5 thách thức nhà đầu tư cần lưu ý trong năm 2022

THANH TRẦN
14:19 04/01/2022

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang bị kìm hãm bởi đại dịch COVID. Tuy nhiên, các biến thể COVID chỉ là một trong những rủi ro chính có thể làm suy giảm triển vọng của các nhà đầu tư trong năm tới.

BLOG-1024x600-Global-Economy-Globe-and-chart-scyther5-iStock-187915237

Vẫn có nhiều thách thức đối với sự phục hồi kinh tế trong năm 2022. Ảnh: Internet.

Phục hồi kinh tế toàn cầu bị chậm lại đã khiến các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và 38 thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của họ trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế vẫn duy trì triển vọng cho năm 2022 nhưng cảnh báo rằng các biến thể COVID có thể làm chệch hướng tăng trưởng. Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.

Mặc dù đại dịch vẫn là một nguy cơ lớn đối với tăng trưởng toàn cầu, nhưng nó không phải là mối đe dọa duy nhất có khả năng khiến các nhà đầu tư phải chú ý vào năm 2022.

Các biến thể COVID kháng vaccine

Vào tháng 11, thị trường tài chính dậy sóng với một nỗi lo sợ mang tên Omicron. Biến thể này có khả năng lây truyền cao đã khiến thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu sụp đổ.

Ngay sau đó, thị trường toàn cầu tiếp tục chao đảo khi các nhà đầu tư vật lộn để đánh giá tác động kinh tế của biến thể mới. Chính phủ các nước cũng đã thắt chặt biện pháp đối phó nhằm duy trì đà phục hồi kinh tế.

Omicron, mặc dù dễ lây truyền hơn biến thể delta, song nó sẽ không gây chết người như "người tiền nhiệm" và sẽ không né tránh khả năng miễn dịch do vaccine hoặc phương pháp điều trị hiện có tạo ra.

Khi các nhà khoa học tiếp tục phân tích dữ liệu, các chiến lược gia của JP Morgan cho biết nếu Omicron được phát hiện là "ít gây chết người hơn" thì cuối cùng nó có thể đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch.

Hiện tại, Omicron có thể không phải là yếu tố đẩy sự phục hồi kinh tế đi chệch hướng, nhưng một biến thể mạnh hơn trong tương lai có thể tiềm ẩn một rủi ro như vậy.

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu virus tiếp tục lây lan thì chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của các biến thể COVID kháng vaccine, qua đó đẩy thế giới vào một đợt khủng hoảng nữa.

"Nếu COVID-19 có tác động kéo dài trong trung hạn, nó sẽ làm giảm GDP toàn cầu tích lũy 5,3 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới so với dự báo hiện tại của chúng tôi", Kinh tế trưởng IMF Gita Gopinath cho biết.

Bà Gopinath cho biết ưu tiên chính sách hàng đầu là đảm bảo 70% dân số ở mọi quốc gia được tiêm chủng đầy đủ vào giữa năm 2022. Cho đến nay, chưa đến 5% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm chủng đầy đủ.

'Điểm nghẽn' chuỗi cung ứng

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm đình trệ sự phục hồi toàn cầu trong năm 2021. Những khó khăn trong vận chuyển, tình trạng thiếu container vận chuyển và nhu cầu phục hồi mạnh sau khi các hạn chế liên quan đến đại dịch được nới lỏng, đã khiến các nhà sản xuất đau đầu.

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà sản xuất ô tô đã buộc phải cắt giảm sản lượng do các thiết bị trung gian, đặc biệt là chất bán dẫn, vẫn thiếu nguồn cung.

Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang giảm bớt với việc giảm chi phí vận chuyển và xuất khẩu chip tăng, song các chuyên gia vẫn dự đoán những nút thắt về nguồn cung sẽ tiếp tục đè nặng lên tăng trưởng trong năm tới.

Frank Sobotka, giám đốc điều hành tại công ty vận tải và hậu cần DSV Air & Sea Germany, cho biết: "Chúng tôi dự đoán rằng tình hình này sẽ không giảm bớt vào năm 2022, ít nhất đến khi các đơn vị vận tải biển phục hồi cũng như gia tăng năng lực hoạt động".

Lạm phát tăng vọt

Tình trạng thiếu nguyên liệu và đầu vào, cùng với giá năng lượng cao hơn, đã đẩy lạm phát ở EU và Mỹ lên mức cao nhất trong nhiều năm. Điều này đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo sợ, khi các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm để kiềm chế giá đang tăng vọt.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết giá đã bị đẩy lên do các yếu tố tạm thời như thiếu hụt nguồn cung, giá năng lượng cao hơn và các hiệu ứng cơ bản. Họ hy vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt khi tác động của mất cân bằng cung cầu giảm xuống.

Với sự gián đoạn chuỗi cung ứng được chứng minh là dai dẳng hơn so với các dự báo trước đó, lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng nóng trong phần lớn thời gian của năm 2022.

Ở Mỹ, lo ngại về lạm phát dự kiến ​​sẽ còn lớn hơn, được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, một cuộc kích thích tài khóa lớn và tình trạng thiếu hụt lao động và nguồn cung.

Cục Dự trữ Liên bang cho biết họ sẽ cắt giảm kế hoạch mua trái phiếu và báo hiệu việc tăng lãi suất vào năm 2022. Một đợt tăng lãi suất của FED có thể gây rắc rối cho một số nền kinh tế mới nổi, bao gồm Nam Phi, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Quốc 'lâm nguy'

Sự suy thoái ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chắc chắn sẽ gây thêm lo lắng cho các nhà đầu tư vào năm 2022.

Cường quốc kinh tế châu Á đã giúp thế giới thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch gây ra vào năm 2020 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa điện tử và y tế. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2021, qua đó trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất sau Ấn Độ.

Tuy nhiên, sự phục hồi sau đại dịch đang bị cản trở bởi sự đàn áp của Bắc Kinh đối với các ông lớn công nghệ của họ, bao gồm Alibaba và Tencent, các công ty bất động sản mắc nợ như Evergrande và Kaisa.

Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu bằng cách nói rằng ổn định và phục hồi nền kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm tới, và điều này đồng nghĩa với một đợt kích thích tài khóa vào đầu năm 2022.

Ngoài ra, việc Bắc Kinh miễn cưỡng từ bỏ lập trường "Zero COVID" sẽ vẫn là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Căng thẳng địa chính trị

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo về mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đang cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, bao gồm cả việc dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của tập đoàn thương mại OANDA, nói rằng: "Căng thẳng Mỹ-Nga là một nguy cơ to lớn có thể khiến các đồng minh phía Đông NATO gặp khó khăn. Nếu Mỹ và châu Âu ngừng đường ống Nord Stream 2, điều đó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và khiến giá dầu tăng lên 100 USD/thùng. Giá năng lượng tăng cao có thể là sợi dây buộc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ".

Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ-Trung cũng căng thẳng vì Đài Loan, với việc Washington cảnh báo Bắc Kinh không nên đơn phương thay đổi hiện trạng đối với khu vực này.

Washington đã khiến Bắc Kinh khó chịu hơn nữa khi tuyên bố rằng các quan chức Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã đe dọa rằng Mỹ sẽ "phải trả giá" cho quyết định của mình.

  • Cùng chuyên mục
FPT, NTP vào danh sách thoái vốn của SCIC

FPT, NTP vào danh sách thoái vốn của SCIC

Danh sách thoái vốn đợt 2/2024 của SCIC có 31 cái tên với nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang.

Tài chính - 19/05/2024 17:11

Chuyên gia: Giá vàng sẽ đạt 2.500 USD/oz vào tuần tới

Chuyên gia: Giá vàng sẽ đạt 2.500 USD/oz vào tuần tới

Giá vàng tăng mạnh trong tuần qua, phiên cuối tuần vượt 2.400 USD, gần chạm mức cao kỷ lục lịch sử do phấn khích bởi các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc và gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sắp cắt giảm lãi suất.

Tài chính - 19/05/2024 17:08

Gắn kết và tràn đầy sức trẻ: Chất riêng của cộng đồng cư dân Phú Đông

Gắn kết và tràn đầy sức trẻ: Chất riêng của cộng đồng cư dân Phú Đông

Bốn mùa sự kiện, nơi không ai bị bỏ lại, nơi thấy nhịp đập sôi nổi của tuổi trẻ, sự san sẻ nghĩa tình là xóm giềng, của cộng đồng lịch thiệp, gắn kết và văn minh,…ấy là những gì cư dân trải lòng sau những năm tháng gắn bó cùng cộng đồng cư dân Phú Đông.

Doanh nghiệp - 19/05/2024 17:08

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung vào công nghiệp bán dẫn, sản xuất và thiết kế chíp, công nghiệp ven biển, du lịch biển, kinh tế hàng hải; chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng biển...

Sự kiện - 19/05/2024 16:35

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sắp tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng

VNDirect sẽ phát hành tổng cộng 304,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 15.225 tỷ đồng. Trong đó, công ty chào bán 243,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng/cp và 61 triệu đơn vị trả cổ tức.

Tài chính - 19/05/2024 11:20

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Ngày mai (20/5), Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ngày mai (20/5), Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Sự kiện - 19/05/2024 09:20

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 19/05/2024 07:49

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

'Ván bài' của OCH và IDS Equity Holdings với Bánh Givral

Bánh Givral – công ty con của OCH đã vay VietinBank 1.500 tỷ đồng và huy động vốn tự có để mua 100% vốn Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Trước khi về tay Bánh Givral, Bình Hưng được OCH bán 99% vốn cho một số cá nhân, tăng vốn mạnh và có khoản đầu tư nắm 30% vốn IDS Equity Holdings.

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Đà Nẵng sẽ đấu giá 33 khu đất lớn trong năm 2024

Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý 341 khu đất lớn và 20.504 lô đất phân lô. Trong năm 2024, thành phố phê duyệt danh mục đấu giá 33 khu đất lớn và 180 lô đất ở chia lô.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Gỡ vướng pháp lý để khơi thông thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Để khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, theo các chuyên gia, trước hết cần tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, việc "lấp đầy" các khoảng trong về pháp lý sẽ tạo đà cho bất động sản hồi sinh và có sức bật mạnh mẽ.

Đầu tư - 19/05/2024 07:00

Sơ phác Trường Thịnh Group

Sơ phác Trường Thịnh Group

Trường Thịnh Group được biết đến là doanh nghiệp lớn, đã và đang góp mặt tại nhiều đại dự án trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, nghỉ dưỡng… Hiện nay, nhà thầu này đang có mặt ở 2 gói thầu tại dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Tài chính - 19/05/2024 07:00

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple chuẩn bị tung ra mẫu iPhone mỏng hơn vào năm 2025 

Apple (AAPL.O) đang phát triển một phiên bản iPhone mỏng hơn có khả năng ra mắt vào năm 2025, tờ Information đưa tin vào hôm thứ Sáu, trích dẫn nguồn tin từ ba người có kiến ​​thức về dự án, được Reuters dẫn lại.

Thị trường - 19/05/2024 06:40

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

TikTok xếp người sáng lập ByteDance vào số những ông trùm Trung Quốc ở Singapore

Trong khi vụ kiện của TikTok chống lại chính phủ Hoa Kỳ đang nổi đình đám, người sáng lập tỷ phú Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của ByteDance Ltd. lại đang sống ở Singapore và vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc.

Phong cách - 19/05/2024 06:13

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước và ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Sự kiện - 18/05/2024 18:10

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc

Chiều ngày 17/5/2024, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM, Lễ khai mạc Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 đã chính thức diễn ra với sự tham gia đông đảo của các vận động viên (VĐV), du khách và người dân địa phương.

Doanh nghiệp - 18/05/2024 18:00

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Sự kiện - 18/05/2024 16:14