Kinh doanh có trách nhiệm - chìa khoá của phát triển bền vững

Nhàđầutư
Quá trình chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống (KDTT) sang kinh doanh có trách nhiệm (KDCTN) là một quá trình đổi mới, phát triển mang tính khách quan và tất yếu trong tiến trình hội nhập phát triển, đòi hỏi trách nhiệm và hành động của nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
NGUYỄN VĂN TOÀN
12, Tháng 11, 2022 | 07:59

Nhàđầutư
Quá trình chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống (KDTT) sang kinh doanh có trách nhiệm (KDCTN) là một quá trình đổi mới, phát triển mang tính khách quan và tất yếu trong tiến trình hội nhập phát triển, đòi hỏi trách nhiệm và hành động của nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Kinh doanh truyền thống (KDTT) có mục tiêu xuyên suốt là tối đa hóa lợi nhuận của chủ thể sản xuất trên cơ sở cân bằng lợi ích của người tiêu dùng với triết lý làm ra càng nhiều lợi nhuận càng đóng góp nhiều cho xã hội. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Mọi cá nhân luôn cố gắng tìm ra cách sử dụng nguồn vốn, của cải mình có để có lợi nhất cho bản thân... Nhưng quá trình tối đa hóa lợi ích của bản thân một cách tự nhiên hay đúng hơn là một cách cần thiết đã đưa cá nhân đến thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng".

CF27DDB7-998E-4433-A45E-3EA83CF07A93

Kinh doanh có trách nhiệm: Chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Trong KDTT, trách nhiệm xã hội (TNXH) là hoạt động tự nguyện của doanh nghiệp gắn liền với triết lý đạo đức kinh doanh. TNXH thường không nằm trong quy trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, nó không phải là hoạt động có tính ràng buộc nhất là khi doanh nghiệp không có lợi nhuận. TNXH còn là công cụ truyền thông để nâng cao danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. TNXH đôi khi còn là hành động tự chuộc lỗi để khỏa lấp tác hại của doanh nghiệp gây ra cho cộng đồng.

Đối với KDTT, nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở chấp hành các quy định của pháp luật để tạo lợi nhuận tối đa, chuẩn mực đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là những nhân tố góp phần tạo nên giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp nhưng thường không nằm trong quy trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

​Như vậy, KDTT ràng buộc trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý, trong khi đó, trách nhiệm về đạo đức và từ thiện được khuyến khích, biểu dương, tôn vinh.

​KDTT càng phát triển, những mâu thuẫn lợi ích càng tăng và khó giải quyết: mâu thuẫn giữa người lao động làm thuê và người quản lý, giới chủ, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, doanh nghiệp và cư dân trên địa bàn, hoạt động của doanh nghiệp và môi trường và ngững yêu cầu của phát triển bền vững. Nhiều cuộc đình công tự pháp thậm chí vi phạm pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp, các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được tung ra thị trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe người tiêu dùng, những vụ kiện kéo dài giữa cộng đồng dân cư trên địa bàn và doanh nghiệp, những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp đã và chưa được xử lý như: gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quyền lợi  người lao động lao động, hoạt động chuyển giá, trốn thuế...

Mặc dù đã có rất nhiều văn bản pháp luật và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước giám sát và thực thi nhưng để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững, cần nhiều hơn thế từ doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Những tồn tại khiếm khuyết của KDTT cần được khắc phục cơ bản theo mô hình kinh doanh tiên tiến hơn, đó chính là kinh doanh có trách nhiệm  (KDCTN).

Kế thừa, phát triển và khắc phục những khiếm khuyết của KDTT, kinh doanh có trách nhiệm dựa trên ba nguyên tắc của LHQ về kinh doanh và quyền con người:

- KDCTN là các thực hành ngăn ngừa, giảm thiểu và giải quyết tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh lên quyền con người, xã hội và môi trường.

- Đưa ra các biện pháp khắc phục khi tác động tiêu cực áp đặt lên quyền con người

- Đóng góp cho xã hội và sự phát triển bền vững nói chung.

​Như vậy, KDCTN vừa đạt mục tiêu và sứ mệnh lợi nhuận, vừa đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của các bên liên quan, không làm tổn hại, khắc phục tổn hại và đóng góp vào phúc lợi của bên liên quan.

​Khác với KDTT, KDCTN là một cách tiếp cận kinh doanh nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững chứ không chỉ là các thực hành riêng rẽ; KDCTN được phản ánh trong giá trị cốt lõi, chức năng, và hoạt động của doanh nghiệp. Khi thiết kế chiến lược và hoạt động kinh doanh, KDCTN đòi hỏi nhà quản lý phải "đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan" và "hiệu quả kinh doanh".KDCTN đòi hỏi DN điều chỉnh Mô hình kinh doanh chứ không chỉ là bổ sung thực hành kinh doanh. Đặc biệt, KDCTN không bao hàm khái niệmbù trừ: ‘Làm tốt’ ở một lĩnh vực không thể bù trừ cho việc ‘gây tổn hại’ ở lĩnh vực khác.

​Tại Việt Nam, Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng Đề án "ban hành chương trình hành động Quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật Nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm". Mục tiêu của Đề án là “đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật nhằm nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

​Phạm vi những văn bản pháp luật được rà soát và hoàn thiện tập trung 5 lĩnh vực ưu tiên gồm:

- Đầu tư có chọn lọc: Đầu tư gắn với sử dụng đất hiệu quả và hài hoà lợi ích cộng đồng; đầu tư gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư tạo việc làm và chất lượng việc làm.

- Lao động: quan hệ lao động, điều kiện lao động,lao động phi chính thức, lao động cưỡng bức, lao động di cư, lao động trẻ em.

- Bảo vệ quyền nhóm dễ bị tổn thương: dân tộc thiểu số, trẻ em, người khuyết tật, Người đồng tính, song tính, chuyển giới hoặc liên tính,

- Bảo vệ môi trường: ô nhiễm môi trường và trách nhiệm xử lý sự cố môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, công khai thông tin môi trường,

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hoá đối với NTD, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hoá ảnh hưởng tới trẻ em và sức khoẻ của NTD và các thông tin để kêu gọi NTD có trách nhiệm với một số chỉ tiêu phát triển bền vững, bất cập trong quy định về bảo hành hàng hóa và thu hồi hàng lỗi, bảo vệ thông tin người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh trực tuyến, cơ chế khắc phục.

Chuyển đổi từ KDTT sang mô hình KDCTN đang đòi hỏi phải có lộ trình phù hợp để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và xã hội, quá trình thực thi của doanh nghiệp... Ngay từ bây giờ những chính sách và chương trình ưu tiên phát triển công nghệ cao, nông nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn... là môi trường lý tưởng để thực hành KDCTN phát triển.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ