrovietnam khi Tập đoàn phải chịu tác động nặng nề từ “khủng hoảng kép” do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng và dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt mặt hoạt động. Tuy nhiên, ý thức đầy đủ về trách nhiệm đối với đất nước, nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao phó, Petrovietnam đã hành động quyết liệt, kịp thời, triển khai hiệu quả gói giải pháp ứng phó để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch quan trọng cả năm.

Tính đến hết tháng 8 năm 2021, Petrovietnam tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế đất nước khi vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát huy kinh nghiệm, hiệu quả trong quản trị điều hành, đón bắt cơ hội từ sự phục hồi của kinh tế thế giới để khắc phục khó khăn, bảo vệ mục tiêu tăng trưởng.

Đặc biệt, với sự phát triển đồng bộ của chuỗi công nghiệp dầu khí, Tập đoàn đã trở thành nòng cốt, hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa... Sự đầu tư đồng bộ này đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lượng, phân bón của cả nước.

mo bach ho

Toàn cảnh mỏ Bạch Hổ

Các dự án như NMLD Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… vẫn đang hoạt động hết sức hiệu quả không những về mặt kinh tế mà có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước và từng vùng, địa phương nơi có dự án vận hành.

Những dự án công trình mang tầm cỡ khu vực là minh chứng rõ nét cho trình độ, năng lực của cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.

Petrovietnam cũng trở thành đơn vị tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài với việc triển khai thực hiện hoạt động dầu khí tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2019, đánh dấu việc Petrovietnam lần đầu tiên đảm nhận vị trí Tổng Thư ký Hội đồng Dầu khí các quốc gia Đông Nam Á (ASCOPE) nhiệm kỳ 2019-2022 càng thể hiện rõ uy tín, khẳng định vị thế của Petrovietnam trong khu vực và trên thế giới.

Là Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, Petrovietnam luôn ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội. Trong nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác an sinh xã hội luôn được tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Petrovietnam quan tâm và coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm, là tình cảm của những người lao động dầu khí. Đây cũng chính là một trong những nét văn hoá đặc trưng của Petrovietnam.

Tính riêng trong 02 năm 2020 và 2021, Tập đoàn đã triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội ý nghĩa, thiết thực với tổng kinh phí 650 tỷ đồng. Ngoài ra, do đại dịch COVID-19 bùng phát từ năm 2020 đến hết tháng 8/2021, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã chung tay cùng cả nước chống dịch với tổng kinh phí hỗ trợ trên 700 tỷ đồng thông qua việc hỗ trợ phương tiện, thiết bị, vật tư y tế góp phần bảo vệ tính mạng của nhân dân và đóng góp Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 của Chính phủ và các tỉnh, thành…

Những thành tựu đó là sự đóng góp không mệt mỏi, không quản gian khổ của lớp lớp thế hệ người Dầu khí cống hiến hết mình, ngày đêm trên các nhà máy, công trình ở đất liền đến những giàn khoan giữa biển khơi sóng gió, không chỉ khai thác những giọt "vàng đen" phục vụ phát triển kinh tế đất nước mà còn là những người chiến sỹ góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

nha may dung quat

Toàn cảnh NMLD Dung Quất

Sự khao khát thực hiện ý nguyện của Bác Hồ: “xây dựng ngành công nghiệp dầu khí mạnh”, đã biến thành niềm hăng say lao động, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực vượt mọi gian nan, thử thách của những người lao động dầu khí, xây dựng và phát triển Petrovietnam trở thành thương hiệu uy tín, khẳng định vai trò chủ lực của nền kinh tế đất nước.

Nhìn lại lịch sử 46 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ người lao động Dầu khí luôn vững vàng vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn và sóng gió để Petrovietnam có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Sức mạnh đó có được nhờ sự đúc kết từ truyền thống và tinh hoa văn hóa của những người đi tìm lửa.

Trong điều kiện hiện nay, cách tri ân tốt nhất của Petrovietnam với lớp người đi trước là kế thừa, phát huy truyền thống và văn hóa Dầu khí, hành động với phương châm“Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả", không ngừng bồi đắp khát vọng, bản lĩnh, trí tuệ, giữ lửa nhiệt huyết trong tim, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng để làm giàu cho Tổ quốc.

“Ngay lúc này, cán bộ, đảng viên, người lao động Dầu khí cũng có thể tự tin, tự hào báo cáo với Đảng, Nhà nước, với nhân dân và các thế hệ tiền bối ngành Dầu khí, rằng Petrovietnam đã kiên định vững vàng trước thách thức của đại dịch Covid-19 và biến động thị trường. Trên tất cả các giàn khoan, dự án, công trường, cơ sở hoạt động dầu khí, cán bộ, người lao động dầu khí chủ động tiên phong thực hiện chiến lược vắc xin + 5K, cùng nhiều biện pháp sáng tạo, quyết liệt duy trì trạng thái hoạt động bình thường, an toàn, ổn định; không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, góp phần bình ổn thị trường; chủ động giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực, đóng góp cao cho ngân sách Nhà nước và góp phần giữ gìn an ninh quốc gia trên biển”.

Ông Hoàng Quốc Vượng

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam

  • Cùng chuyên mục
Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư TP.HCM.

Pháp luật - 16/05/2024 19:04

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Sự kiện - 16/05/2024 18:49

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Sự kiện - 16/05/2024 18:30

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, bà Mai đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Sự kiện - 16/05/2024 18:16

SLINK – Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK – Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK là sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo, đổi mới của cán bộ nhân viên SHB qua thời gian lắng nghe khách hàng. Trong môi trường văn hóa thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện, ngân hàng và con người SHB đã tạo nên các giải pháp dịch vụ thiết thực mang tới khách hàng.

Doanh nghiệp - 16/05/2024 16:12

Thủy điện Nước Trong - Quảng Ngãi đang làm ăn ra sao?

Thủy điện Nước Trong - Quảng Ngãi đang làm ăn ra sao?

Trong năm 2024, CTCP Thủy điện Nước Trong đặt kế hoạch doanh thu khá khiêm tốn với chỉ 90,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 37,5 tỷ đồng, giảm sâu so với kết quả đạt được trong năm 2023.

Tài chính - 16/05/2024 16:03

Midland không đủ năng lực, kinh nghiệm làm khu dân cư hơn 1.500 tỷ đồng ở Lạng Sơn

Midland không đủ năng lực, kinh nghiệm làm khu dân cư hơn 1.500 tỷ đồng ở Lạng Sơn

CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Midland là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư Hồ Sơn 3 có tổng mức đầu tư hơn 1.545 tỷ đồng ở Lạng Sơn nhưng nhà thầu này đã không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm do Lạng Sơn đưa ra.

Bất động sản - 16/05/2024 15:45

‘Biến lớn’ tại DRH Holdings: Đơn vị kiểm toán bất ngờ ngưng hợp tác

‘Biến lớn’ tại DRH Holdings: Đơn vị kiểm toán bất ngờ ngưng hợp tác

DRH Holdings chậm nộp BCTC kiểm toán 2023 và BCTN do cần thống nhất với đối tác về phương án tái cấu trúc để cung cấp cho kiểm toán xem xét, đánh giá khả năng hoạt động liên tục. Song, đến ngày 14/5, đơn vị kiểm toán bất ngờ thông báo ngưng hợp tác.

Tài chính - 16/05/2024 14:59

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.

Sự kiện - 16/05/2024 14:01

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Quay trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ phú Jeff Bezos đã lập kỷ lục khi hy vọng nhân viên của mình sẽ thức dậy với nỗi khiếp sợ ở trên giường, đổ mồ hôi vì kinh hãi. Điều này trên thực tế mang lại một lợi ích lớn hơn: Đó là sự tôn trọng tới khách hàng, tạp chí Fortune viết.

Phong cách - 16/05/2024 13:22

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Theo Savills, đến năm 2030, 9/20 thị trường quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ nằm tại Châu Á - Thái Bình Dương, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng của người tiêu dùng châu Á trong việc định hình thị trường bán lẻ toàn cầu.

Thị trường - 16/05/2024 12:48

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Tài chính - 16/05/2024 11:40

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

Ngay sau khi Bất động sản An Gia lên sàn, các đối tác chiến lược lần lượt rút vốn, chốt lời khoản đầu tư. Chủ tịch An Gia cho biết luôn rộng cửa chào đón cổ đông lớn, tổ chức vào cùng đồng hành phát triển dự án.

Tài chính - 16/05/2024 09:11

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; đường Vành đai 4... được các đại biểu quan tâm về tiến độ, đồng thời đề nghị có giải pháp khắc phục hiệu quả, ngăn chặn lãng phí tài sản nhà nước, nguồn lực xã hội.

Sự kiện - 16/05/2024 09:08

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Đã có tới 6/7 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung không nhiều.

Đầu tư - 16/05/2024 06:30

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có diện tích khoảng 268 ha, với tổng mức đầu tư 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 16/05/2024 06:30