[Café cuối tuần] Làm thế nào để trị được 'bệnh thừa tiền'?

Nhàđầutư
Tại cuộc họp của Chính phủ mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhiều lần đề cập đến tình trạng tiền tồn kho trong hệ thống ngân hàng hiện nay với mức độ như một căn bệnh - "bệnh thừa tiền". Đây không chỉ là cách ví von giàu hình ảnh mà thể hiện một thực trạng báo động cho nền kinh tế.
TRỌNG PHÚC
09, Tháng 09, 2023 | 10:25

Nhàđầutư
Tại cuộc họp của Chính phủ mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhiều lần đề cập đến tình trạng tiền tồn kho trong hệ thống ngân hàng hiện nay với mức độ như một căn bệnh - "bệnh thừa tiền". Đây không chỉ là cách ví von giàu hình ảnh mà thể hiện một thực trạng báo động cho nền kinh tế.

cnt05305-6055

Thừa tiền trong ngân hàng khiến nguy cơ chậm tăng trưởng tín dụng ngày một rõ nét. Ảnh: Báo Thanh Niên

Nguyên nhân sụt giảm tín dụng

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, hệ thống ngân hàng thừa tiền hay tồn kho tiền cũng giống như doanh nghiệp bị tồn kho hàng hoá. Đây là thực trạng đáng báo động cho một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng, nhưng việc tăng trưởng tín dụng đang rất khó khăn dẫn đến thừa tiền trong hệ thống khiến nguy cơ chậm tăng trưởng ngày một rõ nét.

Theo NHNN, tổng tín dụng trong nền kinh tế đến cuối tháng 7/2023 mới đạt 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với đầu năm, trong khi đó mục tiêu cả năm là 14-15%. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, 7 tháng tăng trưởng tín dụng lại đi lùi so với 6 tháng đầu năm (mức tăng 6 tháng đầu năm đạt 4,73%).

Đây là nguyên nhân chính cho việc dư thừa tiền trong hệ thống ngân hàng giai đoạn vừa qua. Sau giai đoạn cách ly vì dịch bệnh, sức khỏe hệ thống doanh nghiệp đã bị suy giảm nghiêm trọng, thêm vào đó là cú sập của thị trường trái phiếu vào quý IV/2022 lại càng đẩy hệ thống doanh nghiệp khó khăn hơn trong tiếp cận vốn.

Đồng thời, lạm phát và chính sách thắt chặt của các nước phương Tây đã làm giảm tổng cầu chung của thế giới, kèm theo là việc suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn khác là Trung Quốc cũng tác động mạnh mẽ đến hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.

Những yếu tố trên đã khiến hệ thống doanh nghiệp Việt Nam bị lung lay dữ dội, năng lực sản xuất sụt giảm, năng lực vốn suy kiệt dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động. Khi hệ thống doanh nghiệp không đủ khả năng tiếp cận vốn tín dụng do nguyên nhân chủ quan là chính năng lực của doanh nghiệp và khách quan là đơn hàng và năng lực sản xuất sụt giảm dẫn đến tăng trưởng tín dụng sụt giảm. Trong khi chính bản thân hệ thống ngân hàng cũng không thể mạo hiểm hạ chuẩn tín dụng để cho vay hệ thống doanh nghiệp đang yếu kém để tăng rủi ro tín dụng và có thể tạo ra hệ lụy lớn hơn trong tương lai.

Ngoài ra, kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng, kéo theo sự sụt giảm của tín dụng tiêu dùng. Những yếu tố này đã khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh và khiến tiền dư thừa tại hệ thống như hiện tại.

Như vậy, theo quy luật chung của thị trường, khi cung lớn thì giá giảm, tiền dư thừa dẫn đến lãi suất huy động tại hệ thống ngân hàng thương mại phải hạ xuống nhanh chóng, tuy nhiên lãi suất đầu ra cho vay sẽ chưa thể giảm với tốc độ tương ứng vì luôn phải có độ trễ.

Giải pháp

Với tình trạng hiện tại, câu hỏi được đặt ra là khi nào tín dụng tăng trưởng trở lại và góp phần thúc đẩy kinh tế mà không thể hoặc không nên hạ chuẩn tín dụng hay nói cách khác "bệnh thừa tiền" trong hệ thống ngân hàng cần được "chẩn" và "trị" như thế nào?

Thị trưởng sẽ tự điều chỉnh cân bằng trở lại khi lãi suất cho vay giảm theo lãi suất huy động, những doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn vay vốn sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn, giá cả đầu vào giảm dẫn đến giá đầu ra sẽ giảm, điều này sẽ kích thích cầu tiêu dùng và từ đó đẩy nhu cầu tín dụng của cả cá nhân và doanh nghiệp tăng lên.

Cần có những biện pháp kích thích tiêu dùng để đẩy tiêu dùng nội địa lớn hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất (chính sách tài khoá cần phải được sử dụng tốt và linh hoạt trong điều kiện hiện tại để thúc đẩy tiêu dùng).

Tiếp tục quyết liệt triển khai giải ngân đầu tư công để thúc đẩy các yếu tố cấu thành khác phát triển từ công ăn việc làm đến sản xuất kinh doanh đi kèm.

Giải quyết dứt điểm nhanh chóng từng dự án, từng vùng miền về thủ tục đất đai để giải phóng nguồn lực bị kẹt tại các dự án bất động sản chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý. Cần sửa đổi quy định chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng đất để giải quyết những trường hợp không đủ năng lực, tạo hành lang cho việc mua bán sáp nhập dự án thuận lợi thuận tiện, tăng tính thanh khoản trong hệ thống doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư bất động sản.

Giải quyết dứt điểm tình trạng sở hữu chéo của các ngân hàng tư nhân để giải phóng nguồn lực ra nền kinh tế, giúp lãi suất thực tế hơn với thị trường.

Tích cực truyền thông, khuyến khích doanh nghiệp đủ năng lực huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu, tăng niềm tin nhà đầu tư để khôi phục thanh khoản trên thị trường trái phiếu.

Ngăn chặn việc USD hoá thị trường tiền tệ, ngăn chặn chuyển tiền từ lợi nhuận bán dự án, chuyển nhượng tài sản ra nước ngoài một cách tuyệt đối tránh những cú shock tiền tệ cho nền kinh tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ