Vượt khó phát triển

Nhàđầutư
Kiên định thực hiện "mục tiêu kép", linh hoạt trong các biện pháp, giải pháp, cũng như nhanh nhạy nắm bắt thời cơ là những gì Việt Nam đang thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
ANH PHONG
31, Tháng 05, 2021 | 17:01

Nhàđầutư
Kiên định thực hiện "mục tiêu kép", linh hoạt trong các biện pháp, giải pháp, cũng như nhanh nhạy nắm bắt thời cơ là những gì Việt Nam đang thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

covid-bac-giang-16220290398691323468811

Dồn sức dập dịch, giữ vững sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế được coi là một trong các nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Ảnh: VTV

Kiên định "mục tiêu kép"

Cuối tháng 4 năm 2021 đánh dấu thời điểm Việt Nam bước vào cuộc chiến mới với COVID-19, một cuộc chiến có khả năng kéo dài hơn, diện rộng hơn, khốc liệt hơn nhưng quyết liệt hơn.

Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn kiên định thực hiện "mục tiêu kép", tức vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm STANDARD & POOR’S Global Ratings (“S&P”) thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực. Như vậy, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực. Cơ sở để đánh giá là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam và cải cách liên tục trong khâu hoạch định chính sách trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục gây tác động đến kinh tế xã hội.

Thủ tướng cũng đã ban hành Nghị quyết riêng về mua vaccine tiêm phòng COVID-19, trong đó có yêu cầu đẩy nhanh hơn và mua bằng được đủ số lượng vaccnie để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng diện rộng của người dân. Về mặt y tế thì ý nhĩa việc này rất rõ, nhưng mặt kinh tế một chiến lược tiêm chủng vaccine quyết liệt và hiệu quả cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trả lời tại một cuộc toạ đàm gần đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, điều này thể hiện sự kịp thời trong phản ứng của Chính phủ đối với công tác phòng chống dịch COVID-19.

"Xét về mặt kinh tế, Nghị quyết được ban hành đã khẳng định chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai tiêm chủng diện rộng, tạo được niềm tin đối với cộng đồng người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Trong thời điểm hiện nay, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tác động dịch bệnh đối với nền kinh tế", Thứ trưởng Phương nói.

Thách thức lớn nhất đối với diễn biến dịch bệnh năm 2021 gắn với việc thực hiện mục tiêu kép được nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chính là việc dịch bệnh đã tấn công vào nhưng nơi vốn coi là động lực tăng trưởng - khu công nghiệp, khu kinh tế.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, việc này có tác động rất trực tiếp và có thể thấy ngay hệ quả tiêu cực. Báo cáo đầu kỳ tháng 5 chỉ số nhập siêu xuất siêu ngay lập tức bị tác động vì việc tạm dừng sản xuất tại một số khu công nghiệp ở Bắc Giang.

"Vì thế chúng tôi đánh giá đợt dịch này sẽ tác động rất mạnh đến những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng hy vọng với phương thức chống dịch như đang triển khai, hết chu kỳ 21 ngày, chúng ta sẽ sớm đưa các hoạt động sản xuất trở lại bình thường", ông Nguyễn Đức Kiên nói. 

Vị chuyên gia kinh tế cũng đưa ra đánh giá, việc thực hiện mục tiêu kép vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ đặt ra trong công tác chỉ đạo vĩ mô.

Khi cả thế giới bùng nổ dịch, Việt Nam đã đón bắt được thời cơ để ổn định sản xuất. Như khi Bangladesh, Myanmar, Ấn độ giảm sản lượng dệt may vào thị trường Mỹ, lúc này chỉ còn Trung Quốc, Mexico và Việt Nam là những quốc gia có khả năng tăng xuất khẩu để bù đắp sự thiếu hụt. Doanh nghiệp Việt đã tận dụng được việc này, các đơn hàng đảm bảo hết quý III năm nay.

Chính công tác khoanh vùng, hạn chế, truy vết nhanh làm cho lực lượng sản xuất đc bảo tồn, vì thế vừa giữ được đơn hàng, ký thêm đơn hàng do cung cầu thế giới mất cân đối.

Lưu ý thêm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, trong công tác triển khai "mục tiêu kép" Chính phủ đề ra, mục tiêu phải kiên định, nhưng linh hoạt về biện pháp, giải pháp, tuỳ theo diễn biến dịch bệnh cũng như diễn biến kinh tế trong nước lẫn quốc tế, tận dụng hết điều kiện thuận lợi để cho phát triển, nhưng ko vì phát triển mà lơ đi sức khoẻ của người dân.

Doanh nghiệp cũng chuyển trạng thái

5 tháng đầu năm nay số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng ở mọi ngành kinh tế, số vốn đăng ký và số lao động sử dụng cũng tăng lên. Nhiều doanh nghiệp được nhìn nhận đang chuyển sang trạng thái mới, đó là từ "phòng ngự sang tấn công", sẵn sàng tuyên chiến với những khó khăn của khủng hoảng COVID-19.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, doanh nghiệp đã thấy được sự chuyển động của hệ thống quản lý nhà nước trong việc ban hành các chính sách. Các nghị định, quyết định liên tiếp được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Điều này, khiến các chủ doanh nghiệp thấy được chính sách của Chính phủ đảm bảo cho họ có thể tiếp tục mở rộng sản xuất. 

COVID-19 có thể xem là thử thách để cả doanh nghiệp, địa phương và nền kinh tế Việt Nam thử nghiệm nhiều phương pháp mới. Khó khăn nhiều nhưng theo các chuyên gia không phải không có cách vượt qua.

Như với ngành nông nghiệp, hay với người nông dân, nếu như 1 năm trước còn lúng túng bị động trong tiêu thụ nông sản, thì sang đến năm nay các phương án tiêu thụ đã được chủ động tính toán kỹ. Ở nhiều địa phương, dịch COVID-19 còn là tác nhân khiến cho cả ngành nông nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để thích ứng tình hình mới.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó những thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU hay ASEAN vẫn duy trì hoạt động tích cực và có sự tăng trưởng.

Tuy nhiên trong sự lạc quan đó, có lẽ cũng không quên con số ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng tới 23% với cùng kỳ năm trước.

Lý giải hiện tượng trên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất là các dịch vụ gắn với du lịch, như ăn uống, lưu trú, vận tải hành khách... Những dịch vụ đó bị ảnh hưởng rất nặng, doanh nghiệp khó có thể trụ nổi khi doanh thu sụt giảm đến 7-80%, điều này phản ánh một phần nguyên nhân của tỷ lệ rút lui khỏi thị trường ở mức khá cao.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, dịch bệnh cũng đã làm cho các nhà đầu tư chiến lược có suy nghĩ mới về việc hình thành các trung tâm sản xuất. Định hướng mới của các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược kinh doanh là đa dạng hoá chuỗi cung ứng, cũng như phân tán không tập trung chuỗi cung ứng.

Những thay đổi như vậy của thị trường đầu tư quốc tế đã tác động rất nhiều đến địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư khi các nhà đầu tư lớn có quyết định thay đổi, trong đó có Việt Nam.

Ngay trong năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định có 3 vấn đề lưu tâm. Thứ nhất, giữ môi trường đầu tư kinh doanh thực sự ổn định, không những vậy ngày càng phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng thông thoáng hơn.

Thứ hai, ứng xử chính sách với thu hút đầu tư nước ngoài phải hết sức nhanh, chớp thời cơ, cơ hội khi nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đối với Việt Nam.

"Thứ ba, khẩn trương nhưng đi kèm hiệu quả. Các yếu tố như công nghệ, môi trường, quy mô dự án, chuyển giao công nghệ... cần phải được đặt lên bàn để cân nhắc lựa chọn dự án tốt nhất, tối ưu nhất, không chỉ trong ngắn hạn mà trong trung và dài hạn", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ