Vụ xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa: Kết luận thanh tra liên tục thay đổi

Nhàđầutư
Trong vòng 2 tháng, tỉnh Thái Nguyên tiến hành 3 cuộc kiểm tra về việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa để khai thác vàng. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết luận thanh tra liên tục thay đổi và có lợi cho doanh nghiệp khai thác vàng.
THỦY TIÊN
29, Tháng 11, 2018 | 12:24

Nhàđầutư
Trong vòng 2 tháng, tỉnh Thái Nguyên tiến hành 3 cuộc kiểm tra về việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa để khai thác vàng. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết luận thanh tra liên tục thay đổi và có lợi cho doanh nghiệp khai thác vàng.

2 tháng 3 lần kiểm tra

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, cuối tháng 8/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), chủ trì phối hợp với một số cơ quan chức năng tiến hành xác minh thông tin “Mượn danh xây dựng nông thôn mới để phá rừng đặc dụng”.

Theo sự chỉ đạo phân công, ngày 23/8, Sở Nông Nghiệp do ông Nông Xuân Bắc, Phó Giám đốc sở cùng với Sở Tài nguyên, UBND huyện Võ Nhai, Kiểm lâm, Khu bảo tồn xuống thực địa tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long (Công ty Thăng Long) để kiểm tra. Tuy nhiên, vào buổi chiều 23/8, đoàn xe của đoàn kiểm tra liên ngành và xe của doanh nghiệp này lại đỗ ngay trước quán nhậu “đặc sản thú rừng” rất nổi tiếng tại Thái Nguyên.

Trong lần kiểm tra thứ nhất, đoàn liên ngành do ông Nông Xuân Bắc làm trưởng đoàn đã có báo cáo thể hiện diện tích rừng đặc dụng Thần Sa bị xâm hại chỉ khoảng 1,7 ha và nhiều kết quả khác không rõ ràng.

Đến ngày 5-7/9/2018, UBND tỉnh tiếp tục giao ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở NN-PTNT, chủ trì đoàn công tác liên ngành kiểm tra, rà soát lại.

rung-dac-dung-than-sa

Trong lần kiểm tra thứ 2, các công trình như văn phòng, đền chùa do Công ty Thăng Long xây dựng nằm trên diện tích rừng đặc dụng Thần Sa 

Ở lần kiểm tra thứ hai, con số này đã cụ thể hơn với diện tích tổng cộng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng. Trong đó, con đường bê tông chạy giữa rừng đặc dụng Thần Sa, với chiều dài 1.870m, rộng 4m, có tổng diện tích khoảng 3,85ha trong đó có 3,24 ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất và sử dụng cho ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Trong đó, Sở NN-PTNN hoàn thiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng để làm đường, Công ty Thăng Long hoàn thiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích khác để làm văn phòng và khu tâm linh, đồng thời di chuyển khối lượng đất đá đã “gửi thải” ra khỏi rừng đặc dụng, chậm nhất trước tháng 3/2019.

Ngày 19/9, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8965 gửi UBND tỉnh Thái Nguyên truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Trường Thành, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, và phản ánh của báo chí về việc Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng buông lỏng quản lý, để doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng và xây dựng nhiều công trình trái phép trên diện tích hàng chục héc ta rừng đặc dụng, chiếm đường dân sinh để sử dụng riêng cho việc khai khoáng.

Đến ngày 8/10/2018, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cử đoàn kiểm tra thứ 3, tiến hành xác minh tố cáo của ông Nguyễn Trường Thành và phản ánh của báo chí về việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa.

Có gì trong kết luận thứ 3 của tỉnh Thái Nguyên?

Đến ngày 9/11/2018, Đoàn kiểm tra thứ 3 đã có báo cáo số 791 gửi UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên đã có kết luận số 4615 liên quan đến việc xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa của Công ty Thăng Long.

Theo kết luận 4615, con đường dài 1.870m, rộng 4m không nằm trên đất rừng đặc dụng. Việc xác định hiện trạng và quy hoạch 3 loại rừng năm 2006, 2013 xác định là đất rừng đặc dụng là chưa phù hợp.

duong-than-sa

Sau 3 lần kiểm tra, con đường Thần Sa không còn nằm trên đất rừng đặc dụng

Công ty Thăng Long thực hiện mua bán, chuyển nhượng đất và tài sản trên đất của các hộ dân làm khu văn phòng điều hành và công trình phụ trợ nhưng chưa làm thủ tục thu hồi đất, chuyển mục sử dụng đất theo quy định.

Ngoài ra, Công ty Thăng Long không gửi đất, đá thải vào địa điểm đã được cho phép mà gửi thải vào đất của dân cho mượn nhưng chưa có đầy đủ thủ tục làm bãi thải của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và vào đất quy hoạch rừng đặc dụng mà chưa có thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng. Đáng chú ý, 26ha đất Công ty Thăng Long mượn của hai hộ dân để gửi thải đều là đất rừng tự nhiên đặc dụng.

Bên cạnh đó, UBND huyện Võ Nhai đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân vào đất quy hoạch rừng đặc dụng. Trong đó bao gồm cả đất ở, rượng, vườn, nương rẫy cố định của dân.

Mặt khác, Công ty Thăng Long mua lại đất của các hộ dân để làm văn phòng, xây dựng các công trình phụ trợ, khai thác vàng, song trong kết luận của tỉnh Thái Nguyên lại “không có đất rừng đặc dụng”.

Cũng tại kết luận 4615, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Sở NN&PTNT, Chi cục Lâm Nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện Võ Nhai, UBND huyện Thần Sa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng.

Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu huyện Võ Nhai chủ trì, phối hợp với Sở NN%PTNT và các đơn vị liên quan tách rõ đất sản xuất, đất ở, đất khác ra khỏi rừng đặc dụng, và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đúng thực tế.

Còn Công ty Thăng Long khắc phục khu vực đã đổ thải, trồng rừng phục hồi môi trường. Khẩn trương lập, triển khai thực hiện dự án theo mục đích sử dụng đất đã trúng đấu giá, đưa đất vào sử dụng có hiệu quả, thực hiện các thủ tục thuê đất theo đúng quy định.

Dù Công ty Thăng Long đã đổ thải trái quy định, gây ảnh hưởng hàng chục ha đất rừng tự nhiên đặc dụng, song doanh nghiệp này không bị xử phạt mà còn được “hướng dẫn” để xử lý các sai phạm đó. Và là đơn vị có liên quan, song Công ty Thăng Long lại không có tên trong danh sách nhận kết luận 4615 của tỉnh Thái Nguyên. Vậy, làm sao để Công ty Thăng Long biết những sai phạm những gì?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ