Nguồn thu 'khủng' từ các chương trình đầu tư nhập tịch

Nhàđầutư
Chương trình đầu tư nhập tịch (CBI) thu hút các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ở các quốc gia đang phát triển. Với khả năng mang lại những giá trị vượt bậc cho không chỉ cá nhân mà còn các quốc gia áp dụng, thị trường CBI đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ USD mỗi năm.
THANH TRẦN
26, Tháng 08, 2020 | 15:46

Nhàđầutư
Chương trình đầu tư nhập tịch (CBI) thu hút các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ở các quốc gia đang phát triển. Với khả năng mang lại những giá trị vượt bậc cho không chỉ cá nhân mà còn các quốc gia áp dụng, thị trường CBI đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ USD mỗi năm.

visa-thi-thuc-la-gi-ho-chieu-passport-la-gi-thu-tuc-dang-ky

Thị trường CBI đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ USD mỗi năm.

Vào giữa những năm 2000, hòn đảo St. Kitts và Nevis nhỏ bé ở Caribe là quốc gia mắc nợ nhiều thứ ba trên thế giới. Bị kìm hãm bởi việc EU cắt giảm trợ cấp vốn đã hỗ trợ ngành mía đường của St Kitts, nền kinh tế của nó đã bị đình trệ. Khoảng 30% dân số sống dưới mức nghèo khổ, làm trầm trọng thêm các vấn đề về an ninh xã hội, khiến hòn đảo hơn 50.000 người ở đây có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới.

Năm 2006, mọi thứ đã thay đổi. Chính phủ đã thuê công ty tư vấn lập kế hoạch quốc tịch Henley & Partners để thiết kế lại và công bố chương trình đầu tư nhập tịch (CBI). Điều này cho phép những người nước ngoài giàu có, giao dịch tiền mặt (hoặc một khoản đầu tư bất động sản đáng kể) để đổi lấy hộ chiếu của St. Kitts.

Ngày nay, hộ chiếu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của hòn đảo. Chỉ trong một năm, St. Kitts đã tích lũy được 470 triệu USD từ việc bán hộ chiếu, chiếm 25% GDP của nó.

Với St. Kitts là hình mẫu, thương mại hộ chiếu toàn cầu đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ USD mỗi năm. Khoảng 30 đến 40 quốc gia hiện cung cấp CBI hoặc các chương trình cư trú.

Ngành công nghiệp này hoạt động thông qua các trung gian như Henley & Partners - các công ty tư vấn phát triển, môi giới và công khai "các cơ hội đầu tư". Những người trung gian này sẽ làm việc với các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao để chuẩn bị đơn xin nhập quốc tịch và đổi lại kiếm được một khoản hoa hồng khổng lồ.

Nhiều quốc gia, bao gồm Anh, Mỹ và Canada - nơi thiết lập chương trình CBI đầu tiên vào những năm 80 - từ lâu đã cấp thị thực cư trú cho người nước ngoài. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có hơn, thường có xu hướng cung cấp quyền cư trú hơn là quyền công dân, mặc dù các chương trình này có thể đóng vai trò như một con đường để giúp họ trở thành công dân.

Bruno L’Ecuyer, Giám đốc điều hành của Hội đồng Di cư Đầu tư, một tổ chức nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho ngành này, cho biết: "Nhiều chính phủ bị thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và đang tìm kiếm những cách mới để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài".

Những người ủng hộ chỉ ra rằng các chương trình CBI cung cấp cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn nguồn tài nguyên hàng triệu USD.

Thủ tướng Antigua & Barbuda, Gaston Browne, tiết lộ chương trình đầu tư nhập tịch (CBI) của đất nước đã huy động được khoảng 300 triệu USD dưới hình thức doanh thu trực tiếp và đầu tư vốn trong năm 2017, tương đương khoảng 20% GDP của quốc gia.

Thủ tướng cho biết khoảng 4/5 nguồn thu là từ các khoản đầu tư vào bất động sản và các doanh nghiệp khác, phần còn lại là nguồn thu trực tiếp cho chính quyền trung ương dưới hình thức đóng góp và phí.

Micha Emmett, Giám đốc điều hành của CS Global Partners, cho biết: "Các chương trình của CBI, khi hoạt động theo thông lệ tốt nhất, đang đóng góp đáng kể vào GDP của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Caribe".

Vào năm 2018, Thủ tướng Roosevelt Skerrit của Dominica đã tiết lộ rằng ​​doanh thu liên quan đến chương trình CBI đã chiếm gần 52% tổng doanh thu của chính phủ trong năm tài chính.

Ông cho biết, tổng doanh thu đã lên tới khoảng 291 triệu USD. Sau mùa bão năm trước đó, chương trình này đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh tế trên đảo.

"Bão Maria đã quét sạch số tiền tương đương 1,3 tỷ USD hoặc khoảng 226% GDP của chúng tôi", ông Skerrit nói. Trong một cuộc phỏng vấn với Investment Migration Insider, Thủ tướng Skerrit cho biết chương trình đầu tư nhập tịch của đất nước ông là 'một chiếc phao cứu sinh' theo đúng nghĩa đen sau những cơn bão.

Trong khi đó, tại Cộng hòa Vanuatu, chương trình CBI cũng đang là khoản thu lớn hỗ trợ nền kinh tế nước này. Tính đến cuối tháng 6 năm nay, chính phủ Vanuatu đã thu 62,7 triệu USD, gần 80% nguồn thu ngân sách dự kiến của cả năm.

Doanh số bán căn cước công dân của đảo quốc thuộc châu Đại Dương vẫn đang tăng mạnh. Người đứng đầu cơ quan tư pháp nước này là ông Ronald Warsal nói với Vanuatu Daily Post rằng doanh thu từ hoạt động bán quốc tịch sẽ qua ngưỡng 84,6 triệu USD vào giữa tháng 8, vượt mức dự kiến hàng năm.

Còn tại quốc đảo Síp, từ năm 2008 đến năm 2018, 3.336 nhà đầu tư nước ngoài và thành viên gia đình của họ đã trở thành cư dân của đất nước. Theo thống kê chính thức, những người nước ngoài giàu có bắt đầu bày tỏ sự quan tâm nhiều hơn đến Síp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013, khi chính phủ đưa ra một số lợi ích nhằm thu hút vốn tư nhân nước ngoài vào nền kinh tế của đất nước.

Đỉnh điểm của xu hướng này đã được ghi nhận vào năm 2017. Từ tháng 1 đến tháng 12, nhà chức trách Síp đã cấp hộ chiếu cho 1.013 người nộp đơn. Năm 2018, 92 ứng cử viên đã trở thành cư dân. Qua toàn bộ giai đoạn tồn tại của chương trình, khoảng 5 tỷ euro đã được đóng góp cho nền kinh tế của Síp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ