Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak: Quá phụ thuộc vào FDI khiến Việt Nam dễ bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu

Nhàđầutư
Trong báo cáo của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), các chuyên gia cho rằng việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp tăng trưởng kinh tế, song nước ta vẫn cần phải tăng cường năng lực sản xuất trong nước và xuất khẩu để đề phòng các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
THANH TRẦN
06, Tháng 09, 2020 | 06:30

Nhàđầutư
Trong báo cáo của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), các chuyên gia cho rằng việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp tăng trưởng kinh tế, song nước ta vẫn cần phải tăng cường năng lực sản xuất trong nước và xuất khẩu để đề phòng các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Sai-Gon

Quá phụ thuộc vào FDI khiến Việt Nam dễ bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

TS. Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak , lưu ý rằng hơn 30 năm qua, kể từ khi áp dụng các cải cách kinh tế dựa trên thị trường vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia biệt lập và là một trong những các nước kém phát triển nhất để trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Lê cho biết, kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đã tăng từ 5,16 tỷ USD năm 1990 lên 480,94 tỷ USD năm 2018. Trong khi đó, hoạt động ngoại thương và FDI của Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã biến nước ta trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trên thế giới. Năm 2017, tỷ lệ thương mại trên GDP của Việt Nam là 200,4%, cao thứ sáu trên thế giới.

Ông khẳng định, sự cởi mở đối với thương mại và FDI của Việt Nam bắt nguồn từ sự kết hợp của các chính sách kinh tế và chiến lược phát triển.

"Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam tin rằng bằng cách hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và tăng cường quan hệ kinh tế với các cường quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể gắn lợi ích kinh tế của mình với các đối tác, từ đó khuyến khích họ bảo vệ lợi ích của Việt Nam", ông Lê nói.

Không chỉ vậy, ngoại thương và FDI còn giúp Việt Nam tạo ra thêm việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, qua đó đóng góp vào nguồn thu thuế và tăng thu nhập của người lao động.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia hiện lo ngại rằng việc Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và FDI có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn cho đất nước, khiến Việt Nam "rất dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng toàn cầu".

TS Lê Hồng Hiệp cho biết, đây là một mối quan ngại chính đáng, do sự gián đoạn trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra cũng như sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.

Tiến sĩ Lê lưu ý rằng mặc dù các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20,3% GDP của Việt Nam, nhưng họ đã đóng góp một con số khổng lồ là 67,8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019.

Báo cáo ghi rõ, giải pháp quan trọng hiện nay chính là tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của các tập đoàn trong nước để họ có thể đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế Việt Nam.

Một biện pháp khác đó là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào các lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao, nhằm tăng cường nền tảng công nghiệp trong nước của Việt Nam. Điều này không chỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam mà còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu hơn cho đất nước.

Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được khuyến khích và hỗ trợ làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vì điều này sẽ giúp họ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế về lâu dài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ