Ấn Độ là đối tác thương mại, đầu tư tiềm năng đối với TP.HCM

Nhàđầutư
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Ấn Độ là đối tác thương mại, đầu tư tiềm năng. Tính đến giữa tháng 12/2020, Ấn Độ có 161 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 74 triệu USD, đứng thứ 25/110 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại TP.HCM.
NGUYÊN VŨ
22, Tháng 01, 2021 | 15:08

Nhàđầutư
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Ấn Độ là đối tác thương mại, đầu tư tiềm năng. Tính đến giữa tháng 12/2020, Ấn Độ có 161 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 74 triệu USD, đứng thứ 25/110 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại TP.HCM.

Như đã biết, TP.HCM xác định năm 2021 là “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”. Thành phố đã đề ra 20 chỉ tiêu, trong đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) đạt từ 6% trở lên, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%; GRDP bình quân đầu người đạt 6.500 USD/người; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt từ 91%…

nhadautu--ong-le-hoa-binh-1309

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (Ảnh: Huy Ngọc)

Đối với riêng Ấn Độ, chính quyền thành phố xác định doanh nghiệp nước này là một trong những đối tác đầu tư, thương mại có tiềm năng có thể tham gia đầu tư thành phố. Ngoài ra, việc kiểm soát tốt dịch bệnh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, TP.HCM sẽ là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau đại dịch.

Tại Diễn đàn đầu tư Ấn Độ - Việt Nam, ngày 22/1, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Tôi rất vui mừng tham dự Diễn đàn Đầu tư Việt Nam - Ấn Độ, thay mặt chính quyền thành phố hy vọng sẽ được lắng nghe các chia sẻ thú vị về triển vọng hợp tác song phương, đồng thời có những đề xuất để giúp thành phố tăng cường, phát huy tiềm năng hợp tác với Ấn Độ".

Theo ông Bình, với sự tin cậy, gắn kết giữa lãnh đạo và nhân dân 2 nước, đến nay quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ẩn Độ trên đà phát triển sâu sắc và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt kể từ khi nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016.

Ông Bình cho rằng, mặc dù cả thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, Việt Nam và Ấn Độ vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác hiệu quả, sâu rộng.

Trong năm 2020, 2 nước đã triển khai nhiều hội nghị cấp cao nhằm thắt chặt quan hệ tốt đẹp sẵn có, tiêu biểu như Hội đàm trực tuyến giữa Thủ tướng 2 nước và Kỳ họp lần thứ XVII Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Ấn Độ vào tháng 12 vừa qua, với nhiều kết quả quan trọng, góp phần định hướng cho quan hệ song phương trong tương lai.

Đối với TP.HCM, Ấn Độ là một trong những đối tác đầu tư, thương mại tiềm năng. Tổng kim ngạch xuất nhập khấu giữa TP.HCM và Ấn Độ năm 2019 đạt 1,9 tỷ USD. Đứng trước các khó khăn của kinh tế toàn cầu do dịch bệnh, năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương vẫn đạt hơn 1,5 tỷ USD. Tính đến giữa tháng 12/2020, Ấn Độ có 161 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 74 triệu USD, đứng thứ 25/110 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại TP.HCM.

Hiện nay TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai 3 chương trình đột phá (đổi mới quản lý TP.HCM; phát triển hạ tầng; nguồn nhân lực và văn hóa) và 1 chương trình trọng điểm phát triển TP.HCM giai đoạn 2020 - 2025 (phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực) với 51 chương trình, đề án thành phần thuộc nhiều lĩnh vực. Đây là tiền đề giúp thành phố phát huy các lợi thế hiện có và hiện thực hóa tầm nhìn trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế.

Để đạt được những mục tiêu đó, thành phố tự định vị hướng tới mô hình là một thành phố quốc tế, ngày càng tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình này, ngoài nỗ lực tự thân, sự hỗ trợ của Trung ương thì hợp tác với bạn bè quốc tế mang ý nghĩa thiết yếu. Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế, chính quyền thành phố sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư với các nước, trong đó Ấn Độ là đối tác quan trọng.

“Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn lần này với sự tham gia của Đại sứ 2 nước, đại diện lãnh đạo 2 Chính phủ, đông đảo các doanh nghiệp uy tín, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan xúc tiến đầu tư với các nội dung trao đổi rất thiết thực như hợp tác phát triển năng lượng sạch, hạ tầng giao thông, công nghệ số, dược phẩm và công nghệ thông tin. Đây là những lĩnh vực mà chúng ta đều cần thúc đẩy để có thể tiến bước bền vững trong giai đoạn phát triển mới", ông Bình nói.

Ông Bình kỳ vọng Ấn Độ sẽ cùng TP.HCM chung tay triển khai các dự án hợp tác đầu tư cùng có lợi, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương. Tôi cũng mong muốn tầm nhìn và các kế hoạch phát triển mà các đại diện Chính phủ, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp 2 nước trình bày trong ngày hôm nay sẽ góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ, trong đó có TP.HCM.

Nói về môi trường đầu tư tại TP.HCM, trong đó có các dự án trọng điểm hạ tầng cơ sở, năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ và sản xuất dược phẩm, ông Nguyễn Hữu Tín, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước và chính quyền thành phố đang trong quá trình xây dựng phát triển đô thị thông minh, sáng tạo, trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế. Đồng thời, thành phố cũng có rất nhiều lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư vốn từ nước ngoài, trong đó phải kể đến Ấn Độ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ