Thu hút đầu tư khu Tây Bắc TP.HCM - Bài cuối: Cần tạo sức bật đủ lớn

Nhàđầutư
Với những tín hiệu tích cực trong Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi bằng việc kêu gọi nhi, các doanh nghiệp, chuyên gia cũng như nhà chức trách đánh giá đã đến lúc cần phải "đánh thức" khu vực đầy tiềm năng này.
VŨ PHẠM
30, Tháng 04, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Với những tín hiệu tích cực trong Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi bằng việc kêu gọi nhi, các doanh nghiệp, chuyên gia cũng như nhà chức trách đánh giá đã đến lúc cần phải "đánh thức" khu vực đầy tiềm năng này.

thu-hut-dau-tu-tay-bac-tphcm-3

Nhiều dự án treo tại Hóc Môn, Củ Chi đứng trước cơ hội "hồi sinh". Ảnh: Vũ Phạm

"Đánh thức" vùng đất giàu tiềm năng

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trước đây, TP.HCM muốn phát triển nhanh nên chọn trục phát triển hướng Đông và hướng Đông Nam ra biển. Tuy nhiên, 10 năm qua, vấn đề biến đổi khí hậu nổi lên, trái đất nóng dần, nước biển dâng, TP.HCM sẽ là một trong những địa phương bị đe dọa nặng nề nhất bởi nguy cơ này.

Ở khu vực Tây Bắc TP.HCM lại có cao độ so với mặt nước biển khoảng 15 m. Về địa chất, khu vực Tây Bắc là đất phù sa cổ nên kết cấu tốt hơn các vùng ven biển. Đây là 2 điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thấy phát triển theo hướng Tây Bắc là phù hợp và bền vững trong tương lai. Phát triển Khu đô thị Tây Bắc còn giúp tái bố trí dân cư TP.HCM hợp lý hơn, không còn tập trung ở trung tâm.

Hiện nay, khu vực huyện Củ Chi (TP.HCM), Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh) đang hợp thành khu tam giác vàng khi là nơi quy tụ nhiều dự án bất động sản công nghiệp quy mô lớn cũng như đang trở thành nơi đổ bộ của nhiều doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn.

Tuy không quá sôi động như khu Đông hay Nam TP.HCM, thế nhưng khu vực Tây Bắc TP.HCM hiện cũng đã và đang trở thành điểm nóng của bất động sản khi khu vực này hiện sở hữu nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai nhờ dư địa còn nhiều, đang được chính quyền địa phương chú trọng phát triển hạ tầng do nằm trong chiến lược quy hoạch TP.HCM mở rộng.

Tiềm lực đầu tiên có thể nhắc đến chính là hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm đang được rục rịch triển khai. Trong đó, trọng điểm phải kể đến là tuyến cao tốc TP.HCM- Mộc Bài với tổng vốn đầu tư lên đến 15.900 tỷ đồng, dự án đầu tư mở rộng QL N2, các tuyến Vành đai 3,4 dự án nâng cấp ĐT830… Gần đây nhất chính là tuyến đường ĐT823D kết nối Long An - TP.HCM với tổng mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng được khởi công, điều này càng góp phần gia tăng giá trị kinh tế của vùng trong tương lai. Hạ tầng luôn tỷ lệ thuận với giá trị bất động sản cũng như sự phát triển kinh tế của vùng.

Ngoài ra, vùng đất này hiện hữu hàng loạt các khu công nghiệp, điều này sẽ thu hút đông đảo giới chuyên gia, kỹ sư đến sinh sống và làm việc… đi cùng với đó sẽ là sự phát triển hàng loạt các hoạt động thương mại dịch vụ, logistics, giáo dục, giải trí sôi động, đẩy tiềm năng kinh tế vùng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

"Hiện, với việc quan tâm, đầu tư hạ tầng giao thông của chính quyền địa phương nhằm kết nối giao thương giữa khu vực Tây Bắc với trung tâm, trong tương lai gần, khu vực Hóc Môn, Củ Chi hứa hẹn sẽ trở thành "thủ phủ" thứ 2 của TP.HCM", ông Quyền nói với Nhadautu.vn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Asian Holding nhận thấy, tiềm năng của Củ Chi và Hóc Môn vẫn còn rất tốt. Bởi những năm gần đây khu vực này chưa có đòn bẩy để tạo sức bật lớn. Hội nghị xúc tiến đầu tư cho 2 địa phương này vừa qua đã có những cam kết của các tập đoàn lớn rót vốn đầu tư.

"Ở đâu có "đại bàng" ở đó sẽ phát triển. ngoài câu chuyện quan trọng về hạ tầng giao thông thì các địa phương này cũng nên mở rộng hoặc đầu tư cho các khu công nghiệp. Có nhiều khu công nghiệp sẽ thu hút được tập đoàn lớn, chuyên gia, người dân về sinh sống", ông Hậu cho hay.

Cam kết đầu tư, tái khởi động loạt dự án

Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi tổ chức hôm 12/4 do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì đã thu hút hàng loạt doanh nghiệp, nhà đầu, chuyên gia kinh tế tham gia.

Việc tăng cường đầu tư vào 2 huyện này sẽ giúp T.HCM giải được bài toán mở rộng không gian phát triển một cách cân bằng, thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực phát triển đặc biệt là về kinh tế đô thị, du lịch, dịch vụ, công nghệ cao…

Và kết quả các cam kết đầu tư vào 2 huyện tại hội nghị lên đến gần 17 tỷ USD. Trong đó có gần 500 triệu USD được cấp phép lần này, còn lại là các bản ghi nhớ với các nhà đầu tư lớn.

Cụ thể, tại hội nghị đã trao 10 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 369,104 triệu USD (8.489 tỷ đồng). Trong đó, có 4 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giữa Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM với Công ty TNHH Logos Việt Nam TP.HCM đầu tư dự án Logos Logistics HCM có tổng vốn đầu tư 130 triệu USD (2.990 tỷ đồng); Công ty CP Blue Planet Distribution Centre về việc đầu tư dự án Blue Planet DC có tổng vốn đầu tư 80 triệu USD (1.840 tỷ đồng)... Đồng thời, trao 6 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giữa Sở KH&ĐT TP.HCM với các công ty.

Đáng chú ý, tại hội nghị các đơn vị cũng trao 39 biên bản ghi nhớ thỏa thuận đầu tư với tổng vốn khoảng 16,572 tỷ USD (381.160 tỷ đồng). Trong đó có nhiều dự án lớn và khởi động lại các dự án treo.

Cụ thể, UBND huyện Hóc Môn và Tập đoàn Sovico về việc đầu tư xây dựng khu đô thị mới và sân golf; Khu chung cư cao tầng thương mại dịch vụ, khu đô thị sinh thái (45 ha, mặt tiền QL22); Khu chung cư cao tầng thương mại dịch vụ, khu đô thị sinh thái (86 ha); Khu chung cư cao tầng thương mại dịch vụ, khu đô thị sinh thái, bệnh viện quốc tế.

Huyện Hóc Môn cũng trao biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH AEON Mall Việt Nam về Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Hóc Môn trị giá 250 triệu USD (5.750 tỷ đồng); Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (WTO) về việc đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới, dịch vụ thương mại kết hợp du lịch giải trí trị giá 1,880 tỷ USD (43.240 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An (Đất Xanh Group) về việc đầu tư dự án Khu dân cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ trị giá 480 triệu USD (11.040 tỷ đồng); Công ty Văn Phú Invest về việc đầu tư dự án khu đô thị mới trị giá 240 triệu USD (5.520 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc Cát Tường về việc đầu tư dự án xây dựng khu dân cư trị giá 65 triệu USD (tương đương 1.495 tỷ đồng)…

Còn UBND huyện Củ Chi và Tập đoàn Sovico về việc đầu tư dự án Công viên Sài Gòn Safari; Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng - phân khu 1, quy mô 335,15 ha; Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã An Phú - phân khu 2, quy mô 575 ha; Khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu cảng sông và logistics, quy mô 420 ha; Khu nông nghiệp công nghệ cao, quy mô 350 ha…

Đơn vị này cũng trao biên bản ghi nhớ với Quỹ đầu tư CMIA Capital Partners về việc đầu tư Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Trung An (phân khu 7) trị giá khoảng 1,1 tỷ USD (25.300 tỷ đồng); Công ty TNHH Aeon Việt Nam về phát triển hệ thống thương mại.

Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc và Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh về đầu tư xây dựng Khu dân cư 6-4 trị giá 87 triệu USD (2.000 tỷ đồng); Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang về đầu tư Khu đô thị Giáo dục trị giá 652 triệu USD (15.000 tỷ đồng)….

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sovico cho biết, "Tập đoàn sẽ tham gia chương trình phục hồi kinh tế của TP.HCM. Trong đó, có 2 huyện và sẽ nghiên cứu một số dự án, cam kết thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, để ngay trong năm nay có thể khởi công dự án. Dự kiến, Sovico sẽ đầu tư 4 dự án Hóc Môn, 7 dự án ở Củ Chi.

Còn ông Jun Sung Ho, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành Lotte Properties cũng nhấn mạnh, đơn vị đang phát triển đô thị mới với công nghệ hàng đầu, áp dụng mô hình đô thị sinh thái thông minh ở khu Thủ Thiêm. Và hy vọng và sẽ tìm hiểu thêm cơ hội đầu tư mới về khu đô thị Tây Bắc TP.HCM và các dự án mới ở 2 huyện.

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA: Kém phát triển vì hạ tầng giao thông và quy hoạch treo

Thông tin với Nhadautu.vn, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhận định, lý do khu Tây Bắc TP.HCM dù có quy hoạch từ rất lâu nhưng chưa phát triển tương xứng, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư là do hạ tầng giao thông và vướng quy hoạch treo.

"Khu vực Tây Bắc có địa chất tốt, tuyến Xuyên Á - QL22, sẽ kết nối các quốc gia khu vực ASEAN, hàng hóa đi lại thuận tiện, vừa mang ý nghĩa quốc phòng, kinh tế, vừa có lợi cho người dân. Tuy nhiên, hơn 15 năm qua khu vực này phát triển chưa tương xứng do thiếu các trục giao thông lớn và hạ tầng chưa hoàn thiện", ông Châu nói.

Trước đây, HoREA cũng đã nhiều lần đề nghị TP.HCM nên làm hạ tầng, tạo động lực phát triển cho khu vực vùng ven đồng thời giảm mật độ dân số, giao thông, ô nhiễm… cho khu trung tâm.

Đơn cử như cần triển khai, bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào QL22, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, QL13, TL 8 để tạo điều kiện phát triển đô thị khu vực Tây Bắc treo hàng chục năm và cho các địa phương lân cận như huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), huyện Bến Cát (Bình Dương), huyện Đức Hòa (Long An).

"Với cơ chế đặc thù và thực hiện chiến lược mở rộng các khu đô thị vệ tinh thì TP.HCM cần dành cho khu Tây Bắc một nguồn lực đáng kể, đặc biệt đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông phá thế độc đạo của QL22 để kết nối với các quận trung tâm, sẽ giúp cho khu vực này sớm trở thành một Phú Mỹ Hưng trong tương lai như thành phố từng kỳ vọng", ông Châu nhìn nhận.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ