Niềm tin và khát vọng Việt Nam 2021

Nhàđầutư
Năm 2021 bắt đầu cuộc hành trình đầy gian khó của Việt Nam trong một thế giới bất định, khó lường, là năm khởi đầu cho khát vọng thịnh vượng của dân tộc “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
GS.TSKH. NGUYỄN MẠI
01, Tháng 01, 2021 | 08:08

Nhàđầutư
Năm 2021 bắt đầu cuộc hành trình đầy gian khó của Việt Nam trong một thế giới bất định, khó lường, là năm khởi đầu cho khát vọng thịnh vượng của dân tộc “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với tất cả sự khiêm nhường vốn là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, năm 2020 trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới gồng mình đối phó với nạn dịch khủng khiếp đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người, gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ công dân toàn cầu, gây tâm lý bất an cho cuộc sống hàng ngày, thì nước ta đã thành công trong phòng chống dịch, duy trì trạng thái bình thường mới.

Một số ngành, lĩnh vực kinh tế như du lịch, hàng không, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, nhà hàng chịu tác động nặng nề, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 2,91%, chủ trương và giải pháp của Đảng và Nhà nước hợp với lòng dân đã tạo nên “mô hình phòng chống dịch thành công”, được nhiều tổ chức quốc tế coi là hình mẫu để nhiều nước tham khảo.

Ông Jean-Noel Poirier, Đại sứ Pháp tại Việt Nam giai đoạn 2012-2016 viết trên báo Pháp CAUSEUR.FR:

“Tây Ban Nha, Italia, Anh, Mỹ... những nước phương Tây luôn tự cho rằng mang trong mình những giá trị nhân loại thì nay lại là những quốc gia mang trong mình một loại virus. Một loại virus lan tràn khắp toàn cầu hơn tất thảy những giá trị mà họ đã truyền tải".

Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Đài Loan hay được nhắc tới như những ví dụ kiểu mẫu. Nhưng chúng ta lại quên mất một nước cũng có nền Nho giáo nhưng lại rất gần với trái tim và lịch sử chúng ta: Việt Nam. Thành công của Việt Nam trong việc chống lại dịch bệnh này thậm chí thuyết phục hơn cả Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp phát triển.

khat-vong-VN

Ảnh: Minh hoạ. Nguồn: Nhandan.com.vn

Việt Nam không chần chừ hay mất nhiều thời gian để do dự. Từ ngày 18/1/2020 dịp Tết Âm lịch, các trường học đã cho học sinh nghỉ dài hạn. Người dân vốn sử dụng khẩu trang để chống nắng và tránh ô nhiễm nay sử dụng thường xuyên hơn. Những chai nước rửa tay tiệt trùng được đặt tại tất cả những nơi công cộng (quán cafe, sảnh vào chung cư, thang máy...).

Việt Nam cũng đã tiến hành đóng cửa biên giới từ sớm với những quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đầu tiên là Trung Quốc vào ngày 1/2/2020, chỉ một tuần sau khi ca mắc COVID-19 đầu tiên ở nước này được phát hiện (một người Việt Nam trở về từ Vũ Hàn và phát hiện dương tính với Covid-19 vào ngày 23/1/2020).

Việt Nam đã áp dụng biện pháp rất nghiêm ngặt: Xác định người và nhóm người có nguy cơ nhiễm, tập trung lại, xét nghiệm và cách ly ngay những ca dương tính.

Cách thực hiện này không khác nhiều khuyến nghị mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra: Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly. Việt Nam đã quyết định thực hiện ngay từ khi có những cảnh báo đầu tiên và đã làm rất tốt”.

Kết thúc năm 2020 Việt Nam chỉ có 1.453 người nhiễm bệnh, trong đó 1.319 người đã được chữa khỏi, 35 người tử vong, chỉ còn 99 người đang được điều trị.

Năm 2020 là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp chuẩn bị cho đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ họp vào cuối tháng giêng và đầu tháng hai năm 2021, là một năm không những nước ta đã vượt qua được thách thức lớn do dịch COVID-19 gây ra, mà thành công trong chỉ đạo quyết liệt các vấn đề kinh tế- xã hội trong bối cảnh bình thường mới, chuyển dịch khá thành công sang nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ.

Năm 2020 là năm đạt được kết quả to lớn phòng chống tham nhũng; phương châm “không có vùng cấm” đã được triển khai trong các ngành, lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương, hàng trăm cán bộ cao cấp vi phạm kỷ luật Đảng, luật pháp nhà nước đã được xử lý.

Năm 2020 là năm thành công trong lĩnh vực đối ngoại. Việt Nam điều hành linh hoạt Cộng đồng ASEAN với tư cách là Chủ tịch ASEAN và thực hiện có kết quả thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, vị thế của đất nước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế giới được nâng cao.

Vào những ngày cuối năm, một sự kiện quốc tế đã thể hiện nhận định trên đây: 21 giờ tối ngày 29/12 (theo giờ Việt Nam) Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết bởi đại diện ủy quyền (Đại sứ) của chính phủ hai nước tại London, có hiệu lực từ ngày 31/12/2020. Về cơ bản, nội dung của UKVFTA tương tự như EVFTA.

Trong bối cảnh Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu và giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị kết thúc vào 31-12-2020, thì việc ký kết UKVFTA sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, thể hiện tầm quan trọng của nước ta đối với một cường quốc thế giới.

Thành công chống dịch, tăng trưởng kinh tế gần 3%, phòng chống tham nhũng, dân chủ thực chất trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng các cấp, hoạt động đối ngoại đã tạo lập lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà nước. Đó là thành quả và tiền đề quan trọng để tiến vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI.

2021 - niềm tin và khát vọng

Năm 2021 bắt đầu cuộc hành trình đầy gian khó trong một thế giới bất định, khó lường, là năm khởi đầu cho khát vọng thịnh vượng của dân tộc “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tại cuộc họp với các địa phương ngày 27/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm chúng ta cần phải củng cố niềm tin vào những giá trị truyền thống, tin vào bản lĩnh, khí phách, sự gan góc của một dân tộc anh hùng…Sứ mệnh của chúng ta là kiến tạo một môi trường mà ở đó mọi người dân đều có cơ hội tham gia đóng góp vào sự phát triển và "không để ai bị bỏ lại phía sau".

“Cả hệ thống chính trị cùng nhau xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, ở đó mọi tầng lớp nhân dân bất kể thành phần, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác… đều có cơ hội chung tay góp sức, chia sẽ khát vọng mãnh liệt về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; đến năm 2025 là nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Chính phủ đặt mục tiêu GDP 2021 cao hơn ít nhất 0,5 điểm phần trăm so với Nghị quyết của Quốc hội (6%), lên mức 6,5% và cao hơn.

Lịch sử tăng trưởng kinh tế đất nước đã ghi nhận giai đoạn kéo dài 8 năm 1991- 1998 GDP tăng 8,5%/năm; từ 1991 đến 2013 có 12 năm tốc độ tăng GDP (theo giá so sánh) đạt trên 7%, trong đó có 2 năm đạt trên 9%  (1995: 9,54% và 1996: 9,34% ) và 9 năm đạt trên 8%.

Chúng tôi cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2021- 2025 phụ thuộc vào tình hình thế giới, nhất là ứng phó dịch Covid 19; nhưng chủ yếu là khắc phục khiếm khuyết trong đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, giảm dần hệ số ICOR xuống mức hợp lý; tận dụng tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng; đồng thời khai thác ba nhân tố mới là các FTA thế hệ mới, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ.

Do đó nên dự báo ba kịch bản tăng trưởng GDP giai đoạn 2021- 2025: Kịch bản thấp như Báo cáo Chính trị (dự thảo) tại Đại hội XIII: 6,5- 7,0%/năm.

Kịch bản trung bình dựa trên khắc phục một phần khiếm khuyết về đầu tư và tiêu dùng, tận dụng chưa thật sự hiệu quả của các nhân tố mới: 7,5- 8,0%/năm.

Kịch bản cao do nâng cao hiệu quả đầu tư và tiêu dùng, tận dụng tốt các nhân tố mới: 8,5- 9%/năm.

Khi trình bày các kịch bản tăng trưởng, chúng tôi đã tham khảo dự báo của năm tổ chức quốc tế:

Ngân hàng UOB: tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 2,8% năm 2020 và 7,1% năm 2021.

Ngân hàng Standard Chartered: Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng 2,7% năm 2020 và 7,8% năm 2021.

Fitch Solutions: kinh tế Việt Nam có thể bật tăng đạt 8% năm 2021, giữ vững vị thế quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN.

Ngân hàng HSBC: tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 2,6%,  năm 2021 đạt 8,1%.

Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Rating: tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 1,9% và năm 2021 đạt 11,2%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài hạn cao hay thấp tùy thuộc vào công cuộc cải cách đồng bộ, liên tục thể chế, bộ máy và con người theo hướng Chính phủ điện tử, Chính phủ số để khơi dậy và nhanh chóng thực hiện khát vọng thịnh vượng của dân tộc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ