GS-TSKH. Nguyễn Mại: Khơi thông sông Cổ Cò không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà còn có ý nghĩa văn hóa, nhân văn

Nhàđầutư
GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, việc hai tỉnh thành Quảng Nam và TP. Đà Nẵng cùng bắt tay, khơi thông dòng sông Cổ Cò dài 25km không chỉ sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc.
THANH HƯƠNG
08, Tháng 01, 2021 | 14:30

Nhàđầutư
GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, việc hai tỉnh thành Quảng Nam và TP. Đà Nẵng cùng bắt tay, khơi thông dòng sông Cổ Cò dài 25km không chỉ sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc.

Chiều nay (8/1), tại Khu đô thị Casamia Hội An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Nhadautu.vn đã tổ chức Hội thảo "Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng".

Phát biểu tại hội thảo, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, tốc độ phục hồi, tăng trưởng kinh tế năm 2021 và trung hạn 2021- 2025 tùy thuộc vào khai thác tiềm năng và lợi thế của đất nước, của từng vùng kinh tế và từng địa phương trên cơ sở tư duy đổi mới, hành động sáng tạo để khắc phục yếu kém, đồng thời tận dụng cơ hội mới.

Theo GS Nguyễn Mại, tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng gắn kết với nhau về địa lý, lịch sử và văn hóa, bổ sung và tạo điều kiện cùng nhau phát triển theo hướng đổi mới, sáng tạo.

Quảng Nam có Dự án khu đô thị, dịch vụ Nam Hội An, Khu Kinh tế mở Chu Lai gắn kết, thúc đẩy cả một vùng kinh tế duyên hải miền Trung với công nghiệp ô tô của Công ty cổ phần Trường Hải, doanh nghiệp thành công nhất, công nghiệp dệt may phát triển đô thị Tam Kỳ, Dự án chương trình phát triển công nghiệp sạch và dịch vụ gắn sân bay Chu Lai, Dự án khí- điện và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí, Dự án hệ thống cảng cá và khu neo đậu, tránh bão.

nguyen-mai

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hội An.

Trong khi đó, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế do du khách có thể tiếp cận được bằng cả bốn loại phương tiện giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Đà Nẵng đang xây dựng nhiều khu công nghiệp trong đó có Khu công nghệ cao, xây dựng đô thị thông minh, tiến tới một thành phố đáng sống.

“Việc hai tỉnh thành Quảng Nam và TP Đà Nẵng cùng bắt tay, khơi thông dòng sông Cổ Cò dài 25km (trong đó đoạn chảy qua tỉnh Quảng Nam dài 19,7km) không chỉ sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc”, GS.TSKH Nguyễn Mại nhận định.

Cụ thể, dự án nạo vét sông Cổ Cò sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy từ 5 – 6 giờ hiện nay chỉ còn chưa đầy 2 giờ, tạo điều kiện để phát triển tour du lịch đường sông đi về trong ngày; tạo lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển không gian đô thị, làm đòn bẩy giúp thị trường bất động sản sôi động, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, hình thành các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, biệt thự ven sông, làng du lịch cộng đồng.

“Là một người đã tham gia quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tôi đánh giá đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia trong giai đoạn 2021- 2025, cần được Chính phủ, các bộ đưa vào kế hoạch 5 năm sắp đến để có chính sách, cơ chế ưu đãi, tạo thuận lợi cho Quảng Nam, Đà Nẵng thực hiện nhanh và có hiệu quả cao”, GS.TSKH Nguyễn Mại nói.

Từ đó, GS.TSKH Nguyễn Mại kiến nghị với lãnh đạo hai địa phương, nên coi cuộc hội thảo này là mở đầu cho chuỗi các sự kiện khoa học để nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn từng loại vấn đề có liên quan đến đầu tư xanh, phát triển bền vững như hiệu quả kinh tế- xã hội, phát triển và môi trường sinh thái, đô thị thông minh, huy động vốn đầu tư và chính sách ưu đãi, thành lập Ban Quản lý dự án với cơ chế ủy quyền, bảo đảm một cửa, chính phủ số.

Kinh tế vùng và kinh tế địa phương gắn kết với nhau, nhưng có những nội dung khác nhau. Kinh tế vùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều địa phương như đầu tư, du lịch, ô nhiễm giòng sông, bão tố, lụt lội; đòi hỏi không chỉ là sự hợp tác giữa các địa phương mà phải có cơ chế tổ chức, bộ máy chuyên trách, kinh phí, thông tin hai chiều mới có thể giải được bài toán hài hòa lợi ích giữa các bên.

“Dự án Sông Cổ Cò nên chăng coi là hình mẫu cho kinh tế vùng thông qua sự hợp tác giữa Quảng Nam với Đà Nẵng không chỉ vì tầm quan trọng đối với hai địa phương và Vùng Kinh tế Miền Trung, mà còn từ đó để làm hình mẫu triển khai các dự án kinh tế vùng tại các địa phương khác”, GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ