Sức hút ngành công nghiệp không khói - Bài cuối: Nên thành lập Hội đồng quốc gia về hoạt động vui chơi có thưởng

Nhàđầutư
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề ra định hướng, chính sách mới nhằm khai thác có hiệu quả hơn dòng vốn FDI nói chung và hoạt động vui chơi có thưởng nói riêng. Trong đó, việc cần kíp là nên thành lập Hội đồng quốc gia về hoạt động vui chơi có thưởng.
MY ANH
26, Tháng 06, 2020 | 10:06

Nhàđầutư
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề ra định hướng, chính sách mới nhằm khai thác có hiệu quả hơn dòng vốn FDI nói chung và hoạt động vui chơi có thưởng nói riêng. Trong đó, việc cần kíp là nên thành lập Hội đồng quốc gia về hoạt động vui chơi có thưởng.

Greyhound

 

Các điều kiện "cần" đã có

Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về đầu tư nước ngoài đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

“Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030”.

Nghị quyết Bộ Chính trị cũng đã chỉ ra những khiếm khuyết cần khắc phục từ thể chế, luật pháp, chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư, nguồn nhân lực, cơ chế xử lý tranh chấp và bộ máy quản lý nhà nước đối với FDI.

Đó là những vấn đề đã được phát hiện từ lâu nhưng chậm được khắc phục; do vậy việc thực hiện Nghị quyết đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần có kế hoạch hành động để giảm dần khiếm khuyết, làm cho thể chế, luật pháp và môi trường đầu tư hoàn thiện theo hướng tiếp cận chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

Nghị quyết Bộ Chính trị đòi hỏi, “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu”.

Bên cạnh Nghị quyết 50, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đề ra mục tiêu tổng quát, là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm.

Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Đáng chú ý, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đề ra mục tiêu tổng quát, đó là phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Nghị quyết 01/2020 của Chính chủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020: Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” trong đó: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi. Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn...

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực chất hơn gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Qua đó có thể thấy, trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã mở ra cơ hội cho các lĩnh vực mới phát triển, trong đó có lĩnh vực vui chơi có thưởng.

Định hướng đó có thể khái quát một cách tổng quát là đổi mới đồng bộ thể chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến lĩnh vực vui chơi có thưởng để tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đồng thời tạo điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài góp phần thực hiện mục tiêu làm cho ngành du lịch nước ta thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo thêm việc làm có thu nhập cao cho hàng vạn người lao động, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, thu ngoại tệ và thu ngân sách nhà nước.

Nên thành lập Hội đồng quốc gia về hoạt động vui chơi có thưởng

Để có thể khai lộ một lĩnh vực tiềm năng nhưng lại hết sức nhạy cảm, Đề án của Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã đưa ra những đề xuất hết sức cụ thể.

Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động vui chơi giải trí có thưởng theo hướng tiếp cận thông lệ tiên tiến của quốc tế để bảo đảm hành lang pháp lý ổn định, công khai, minh bạch nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân người Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều hơn khách du lịch quốc tế, đảm bảo quản lý Nhà nước theo hướng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ điện tử với thủ tục hành chính thích hợp, đồng thời ngăn ngừa tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội của đất nước.

“Rà soát tất cả Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư để hình thành hệ thống pháp lý đồng bộ, hiện đại, thích ứng với trình độ phát triển lĩnh vực vui chơi có thưởng trong thời đại công nghiệp 4.0, chuyển đổi sang nền kinh tế số”, đề án của VAFIE nêu.

Từ kinh nghiệm về mô hình quả lý của Úc và Singapore, căn cứ đặc thù hoạt động vui chơi có thưởng khá phức tạp, có quan hệ đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, là vấn đề nhạy cảm đối với cộng đồng dân cư và dư luận xã hội do vậy cần có mô hình tổ chức, quản lý Nhà nước thích hợp, có đủ quyền hạn, bộ máy, cán bộ chuyên nghiệp, kinh phí để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

Trên cơ sở đó, VAFIE đề xuất một trong hai mô hình. Thứ nhất, thành lập Hội đồng quốc gia về hoạt động vui chơi có thưởng (như mô hình của Singapore) đặt tại Văn phòng Chính phủ do một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng, có thành viên là đại diện các Bộ, ngành và Hiệp hội nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực này, có các bộ phận giúp việc gồm chuyên gia pháp lý, tâm lý, xã hội học.

Hội đồng này có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ từ việc hoàn thiện thể chế, chính sách, lập pháp đến tổ chức quản lý hoạt động vui chơi có thưởng: thẩm định và cấp phép cho các dự án đầu tư và kinh doanh, hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật, theo dõi, kiểm tra, thanh tra để xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh nhằm giảm thiểu các vấn đề tiêu cực về kinh tế xã hội.

Mô hình thứ hai, trên cơ sở hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp và cơ chế quản lý Nhà nước, Chính phủ phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp phép, quản lý và giám sát hoạt động giải trí vui chơi có thưởng (theo mô hình của Australia).

Các Bộ, ngành trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định của Nhà nước, kịp thời phát hiện những địa phương vi phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất trong toàn quốc.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, để quản lý hoạt động vui chơi có thưởng đúng hướng và thống nhất trên toàn quốc, VAFIE cho rằng nên chọn mô hình thứ nhất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ