Fri, January 26, 2024 | 6:48 am GTM+7

Khảo sát mới cho thấy Ấn Độ và Việt Nam là điểm đến ưa thích của các công ty Mỹ

CHÍ THÀNH -

Các công ty Mỹ ngày càng coi Trung Quốc là một rủi ro cho chuỗi cung ứng của họ trong khi các nước láng giềng như Ấn Độ và Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi các công ty Mỹ tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác ngoài Trung Quốc, CNBC dẫn kết quả khảo sát mới nhất của OnePoll cho hay.

Có tới 61% trong số 500 nhà quản lý cấp điều hành của Hoa Kỳ được công ty nghiên cứu thị trường OnePoll của Anh khảo sát cho biết họ sẽ chọn Ấn Độ thay vì Trung Quốc nếu cả hai nước có thể sản xuất cùng một loại nguyên liệu, trong khi 56% thích Ấn Độ phục vụ nhu cầu chuỗi cung ứng của họ trong thời gian 5 năm tới thay cho Trung Quốc.

Dixon-gettyima

Công nhân lắp ráp điện thoại di động tại nhà máy Dixon Technologies ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, ảnh chụp ngày 28/1/2021. Ảnh Bloomberg/Getty Images

Cuộc khảo sát cho thấy 59% số người được hỏi cho rằng việc lấy nguyên liệu từ Trung Quốc là "hơi rủi ro" hoặc "rất rủi ro", so với 39% của Ấn Độ.

Ít nhất một phần tư số giám đốc điều hành tham gia cuộc khảo sát độc lập của bên thứ ba, do thị trường chứng khoán Ấn Độ India Index ủy quyền vào tháng 12, cho biế hiện họ không nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Samir Kapadia, Giám đốc điều hành của India Index và giám đốc điều hành chính tại Vongel Group, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNBC: "Các công ty đang coi Ấn Độ là một chiến lược đầu tư dài hạn chứ không phải là một giải pháp ngắn hạn để tránh thuế quan".

Mối quan hệ nồng ấm giữa Mỹ và Ấn Độ, do Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Narendra Modi tạo ra, cùng với chính sách "bạn bè thân hữu" (friendshoring) với Ấn Độ trước đó đã khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa các hoạt động ra khỏi Trung Quốc và lựa chọn Ấn Độ trở thành một địa điểm thay thế hấp dẫn.

Mối quan hệ giữa hai nước bước sang một chương mới với chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Modi tới Nhà Trắng vào tháng 6 năm ngoái, nơi một loạt thỏa thuận về hợp tác lớn trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã được ký kết.

"Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có bầu không khí khá lạnh lẽo. Trong khi đó, đã có một loạt các cuộc đối thoại, đối thoại và thỏa thuận giữa Mỹ và Ấn Độ", Kapadia nói.

An do My-gettyima

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi  tại buổi lễ đón tiếp trong chuyến thăm cấp nhà nước ở Washington, DC, Hoa Kỳ, vào thứ Năm, ngày 22/6/2023. Ảnh

Bloomberg/Getty Images

Ấn Độ đã chứng kiến hàng loạt thông báo về đầu tư vào nước này trong thời gian gần đây.

Đầu tháng này, Maruti Suzuki tuyên bố sẽ đầu tư 4,2 tỷ USD để xây dựng nhà máy thứ hai tại nước này. Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam VinFast cũng cho biết vào tháng 1 rằng họ đặt mục tiêu chi khoảng 2 tỷ USD để thành lập nhà máy ở Ấn Độ.

Rủi ro vẫn còn

Bất chấp sự lạc quan, các công ty Mỹ vẫn thận trọng với năng lực chuỗi cung ứng của Ấn Độ.

Cuộc khảo sát cho thấy 55% số người được hỏi nhận thấy đảm bảo chất lượng là "rủi ro ở mức trung bình" mà họ có thể gặp phải nếu có nhà máy ở Ấn Độ.

Vào tháng 9, nhà cung cấp Pegatron của Apple đã phải tạm thời ngừng hoạt động tại nhà máy của họ ở khu vực Chengalpattu gần Chennai sau khi một đám cháy bùng phát.

Rủi ro giao hàng (48%) và trộm cắp IP (48%) cũng là mối lo ngại đối với các công ty Mỹ đang nhắm đến Ấn Độ.

foxconn-China BB

Công nhân tại nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple của Foxconn tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh Bloomberg

Amitendu Palit, nhà nghiên cứu cấp cao và trưởng nhóm nghiên cứu về thương mại và kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nam Á, cảnh báo rằng các công ty khác đang tìm cách chuyển toàn bộ hoặc một phần chuỗi cung ứng của họ sang Ấn Độ có thể không thể bắt kịp sự hiện diện nhanh chóng của Apple tại quốc gia này.

"Những gì Apple đã làm sẽ không thể được nhiều công ty khác làm ngay lập tức và nhanh chóng. Apple có khả năng tạo ra một hệ sinh thái nhanh hơn nhiều so với các công ty khác, vì vậy cần phải được tính đến thời gian", Palit nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn trên Zoom.

Cả Palit và Kapadia đều đồng ý rằng việc chuyển hoàn toàn chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là không thể.

Kapadia nói: "Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ bị loại khỏi phương trình. Thực tế là Trung Quốc sẽ luôn là nền tảng trong chiến lược chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ".

Raymund Chao, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc của PwC, cho biết đầu tư vào Trung Quốc vẫn mạnh mẽ và đây vẫn là "lựa chọn thứ hai" cho các khoản đầu tư sau Mỹ.

Việt Nam là lựa chọn tốt nhất tiếp theo?

applecenter Hanoi

Một trung tâm mang logo của Apple tại Hà Nội. Ảnh VnExpress/Luu Quy

Tương tự như Ấn Độ, Việt Nam cũng là lựa chọn trong tâm trí các nhà đầu tư khi áp dụng chiến lược "Trung Quốc cộng một".

Sự lạc quan ở thị trường Việt Nam đã khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hơn 14% vào năm ngoái so với năm 2022.

Theo dữ liệu của LSEG, 29 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cam kết vào Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái.

Nhưng Việt Nam sẽ không thể đạt được những gì Ấn Độ có thể, Kapadia chỉ ra và giải thích rằng quốc gia đông dân nhất thế giới (ước tính 1,428 tỷ người vào 2023) có khả năng tiếp cận "một lượng khách hàng rất lớn mà Việt Nam không có".

"Các công ty không đưa ra những quyết định này vì mục đích chênh lệch chi phí. Họ đưa ra những quyết định này để tiết kiệm chi phí đồng thời tiếp cận thị trường. Bạn sẽ không thấy được lợi ích tương tự khi chuyển sang Việt Nam", ông nói thêm.

  • Read More
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Doanh nghiệp - Thu, May 8, 2025 | 12:17 pm GMT+7

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.

Doanh nghiệp - Thu, May 8, 2025 | 12:17 pm GMT+7

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Doanh nghiệp - Thu, May 8, 2025 | 12:16 pm GMT+7

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Thị trường - Thu, May 8, 2025 | 9:31 am GMT+7

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp - Thu, May 8, 2025 | 8:22 am GMT+7

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.

Doanh nghiệp - Thu, May 8, 2025 | 8:04 am GMT+7