Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm

Nhàđầutư
Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 20,4% so với cùng kỳ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022.
AN HÒA
21, Tháng 07, 2022 | 10:13

Nhàđầutư
Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 20,4% so với cùng kỳ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022.

che bien ca tra

Kim ngạch xuất khẩu cá tra của ĐBSCL đạt 1,4 tỷ USD, tăng 83% trong 6 tháng đầu năm. Ảnh TL

Dẫn đầu cả nước

Phân tích về tình hình phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường chính sách công và Quản lý Fulbright cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, vùng ĐBSCL đã xuất khẩu đạt kim ngạch 12,7 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ. Trong đó chỉ trừ tỉnh Trà Vinh có tốc độ xuất khẩu âm, còn lại 12/13 tỉnh, thành đều đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao.

Các địa phương có thế mạnh trong xuất khẩu nông, thủy sản như Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả vùng.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của vùng ĐBSCL đang dẫn đầu cả nước, cao hơn cả các địa phương trọng điểm xuất khẩu như TP. HCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội…

Cũng theo ông Thành, trong những tháng đầu năm nay khu vực ĐBSCL đạt mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng là nhờ vào xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh.

Nếu như vào cùng kỳ năm trước xuất khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị tăng 40,9%, thép 124,2%, xe cơ giới 16,8%, thì trong 6 tháng đầu năm nay, những mặt hàng truyền thống xuất khẩu tăng mạnh. Cụ thể, công nghịệp dệt, may tăng 20,8%, giày dép (13,5%). Đặc biệt, mặt hàng thuỷ sản là thế mạnh của ĐBSCL tăng đến 38,4%.

Sự dịch chuyển mặt hàng xuất khẩu như nêu trên cho thấy khi kinh tế phục hồi, người dân ra đường nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng đã tăng trở lại.Khi nhu cầu thị trường thế giới quay trở lại cũng là thời điểm Việt Nam mở cửa, cho nên đã tận dụng rất tốt cơ hội để gia tăng xuất khẩu.

Ngoài ra, chiến tranh Nga – Ukraine khiến Nga không xuất khẩu được cá tuyết sang Liên minh châu Âu (EU), cho nên người tiêu dùng đã chuyển từ cá tuyết sang cá tra. Nhờ vậy trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cá tra của vùng ĐBSCL đạt 1,4 tỷ USD, tăng 83%.

"Với những thuận lợi trên nếu chúng ta vẫn duy trì được sự thông thoáng, không đứt gãy chuỗi cung ứng logistics, thì xuất khẩu sẽ là mũi nhọn, động lực tăng trưởng chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế năm 2022", ông Thành nhận định.

dau tu cong

Đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Ảnh An Hòa

Đầu tư công sẽ giúp giữ nhịp tăng trưởng 

Theo ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), làn sóng COVID-19 đã khiến hơn 11.500 doanh nghiệp vùng ĐBSCL phải giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, ĐBSCL số doanh nghiệp ngưng hoạt động, có mức tăng trưởng GRDP thấp nhất, chỉ tăng 2,32% năm 2020 và âm 1,42% trong năm 2021.

Tuy nhiên, ngay sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất kinh doanh từ những tháng đầu năm 2022, đã giúp đưa nền kinh tế phục hồi nhanh chóng.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL 6 tháng đầu năm tăng 5,58% so với cùng kỳ, xuất khẩu từ các doanh nghiệp ĐBSCL 6 tháng đạt 12,75 tỷ USD. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 6 tháng đạt 8.526 doanh nghiệp, tăng 21%, số doanh nghiệp giải thể giảm 4%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm 17% so với củng kỳ. Cả vùng cũng thu hút được 43 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn khoảng 390 triệu USD.

Những số liệu trên cho thấy kinh tế vùng này đã có sự khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm và cả năm 2023, kinh tế Việt Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng sẽ đối mặt với nhiều thách thức do hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang có những diễn biến mới, khó lường; chiến tranh Nga– Ukraine làm giá xăng, dầu và nhiều loại vật tư đầu vào, lạm phát tiềm ẩn ở nhiều nước, kể cả Việt Nam nếu chúng ta không có giải pháp kiểm soát tốt.

"Ngoài những khó khăn chung, khu vực ĐBSCL còn có những khó khăn riêng khi chi phí logistics năm 2021 đã tăng 40% so với năm 2020 và trong 6 tháng đầu năm nay chi phí này lại tiếp tục tăng thêm từ 10-15%, tình trạng thiếu tàu, thiếu container rỗng xuất khẩu vẫn chưa được khắc phục; các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ như: hỗ trợ lãi suất, giảm, giãn, miễn thuế, tiền thuê đất…chậm đến tay doanh nghiệp. Những khó khăn trên đang tạo nên áp lực khiến nhiều doanh nghiệp chưa bắt nhịp được với đà hồi phục", ông Võ Tân Thành phân tích.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Thành, trước áp lực lạm phát đang lập đỉnh mới, dự báo có thể trong thời gian tới Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) rất mạnh tay trong thắt chặt tiền tệ, điều đó có thể dẫn tới suy thoái kinh tế.

Mặt khác nếu chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài không chỉ giá năng lượng, giá lương thực ở mức cao mà chuỗi cung ứng cũng tiếp tục bị đứt gãy. Khi suy thoái kinh tế lan rộng thì việc xuất khẩu sẽ rất khó khăn vì nhu cầu nhập khẩu giảm.

Do đó, dự báo xuất khẩu năm 2023 sẽ gặp nhiều trắc trở chứ không thuận lợi như năm 2022 này.

"Trong bối cảnh đó, lĩnh vực sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam giữ được nhịp độ tăng trưởng trong năm 2023 là đầu tư công. Nhờ giải ngân đầu tư công, dòng tiền sẽ được đưa vào lưu thông, ngành xây dựng, phát triển hạ tầng và các ngành có liên quan sẽ phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác", ông Thành nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ