Cô gái trở thành triệu phú ở tuổi 27 nhờ áp dụng 4 nguyên tắc mà người giàu hay làm

Nhàđầutư
Tôi không phải lúc nào cũng giỏi về tiền bạc. Tôi phải học cách tồn tại. Tôi lớn lên trong một gia đình người Hoa nhập cư với các cha mẹ rất yêu thương tôi nhưng cũng tiết kiệm. Họ thường cắt phiếu giảm giá để mua hàng và tái sử dụng túi zip có khóa.
VIVIAN TU
28, Tháng 12, 2023 | 07:55

Nhàđầutư
Tôi không phải lúc nào cũng giỏi về tiền bạc. Tôi phải học cách tồn tại. Tôi lớn lên trong một gia đình người Hoa nhập cư với các cha mẹ rất yêu thương tôi nhưng cũng tiết kiệm. Họ thường cắt phiếu giảm giá để mua hàng và tái sử dụng túi zip có khóa.

Mãi cho đến khi bắt đầu sự nghiệp ở Phố Wall, tôi mới nhận ra rằng những người siêu giàu ít quan tâm đến việc tằn tiện và tiết kiệm mà tập trung hơn vào việc đầu tư và phát triển sự giàu có của họ.

Vivian Tu

Vivian Tu. Ảnh: Heidi Gutman

Bằng cách quan sát và học hỏi từ thói quen của họ, tôi đã kiếm được một triệu USD đầu tiên ở tuổi 27. Dưới đây là bốn quy tắc ít được phổ biến mà người giàu thường tuân theo còn hầu hết những người khác thì lại không để ý:

1. Không cần gây ấn tượng với mọi người: Người giàu dồn phần lớn các chi tiêu vào việc mua tài sản (những thứ giúp họ kiếm tiền theo thời gian) thay vì tiêu sản (những thứ khiến họ tốn tiền theo thời gian).

the-lamborghini-aventador-is-dea

Thay vì tậu một chiếc Lamborghini hào nhoáng, nhiều người giàu lại dùng số tiền đó đầu tư vào thứ gì đó giúp họ gia tăng tài sản nhiều hơn. Ảnh Carnow

Ví dụ, thay vì mua một chiếc Lamborghini hào nhoáng, thứ sẽ mất đi một phần ba giá trị ngay khi bạn ngồi lên và lái xe về nhà, một người thực sự giàu có sẽ lấy số tiền đó mua một căn hộ hai tầng dành cho hai gia đình và cho thuê.

Họ không quan tâm bạn nghĩ gì về họ hay bạn có gây được ấn tượng gì hay không. Họ rất vui khi chi trả tiền mặt cho séc tiền thuê nhà của bạn và để bạn trả tiền thế chấp của họ.

2. Tư duy về sự dồi dào: Rất nhiều người có tư duy kiểu 'khan hiếm', nghĩa là họ thường xuyên có cảm giác rằng chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền, rằng chúng ta sắp gặp thảm họa và chúng ta phải tích trữ từng xu cuối cùng.

abundance-scarcity

Tư duy về sự dồi dào giúp bạn lạc quan hơn. Ảnh từ nguồn Radio 316

Lối suy nghĩ này khiến mọi người trở nên rất cạnh tranh với những người khác có hoàn cảnh tài chính tương tự. Vì vậy, bạn rơi vào tầng dưới cùng của kim tự tháp vớ những người dành toàn bộ thời gian và sức lực của họ để tranh giành tài nguyên, thay vì cố gắng lật đổ những người ở phía trên hay ở trên cùng.

Ngược lại, người giàu có tư duy dồi dào. Vì họ biết mình sẽ có khả năng thanh toán các hóa đơn nên họ không lo lắng. Điều này mang lại cho họ quyền tự do quyết định xem họ muốn làm gì với thời gian của mình, thay vì chỉ tập trung vào những gì họ cần làm để tồn tại.

3. Suy nghĩ dài hạn: Người giàu hiểu rằng đôi khi mọi thứ cần có thời gian và họ sẵn lòng chờ đợi. Họ là những vị vua và nữ hoàng về sự sự hài lòng muộn màng.

Longterm bigstock

Nghĩ về dài hạn giúp họ đạt đến những mục tiêu lâu dài hơn. Minh họa của BigStocks

Ví dụ, một người giàu không có vấn đề gì khi gửi tiền vào tài khoản hưu trí. Họ không ngần ngại về số tiền 6.000 USD mà họ đầu tư vào tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) trong năm nay, dù cho số tiền đầu tư này sẽ chỉ được nhận lại cho đến khi họ tới 59 tuổi rưỡi.

Nhưng họ biết rằng họ không thể tiêu số tiền đó bây giờ chứ không phải là nó đã biến mất. Thực tế thì ngược lại: Họ càng chờ đợi lâu thì sau này họ càng nhận được nhiều tiền hơn.

4. Chia sẻ, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau: Người giàu thích được biết đến là người thông minh nhất trong nhóm bạn của mình: Đó là người có gu thẩm mỹ tốt nhất, người đi đầu trong mọi xu hướng. Bạn sẽ thường nghe họ nói những điều kiểu như:

- Tôi có một người tuyệt vời có thể giúp bạn đóng thuế ít nhất, bạn nên làm việc với anh ấy.

- Tôi đã tìm thấy quán bar phục vụ cocktail ngon nhất, bạn nên thử rượu martini ở đó

- Tôi đã tham gia một câu lạc bộ đồng quê tuyệt vời nhất, và tôi cũng sẽ tài trợ cho bạn tham gia câu lạc bộ đó.

Scratching

Người giàu hiểu rằng việc hỗ trợ (gãi lưng) cho nhau là cách tốt để cùng tiến lên. Minh họa của Getty Images

Họ nhận ra rằng khi họ cởi mở về kiến thức của mình, người khác sẽ có xu hướng chia sẻ những gì họ biết hơn.

Đó là một dạng tiền tệ có giá trị khác và cũng chính là lý do khiến người giàu không yêu thích gì hơn ngoài việc đưa những người bạn thân của mình vào vị trí quyền lực.

Quá trình suy nghĩ của họ là: "Tôi không đủ tiêu chuẩn cho công việc này, nhưng bạn tôi thì có, và một khi cô ấy nhận được nó, cô ấy sẽ biết ơn tôi rất nhiều. Sau đó, ngay khi cô ấy ở vị trí lãnh đạo, tôi sẽ được tham gia vào toàn bộ mạng lưới đó".

Đúng, đó là vì họ muốn thấy bạn bè mình thành công, nhưng cũng là vì họ đang suy nghĩ một cách chiến lược, và hướng tới tương lai.

* VIVIAN TU là cựu chuyên gia giao dịch ở Phố Wall, nhà giáo dục, người dẫn chương trình podcast và là người sáng lập Chương trình công bằng tài chính Your Rich BFF.

AN AN chuyển ngữ

Điều chỉnh kích thước chữ