Di sản văn hóa Cố đô Huế: 43 năm phục hưng đến phát triển bền vững

Nhàđầutư
Xuất phát điểm từ đống “đổ nát” do 2 cuộc chiến tranh gây ra nhưng được sự quan tâm của các cấp ngành từ trung ương, đến các tổ chức quốc tế, 43 năm di sản văn hóa Huế được phục hưng, bảo tồn và phát triển, góp phần nâng tầm Cố đô Huế hội nhập với thế giới.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
16, Tháng 01, 2019 | 06:49

Nhàđầutư
Xuất phát điểm từ đống “đổ nát” do 2 cuộc chiến tranh gây ra nhưng được sự quan tâm của các cấp ngành từ trung ương, đến các tổ chức quốc tế, 43 năm di sản văn hóa Huế được phục hưng, bảo tồn và phát triển, góp phần nâng tầm Cố đô Huế hội nhập với thế giới.

Dấu ấn phục hưng

Vào những ngày áp tết, chúng tôi có chuyến ngao du về với  xứ Huế mộng mơ, nơi kinh đô Huế những ngày này du khách thập phương đến tham quan đông đúc hơn. Chúng tôi sà vào khu Đại nội, tìm đến nơi cô nhân viên phụ trách thuyết minh trước Ngõ môn để nghe giới thiệu sơ qua về Cố đô Huế. Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử Cấm Thành gần như bị xoá sổ. Khu vực Hoàng Thành chỉ còn lại 62 công trình so với 136 công trình kiến trúc thời Nguyên thuỷ, khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặn nề. Lăng Gia Long còn lại 10/15 công trình, lăng Minh Mạng còn 28/35 công trình…

A1

Đại nội Huế rất được khách du lịch trong và ngoài nước thăm quan. (Ảnh Phan Tiến)

Các di sản văn hóa phi vật thể cũng bị hủy hoại, thất tán hầu hết. Hệ thống lễ hội Cung đình không còn tồn tại sau khi triều Nguyễn hết thời, các hoạt động diễn xướng cung đình Nhã nhạc, tuồng Cung đình, múa Cung đình… tản mát và biến tướng trong dân gian; hệ thống ngành nghề thủ công truyền thống phong phú vốn phục vụ chính cho chốn Cung đình cũng thất tán, mai một, hệ thống sách vở, tư liệu đồ sộ của triều Nguyễn cũng bị hủy hoại hoặc bị di chuyển đi phần lớn.

Để hiểu biết về sự phục hưng Cố đô Huế sau các cuộc chiến tranh, chúng tôi tìm đến Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Câu hỏi trăn trở của chúng tôi là những dấu ấn lịch sử quan trọng trong cuộc hành trình 43 năm nhằm bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Huế? Ông Phan Thanh Hải tâm sự: Hành trình của dặm trường 43 năm có rất nhiều mốc lịch sử tạo nên bước ngoặt, đưa di sản văn hóa Huế phát triển đi lên.

Đầu tiền phải kể đến, ngày 25.11.1981, sau chuyến thăm Huế của Tổng giám đốc UNESCO lúc bấy giờ, Ngài Amadou Mahtar M’Bow, đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế tại Hà Nội, nhằm phát động trên phạm vi quốc tế một cuộc vận động bảo tồn và khôi phục các giá trị của di sản văn hoá Cố đô Huế.

Từ đây, việc bảo quản, trùng tu tôn tạo các di tích Huế bắt đầu được vận hành đúng với quỹ đạo của nó. Với 2 tác nhân có tác động quan trọng đối với tiến trình phục hưng của quần thể di tích Huế.

Đó là tổ chức UNESCO và Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả Chính quyền sở tại thông qua bộ máy quản lý và điều hành trực tiếp là Công ty Quản lý Di tích Lịch sử Văn hoá Huế (tức Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bây giờ gọi tắt là Trung tâm).

A2

Đại nội Huế về đêm thu hút rất nhiều người dân và khách du lịch đến thăm quan. (Ảnh Phan Tiến)

Cuộc vận động quốc tế do tổ chức UNESCO phát động tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng với những khoản viện trợ đa dạng dành cho Huế giai đoạn 1981-1990, cùng với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam, đã là những “thang thuốc” cấp thời góp phần vào việc chạy chữa bước đầu, tránh cho di tích Huế thoát khỏi hiểm hoạ sụp đổ.

Tại Huế, sự ra đời của Công ty Quản lý Di tích và Danh Thắng, tháng 5/1992, đổi tên thành (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) nhằm bảo tồn và khai thác toàn diện Quần thể di tích và các di sản phi vật thể, từ đây đánh dấu sự thay đổi nhận thức hoàn toàn về các giá trị của di sản văn hóa Huế.

Cố đô Huế và ngày hội nhập

Tháng 11/1982 nhóm công tác Huế - UNESCO (Hue - UNESCO Working group) được thành lập, trực tiếp theo dõi chỉ đạo công cuộc bảo tồn và trùng tu quần thể di tích Huế. Sau những năm tháng làm việc không biết mệt mỏi. Ngày 11/12/1993, trong một phiên họp tại Carthagène (Colombia), Hội đồng Di sản Thế giới đã bỏ phiếu ghi danh quần thể Di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Văn hoá Thế giới.

11

Nhã nhạc Cung đình Huế là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại.

Ngày 2/8/1994, Ngài Daniel Janicot, Phó tổng giám đốc UNESCO đã đến Huế, trực tiếp trao cho đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tấm bằng công nhận có chữ ký của Tổng giám đốc UNESCO, ngài Fédérico Mayor Zaragoza với dòng chữ: “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Cuộc phục hưng di tích Huế bước sang một trang mới.

Ngày 12/12/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105TTg chính thức phê duyệt Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đô Huế, giai đoạn 1996 - 2010, trong đó xác định những định hướng và yêu cầu cơ bản, đồng thời xác định những mục tiêu và biện pháp chủ yếu cho việc thực thi những nội dung đã nêu trong quy hoạch.

Mục tiêu cơ bản và dài hạn của Dự án thể hiện trên cả hai phương diện: Bảo tồn di sản văn hoá Cố đô Huế và, phát huy mọi giá trị quý giá của Di sản bao gồm, giá trị di sản văn hoá vật chất, tinh thần, môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ