Hà Nội: Không thiếu dự án 'treo' từ thập niên này sang thập niên khác

Nhằm xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội, chính quyền thành phố đã nhiều lần thể hiện sự quyết tâm bằng các văn bản chỉ đạo cũng như thành lập đoàn thanh tra, rà soát, nhưng đến nay kết quả xử lý vẫn chưa được bao nhiêu.
HUY NAM
23, Tháng 03, 2024 | 08:00

Nhằm xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội, chính quyền thành phố đã nhiều lần thể hiện sự quyết tâm bằng các văn bản chỉ đạo cũng như thành lập đoàn thanh tra, rà soát, nhưng đến nay kết quả xử lý vẫn chưa được bao nhiêu.

Theo thống kê của ngành chức năng TP. Hà Nội, hiện trên địa bàn có 712 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong đó có không ít các dự án "treo" từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là "đất vàng".

Đơn cử như dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Năm 2004, UBND TP. Hà Nội có quyết định thu hồi trên 35 ha đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, quận Hoàng Mai giao Tổng Công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) tổ chức điều tra lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng chuẩn bị triển khai, nhưng đến nay vẫn "treo" dài theo năm tháng.

Cũng tại quận Hoàng Mai là dự án Xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ 409 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, sau 15 năm khởi động nay cũng chỉ là những toà nhà, căn hộ nguy nga trên giấy.

Empty

Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai bỏ hoang nhiều năm nay.

Ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai cho biết: "Khu đất này để hoang hoá nhiều năm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như đời sống người dân. Chủ đầu tư có giao người quản lý, tuy nhiên vẫn để xảy ra một số vi phạm".

Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt hay dự án Xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ tại 409 Lĩnh Nam chỉ là 2 trong hơn 700 dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Các địa phương có nhiều dự án chậm triển khai là Mê Linh, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm…

Trong đó, có thể kể đến dự án Trung tâm điều hành & giao dịch Vicem, vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2011, tại quận Nam Từ Liêm; Dự án Trấn Sông Hồng - Song Hong City (60.000 m2- địa bàn hai phường Phúc Xá, quận Ba Đình và Yên Phụ, quận Tây Hồ) do Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội liên doanh với nước ngoài để xây dựng và kinh doanh nhà ở, Văn phòng thương mại, khách sạn (khởi công năm 1995).

Ha-Noi-du-an-treo-2

Dự án Trung tâm điều hành & giao dịch Vicem.

Ông Trần Văn Sơn, người dân quận Tây Hồ bức xúc: "Chúng tôi rất khổ. Dự án quy hoạch đó rồi mà không triển khai. Nhà cửa chúng tôi xuống cấp, không được sửa, bán không ai mua. Ở ngay trung tâm thành phố mà khổ quá".

Với hàng trăm dự án chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, lãng phí tài nguyên đất, mà còn để lại nhiều hệ luỵ đối với mỹ quan, môi trường đô thị thành phố, là rào cản cho một Hà Nội văn minh, hiện đại. Thực tế này cũng đặt ra những câu hỏi về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; thẩm định, phê duyệt đầu tư các dự án ngoài ngân sách.

Theo ngành chức năng TP. Hà Nội, việc chậm xử lý các "dự án treo" một phần do phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhiều dự án có sự thay đổi, kéo dài thời gian triển khai do liên quan tới chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng.

Một số dự án có vướng mắc về pháp lý, nhưng đang trong quá trình điều tra, phải chờ kết luận thanh tra, điều tra mới có cơ sở đề xuất. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhất là rà soát số liệu theo chuyên ngành vẫn gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết: "Đối với những dự án có dấu hiệu chây ỳ, liên ngành kiến nghị với UBND thành phố thực hiện các quy định theo pháp luật để thu hồi chủ trương đầu tư".

Mới đây, tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội khoá 16, các đại biểu đã đề nghị các sở ngành, UBND thành phố quyết liệt rà soát, xử lý dứt điểm các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

(Theo VOV)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ