Tạo lập vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết xây dựng thành phố thông minh

TS.TRẦN HỮU HIỆP Ts Tra6
07:02 30/04/2019

Trong điều kiện các nguồn lực đầu tư ngày càng khan hiếm, thì việc nhận diện, tìm ra cơ chế, chính sách và giải pháp tạo lập vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết xây dựng thành phố thông minh đang triển khai riêng lẻ ở từng địa phương là nguồn lực đầu tư mới quan trọng.

“Tài nguyên ảo” không còn ảo

Tài nguyên là nguồn của cải có sẵn trong tự nhiên chưa khai thác hoặc đang được khai thác, là mọi đối tượng của xử lý thông tin như bộ nhớ, tệp dữ liệu, chương trình máy tính (Từ điển Tiếng Việt, trang 1373-1374, Trung tâm Từ điển học – Vietlex, 2011).

Tài nguyên thể hiện dưới dạng vật thể như tài nguyên đất, tài nguyên nước hoặc dưới dạng phi vật thể như tri thức khoa học.

Trong thời đại kinh tế tri thức, các dạng “tài nguyên ảo” dưới dạng thông tin, dữ liệu sẽ không còn ảo mà là một nguồn lực đầu tư. Trong đó, các loại hình kinh tế chia sẻ được gia tăng và chia sẻ giá trị từ các loại tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình như tri thức, công nghệ, tạo lập thành các nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kinh tế chia sẻ (sharing economy) là mô hình thị trường được chia sẻ mang tính cộng đồng thông qua các dịch vụ trực tuyến, dựa trên nhu cầu và lợi ích chung của các tác nhân tham gia, nhằm khai thác tối đa các lợi ích kinh tế nhàn rỗi trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà nó còn trong trạng thái tài nguyên chưa khai thác.

Trong bối cảnh mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống không còn nhiều dư địa, kinh tế chia sẻ có khả năng trở thành động lực mới góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Dù mới xuất hiện ở nước ta vài năm gần đây, nhưng kinh tế chia sẻ đang thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Nổi lên là 3 loại hình dịch vụ kinh tế chia sẻ phổ biến trong lĩnh vực vận tải, du lịch và ngân hàng. Kinh tế chia sẻ cũng đang góp phần cải cách bộ máy hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, thúc đẩy cải cách thể chế.

Grab là một dạng thức của kinh tế chia sẻ được “nhập khẩu” vào Việt Nam năm 2014 và phát triển nhanh chóng. Ứng dụng này giúp người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ taxi, mở ra nhiều khả năng cho chủ sở hữu tận dụng phương tiện cá nhân để kinh doanh mọi lúc, mọi nơi mà không nhất thiết phải tổ chức theo một đơn vị kinh doanh với bộ máy cồng kềnh.

Sau đó, nhiều mô hình kinh tế chia sẻ thuần Việt như ứng dụng gọi xe miễn phí GO-IXE, VATO, Gonow của Viettel, T.Net của FPT ra đời. Chỉ riêng ở TPHCM, theo số liệu của Sở Giao thông vận tải, tính đến năm 2017 đã có 25.000 xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ ngồi đã được cấp phù hiệu và có đến 24.000 chiếc đang tham gia mạng lưới Grab.

Trong khi số xe taxi truyền thống chỉ bằng 46% so với xe Grab. Báo cáo 5 năm thành lập Grab (Grab, 2017), thì hành khách đã tiết kiệm được 51% thời gian, giảm 20 – 30% chi phí đi lại, giảm 40% những loại giấy tờ khi quyết toán chi phí.

Trong lĩnh vực thương mại, du lịch nhiều app được cung cấp miễn phí qua mạng Internet như Trivago.vn tìm kiếm phòng khách sạn giá rẻ, Foody.vn đặt món ăn nhà hàng, các công cụ bán hàng qua mạng Facbook, Zalo Shop, Adayroi.com, công cụ Google Map tìm địa điểm.

Các dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ, kết nối bên cho vay và người vay như lendbiz.vn, tima.vn, các loại ví số Momo, VNKash, ZaloPay, Bankplus, ví điện tử Ngân Lượng (nganluong.vn), Smartlink tạo ra nhiều ứng dụng tuyệt vời cho những hình thái mới của kinh tế chia sẻ, mở ra khả năng ứng dụng tốt hơn trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý đô thị, môi trường, y tế, giáo dục.

Kết quả khảo sát của Nielsen về Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á sẵn sàng mô hình kinh doanh chia sẻ, thì chỉ có 18% người Việt được hỏi từ chối chia sẻ tài sản cá nhân. Trong khi số người sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ tại Việt Nam lên tới 76%, cao hơn mức bình quân 66% của toàn cầu (Nielsen, 2014).

Nhận diện điểm nghẽn và rủi ro

Mặc dù được nhìn nhận có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển, nhưng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam cũng đang vướng những điểm nghẽn và nguy cơ rủi ro cần nhận diện để khắc phục.

Thứ nhất, nền tảng pháp lý hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ, các mô hình kinh tế chia sẻ mới. Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Thương mại điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ thông tin, các luật thuế về nghĩa vụ tài chính và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định đầy đủ, cụ thể về loại hình kinh tế chia sẻ. Còn thiếu các qui định rõ ràng trách nhiệm của các bên trong kinh tế chia sẻ, thường là quan hệ “3 bên” thay vì “hai bên” trong quan hệ hợp đồng kinh tế, dân sự truyền thống, nên dễ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Điều đó vừa tạo ra các “khoảng trống pháp lý”, vừa cản trở phát triển các loại hình kinh tế chia sẻ.

Thứ hai, sự lúng túng trong của các cơ quan quản lý do các loại hình kinh tế chia sẻ có sự đan xen, giao thoa với kinh doanh truyền thống, dễ dẫn đến chồng lấn chức năng của các Bộ/ngành. Trong khi hoạt động quản lý chưa đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa kinh tế truyền thống và kinh tế chia sẻ như sự bất bình đẳng trong đăng kí và hoạt động kinh doanh biểu hiện qua vụ tranh chấp dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Vinasun và Grab Việt Nam.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng, các ứng dụng nền tảng như điện toán đám mây, công nghệ vệ tinh, viễn thám của Việt Nam chưa đủ sức tạo ra hệ sinh thái lý tưởng cho các loại hình kinh tế chia sẻ. 6 loại cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng theo Quyết định 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ là CSDL quốc gia về Dân cư, CSDL quốc gia về Đất đai, CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia Thống kê tổng hợp về Dân số, CSDL quốc gia về Tài chính và CSDL quốc gia về Bảo hiểm, hoặc đang được xây dựng, hoặc chưa có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho các loại hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ.

Thứ tư, hệ thống mạng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lổ hổng dữ liệu. Thông tin bị rò rỉ, bị mua bán trái phép, thậm chí còn là môi trường hoạt động của các dạng lừa đảo qua mạng, của tội phạm công nghệ cao.

Thứ năm, thiếu liên kết trong việc triển khai xây dựng thành phố thông minh, dẫn đến khó chia sẻ các nguồn “tài nguyên ảo” từ hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng ứng dụng cho các mô hình kinh tế chia sẻ trong tương lai. Có thể nhận thấy nhiều địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ, … đang triển khai xây dựng các Smart City, nhưng làm riêng lẻ, thiếu liên kết, thiếu các chuẩn công nghệ đồng bộ để liên thông quốc gia.

Khơi thông điểm nghẽn, tạo lập nguồn vốn

Tạo lập vốn thường được hiểu là các phương thức mà doanh nghiệp, chủ thể đầu tư, kinh doanh, thương mại sử dụng để huy động các nguồn vốn nhằm thiết lập nguồn tài chính để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chủ thể “tạo lập vốn” còn có thể là các cơ quan thẩm quyền thuộc khu vực công. Việc nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư cần được nhìn nhận như một cách thức tạo lập nguồn vốn.

Để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ kinh tế chia sẻ và liên kết các Smart City, cần xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch tích hợp, liên kết đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, phát triển các loại thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học-công nghệ và thiết lập hệ thống thông tin tích hợp dữ liệu vùng, quốc gia.

Trên cơ sở đó, cần tăng cường liên kết, xây dựng 5 trụ cột của các thành phố thông minh. Đó là: (1) Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở (2) Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh TP (3) Xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo KT-XH TP (4) Thành lập trung tâm an toàn thông tin TP (5) Xây dựng chính quyền điện tử trong hời kỳ chuyển đổi số, chuyển dần chính quyền điện tử sang chính quyền số để phù hợp vai trò quản lý đô thị thông minh.

Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch & đầu tư chủ trì xây dựng đề án kinh tế chia sẻ trình Chính phủ trong tháng 6 năm 2019. Theo đó, cần tổ chức thực thi các cơ chế, chính sách, giải pháp liên kết tạo lập nguồn vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết các Smart City theo hướng:

Một là, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, văn bản pháp quy của Chính phủ hướng dẫn thi hành các đạo luật, nhất là các đạo luật thiết yếu như đã nêu để huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ kinh tế chia sẻ, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế chia sẻ và truyền thống.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm hệ thống mạng, phát triển các ứng dụng nền tảng như điện toán đám mây, công nghệ vệ tinh, viễn thám đủ sức tạo ra hệ sinh thái lý tưởng cho các ứng dụng nền tảng của các dạng thức kinh tế chia sẻ; đồng thời phòng ngừa rủi ro, đổ vỡ hệ thống từ việc lạm dụng tiện ích của các mô hình kinh tế chia sẻ, bẫy nợ tiêu dùng từ các loại thẻ tín dụng số, các loại ví điện tử hay các loại tội phạm công nghệ cao.

Ba là, xây dựng cơ chế tài chính sáng tạo để huy động nguồn lực tài chính từ khu vực công lẫn khu vực tư để hỗ trợ cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ, xây dựng thành phố thông minh.

Bốn là, nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, điều phối hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước theo hướng kiến tạo và khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế chia sẻ. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong việc triển khai xây dựng các Smart City, đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ, hệ thống thông tin đồng bộ, tạo ra hệ sinh thái lý tưởng cho các mô hình kinh tế chia sẻ.

Năm là, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng cho các liên kết chính quyền, liên kết thị trường, liên kết quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực “tài nguyên ảo”.

Việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tạo lập nguồn vốn từ kinh tế chia sẻ và liên kết các thành phố thông minh có ý nghĩa quan trọng. Nhưng quan trọng hơn vẫn là tư duy, tầm nhìn và thực thi theo lộ trình phù hợp để hiện thực hóa nó .

  • Cùng chuyên mục
Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Trong bối cảnh thách thức của thị trường, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu quốc tế do BIM Land – thành viên Tập đoàn BIM Group phát triển đang đón nhận nhiều điểm sáng tích cực.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 08:00

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Watches of Switzerland cho biết thị trường đồng hồ xa xỉ của Mỹ là 'ổn định' nhất thế giới. Khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, nhu cầu trên thị trường đồng hồ xa xỉ tiếp tục ổn định sau thời kỳ bùng nổ và tụt đáy vào năm 2021-2022, đặc biệt là ở Mỹ.

Thị trường - 20/05/2024 07:42

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Tỷ phú đầu tư gạo cội Warren Buffett đã có một quyết định tồi tệ khi đầu tư vào tập đoàn truyền thông Mỹ Paramount và cho biết ông đã đảm bảo rằng Berkshire Hathaway đã rút lui trước khi cổ phiếu của công ty này giảm sâu hơn, theo Fortune.

Phong cách - 20/05/2024 07:10

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nhu cầu nhà ở không ngừng gia tăng thì hàng chục nghìn căn hộ phục vụ tái định cư đã hoàn thiện lại đang bị bỏ hoang, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 trên địa bàn huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng được kỳ vọng sẽ là "thỏi nam châm" thu hút đầu tư đa dạng các ngành, lĩnh vực như: Công nghiệp nhẹ, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin và công nghệ cao...

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Sau nhiều năm triển khai, dự án Khu dân cư cồn Tân Lập (tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng vẫn ngổn ngang. Mới đây, Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị Sở TN&MT cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án trên.

Pháp luật - 20/05/2024 06:30

Traveloka 'bắt tay' Cebu Pacific thúc đẩy du lịch Việt Nam - Philippines

Traveloka 'bắt tay' Cebu Pacific thúc đẩy du lịch Việt Nam - Philippines

Cú bắt tay của Traveloka và hãng hàng không giá rẻ của Philippines, Cebu Pacific được cho là động thái thúc đẩy du lịch đến hai trong số những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á hiện tại, Việt Nam và Philippines.

Thị trường - 20/05/2024 06:30

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 7, xem xét công tác nhân sự cấp cao

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 7, xem xét công tác nhân sự cấp cao

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV chính thức họp phiên khai mạc kỳ họp thứ 7. Công tác nhân sự cấp cao là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp.

Sự kiện - 20/05/2024 06:17

FPT, NTP vào danh sách thoái vốn của SCIC

FPT, NTP vào danh sách thoái vốn của SCIC

Danh sách thoái vốn đợt 2/2024 của SCIC có 31 cái tên với nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang.

Tài chính - 19/05/2024 17:11

Chuyên gia: Giá vàng sẽ đạt 2.500 USD/oz vào tuần tới

Chuyên gia: Giá vàng sẽ đạt 2.500 USD/oz vào tuần tới

Giá vàng tăng mạnh trong tuần qua, phiên cuối tuần vượt 2.400 USD, gần chạm mức cao kỷ lục lịch sử do phấn khích bởi các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc và gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sắp cắt giảm lãi suất.

Tài chính - 19/05/2024 17:08

Gắn kết và tràn đầy sức trẻ: Chất riêng của cộng đồng cư dân Phú Đông

Gắn kết và tràn đầy sức trẻ: Chất riêng của cộng đồng cư dân Phú Đông

Bốn mùa sự kiện, nơi không ai bị bỏ lại, nơi thấy nhịp đập sôi nổi của tuổi trẻ, sự san sẻ nghĩa tình là xóm giềng, của cộng đồng lịch thiệp, gắn kết và văn minh,…ấy là những gì cư dân trải lòng sau những năm tháng gắn bó cùng cộng đồng cư dân Phú Đông.

Doanh nghiệp - 19/05/2024 17:08

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn, sản xuất và thiết kế chíp, công nghiệp ven biển, du lịch biển, kinh tế hàng hải; chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng biển...

Sự kiện - 19/05/2024 16:35

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sẽ phát hành tổng cộng 304,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 15.225 tỷ đồng. Trong đó, công ty chào bán 243,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cp và 61 triệu đơn vị trả cổ tức.

Tài chính - 19/05/2024 11:20

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ngày mai (20/5), Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Sự kiện - 19/05/2024 09:20

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 19/05/2024 07:49

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

Bánh Givral – công ty con của OCH đã vay VietinBank 1.500 tỷ đồng và huy động vốn tự có để mua 100% vốn Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Trước khi về tay Bánh Givral, Bình Hưng được OCH bán 99% vốn cho một số cá nhân, tăng vốn mạnh và có khoản đầu tư nắm 30% vốn IDS Equity Holdings.

Tài chính - 19/05/2024 07:00