Kịch bản phục hồi nền kinh tế với 5 mũi đột phá

HÀ CHÍNH
10:40 06/05/2020

Ngày 5/5, Chính phủ đã bàn dự thảo nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Cuối tuần này, theo kế hoạch, Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp.

0704_26

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn, mạnh hơn.

Các kịch bản và giải pháp phục hồi nền kinh tế đang được xây dựng nhằm không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn mà còn có thể đón các cơ hội mới trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng. Phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, không phải như dự báo của IMF là Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 2,7% - dù đây đã là mức cao nhất Đông Nam Á vẫn theo dự báo của IMF. Cùng với đó, kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Thủ tướng nêu rõ 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.

Trong bối cảnh tình hình thế giới vô cùng khó khăn, nhiều nước tăng trưởng âm, nước ta lại hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xem xét điều chỉnh phù hợp một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội là việc cần làm ngay và báo cáo Bộ Chính trị, báo cáo Quốc hội ngay tại kỳ họp tới. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan khẩn trương cập nhật kịch bản tăng trưởng, điều chỉnh chỉ tiêu tăng GDP, các chỉ tiêu liên quan, trên cơ sở đó, Bộ Tài chính điều chỉnh kế hoạch thu ngân sách, bội chi và nợ công.

Chính phủ thống nhất cao cần ban hành nghị quyết chuyên đề về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Hàng loạt giải pháp mạnh mẽ đã được đề xuất và thảo luận tại phiên họp.

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đã vừa tận dụng được “thời gian vàng” để chống dịch và giờ chính là “thời điểm vàng” để phục hồi kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng, sau Hội nghị sắp tới, sẽ có nhiều quyết sách mới được Chính phủ ban hành.

Các doanh nghiệp đang gặp khó thế nào?

Kết quả khảo sát 126.565 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có tới 85,7% số doanh nghiệp trên cả nước bị tác động của dịch COVID-19. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chịu tác động mạnh nhất với tỷ lệ lần lượt là 86,1% và 85,9%, nông lâm nghiệp và thủy sản là 78,7%, một số ngành tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như hàng không là 100%, dịch vụ lưu trú là 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, đại lý du lịch là 95,7%, giáo dục đào tạo là 93,9%, vùng Đồng bằng sông Hồng, Miền trung có tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trên thế giới, tất cả các tổ chức quốc tế đều tỏ ra bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, trong đó IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ ở mức (-3%) và có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930. Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo thương mại toàn cầu có thể giảm từ 13%-32% trong năm 2020. Dòng vốn FDI toàn cầu dự báo sụt giảm từ 30-40% trong giai đoạn 2020-2021.

Có tới 57,7% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng cho rằng thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh, 47,2% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu khẳng định hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được.

Về nguyên liệu đầu vào, 22,1% doanh nghiệp bị thiếu hụt, riêng đối với các doanh nghiệp lớn tỷ lệ này là 42,8%, tập trung vào nhóm ngành may mặc, da giày (71%), sản xuất sản phẩm điện tử và ô tô (lần lượt là 62,1% và 58,1%).

Về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, 45,4% doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là vốn lưu động để trả lương lao động (đây là gánh nặng lớn nhất), lãi vay, thuê mặt bằng và hoạt động thường xuyên.

Tổng số 66,8% doanh nghiệp đã phải áp dụng các giải pháp liên quan lao động, như cắt, giảm, giãn, nghỉ luân phiên...với 39,5% số doanh nghiệp chọn giãn, nghỉ luân phiên, 28,4% chọn giải pháp cắt, giảm lao động, 21,3% cho nghỉ không lương, 18,9% chọn giảm lương lao động.

Tuy vậy, các khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp đã có sự nỗ lực, chủ động rất lớn để duy trì sản xuất, kinh doanh. Theo một khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, ở thời điểm cuối tháng 4/2020, 52% số doanh nghiệp trả lời có sử dụng nền tảng internet để hoạt động. Trong khi đó, đầu tháng 3/2020, chỉ có 3% số doanh nghiệp trả lời có sử dụng nền tảng internet trong bối cảnh đại dịch.

Cũng tương tự, đối với việc tìm khách hàng mới, tìm thị trường mới thì trong khảo sát đầu tháng 3/2020 chỉ có 7% doanh nghiệp trả lời đã chủ động tiến hành, nhưng đến khảo sát lần này tỷ lệ này đã tăng lên 16%.

Đón cơ hội mới trong trạng thái bình thường mới

Chia sẻ thêm về kịch bản phục hồi nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Bộ đã kiến nghị 3 bước đối với điều hành nền kinh tế.

Bước thứ nhất, khi COVID-19 đang diễn ra thì ưu tiên chống dịch là chủ yếu, việc phát triển kinh tế lúc này là cầm cự và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do dịch. Khi chúng ta điều hành nền kinh tế trong trung và dài hạn thì việc giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho phục hồi sau này nhanh và tốt hơn.

Bước thứ hai, sau khi nguy cơ và tác động của dịch COVID-19 giảm đi nhiều như hiện nay nhờ sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống dịch và các bộ, ngành, chúng ta sẽ phục hồi dần dần. Bộ cũng đã báo cáo và tham mưu Chính phủ sẽ mở lại dần các hoạt động kinh tế, trước tiên phục hồi thị trường trong nước trước. Đối với thị trường nước ngoài, do dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế nước ta chưa thể mở hoàn toàn mà vẫn phải kết hợp giữa phòng chống dịch với phát triển kinh tế.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trạng thái bình thường mới, có nghĩa là xây dựng các kịch bản, chính sách phát triển kinh tế trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn tồn tại, đặc biệt xung quanh nước ta. Chính vì vậy mỗi chính sách đề ra cần phải kết hợp cả 2 mục tiêu là phòng chống dịch và phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Ông lấy ví dụ trong ngành vận tải hàng không, nếu như có chuyến bay quốc tế nào đó đến Việt Nam thì đây là vấn đề kinh tế, nhưng khi đến Việt Nam thì khách trên chuyến bay đó sẽ phải thực hiện cách ly cũng như kiểm soát dịch bệnh, đáp ứng mục tiêu phòng chống dịch bệnh. Các giải pháp phòng chống ở trong nước, các quy định về giãn cách, cách ly cũng ảnh hưởng đến một số ngành, lĩnh vực mà có hoạt động tụ tập đông người hay phải tiếp xúc gần.

Trạng thái tương lai trong kịch bản của Bộ KH&ĐT xây dựng là khi COVID-19 đã yên ổn trên thế giới. Đối với thế giới hiện nay, nền kinh tế nào kết thúc dịch sớm nhất sẽ thành công. Do vậy trong định hướng xây dựng kịch bàn này, Bộ sẽ chú trọng nghiên cứu việc nắm bắt cơ hội để thúc đẩy kinh tế trong nước, tất nhiên sẽ đòi hỏi thay đổi nhiều vào cơ cấu của nền kinh tế nói chung cũng như định hướng và cơ cấu của từng doanh nghiệp, sản phẩm để đón nhận cơ hội này.

“Trong cơ hội này có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn đang hết sức cân nhắc trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong đó Đông Nam Á là một trong những địa bàn được tính đến đầu tiên và Việt Nam nằm trong số đó”, ông Phương nói.

Về dự thảo nghị quyết mới của Chính phủ, Thứ trưởng cho rằng, đây là nghị quyết thực chất tiếp nối Nghị quyết 42 trong tháng 3. Tuy nhiên, Nghị quyết 42 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh. Nghị quyết mới cũng có một số giải pháp tiếp nối Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các chính sách tiền tệ, tài khóa và một số chính sách hỗ trợ khác.

Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn, mạnh hơn. Chính vì thế mà sau hội nghị trực tuyến với địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành đã phối hợp rà soát, hoàn thiện dự thảo nghị quyết mới của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Các giải pháp này rộng hơn, tiếp nối những giải pháp trước đây đã ban hành và mở rộng hơn quy mô, đối tượng, phạm vi.

(Theo BaoChinhphu.vn)

  • Cùng chuyên mục
Jardin De Joie - trải nghiệm căn hộ xanh khơi nguồn hạnh phúc

Jardin De Joie - trải nghiệm căn hộ xanh khơi nguồn hạnh phúc

Sở hữu 70% căn hộ bao quanh với 1,6 ha thảm cây xanh, "Khu vườn hạnh phúc" Jardin De Joie - phân khu mới thuộc tổ hợp căn hộ cao cấp Le Grand Jardin (Long Biên) được đánh giá là sự lựa chọn ưu việt cho những chủ nhân muốn tận hưởng cuộc sống xanh giữa khu vực phía Đông của Thủ đô.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 13:30

Chuyển động tại mỏ đất hiếm lớn nhất nước: Lãi đột biến, thúc đẩy đầu tư

Chuyển động tại mỏ đất hiếm lớn nhất nước: Lãi đột biến, thúc đẩy đầu tư

Năm 2023, Lavreco ghi nhận doanh thu 149 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 134,5 triệu đồng, đột biến so với các năm trước. Đồng thời, dự án khai thác chế biến quặng đất hiếm Đông Pao, Lai Châu được thúc đẩy đầu tư trở lại, tìm kiếm đối tác chiến lược.

Tài chính - 20/05/2024 12:45

Tỷ giá USD tự do giảm mạnh

Tỷ giá USD tự do giảm mạnh

Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm mạnh cùng chiều giảm giá của chỉ số DXY trên thế giới trong tuần qua. Đồng USD được dự báo tiếp tục suy yếu trong tuần này.

Tài chính - 20/05/2024 12:35

'Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập'

'Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập'

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, quản lý thị trường vàng thời gian qua còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Sự kiện - 20/05/2024 12:12

Phó Thủ tướng: Làm mới các động lực tăng trưởng

Phó Thủ tướng: Làm mới các động lực tăng trưởng

Để hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, làm mới các động lực tăng trưởng, tiếp tục miễn giảm gia hạn thuế phí...

Sự kiện - 20/05/2024 11:17

Dự án khu du lịch sinh thái xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô

Dự án khu du lịch sinh thái xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô

Ngành đường sắt xác định, một số hạng mục thi công tại dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô đã xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô.

Pháp luật - 20/05/2024 10:35

Phó chủ tịch Quốc hội: Thảo luận kỹ lưỡng để quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ

Phó chủ tịch Quốc hội: Thảo luận kỹ lưỡng để quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ

"Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao", Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Sự kiện - 20/05/2024 10:30

Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang luân phiên đạt mức cao mới

Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang luân phiên đạt mức cao mới

Nếu có một điểm tương đồng giữa các thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới vào thời điểm hiện tại, thì đó chính là mức cao kỷ lục.

Tài chính - 20/05/2024 09:51

Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký hai dự án hơn 1.600 tỷ đồng tại Quảng Bình là ai?

Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký hai dự án hơn 1.600 tỷ đồng tại Quảng Bình là ai?

Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Duy Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý BG là 2 pháp nhân cùng góp vốn vào các doanh nghiệp vừa thành lập đang đăng ký thực hiện 2 dự án khu đô thị với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng ở Quảng Bình.

Đầu tư - 20/05/2024 09:45

'Tâm điểm' bất động sản Hà Nội dịch chuyển từ Tây sang Đông: Hứa hẹn tiềm năng tăng giá lớn

'Tâm điểm' bất động sản Hà Nội dịch chuyển từ Tây sang Đông: Hứa hẹn tiềm năng tăng giá lớn

Phía Đông đang trở thành tâm điểm của Hà Nội khi được hưởng lợi bởi kết nối hạ tầng đồng bộ, nhờ nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây cũng là khu vực được dự đoán có tốc độ tăng giá bất động sản nhanh nhất trong giai đoạn 2023-2025.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 09:38

Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Trong bối cảnh thách thức của thị trường, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu quốc tế do BIM Land – thành viên Tập đoàn BIM Group phát triển đang đón nhận nhiều điểm sáng tích cực.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 08:00

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Watches of Switzerland cho biết thị trường đồng hồ xa xỉ của Mỹ là 'ổn định' nhất thế giới. Khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, nhu cầu trên thị trường đồng hồ xa xỉ tiếp tục ổn định sau thời kỳ bùng nổ và tụt đáy vào năm 2021-2022, đặc biệt là ở Mỹ.

Thị trường - 20/05/2024 07:42

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Tỷ phú đầu tư gạo cội Warren Buffett đã có một quyết định tồi tệ khi đầu tư vào tập đoàn truyền thông Mỹ Paramount và cho biết ông đã đảm bảo rằng Berkshire Hathaway đã rút lui trước khi cổ phiếu của công ty này giảm sâu hơn, theo Fortune.

Phong cách - 20/05/2024 07:10

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nhu cầu nhà ở không ngừng gia tăng thì hàng chục nghìn căn hộ phục vụ tái định cư đã hoàn thiện lại đang bị bỏ hoang, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 trên địa bàn huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng được kỳ vọng sẽ là "thỏi nam châm" thu hút đầu tư đa dạng các ngành, lĩnh vực như: Công nghiệp nhẹ, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin và công nghệ cao...

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Sau nhiều năm triển khai, dự án Khu dân cư cồn Tân Lập (tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng vẫn ngổn ngang. Mới đây, Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị Sở TN&MT cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án trên.

Pháp luật - 20/05/2024 06:30