‘Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả’

Nhàđầutư
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, thành phố cần đề ra các giải pháp hiệu quả để hướng đến xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh…, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố.
LÝ TUẤN - NHÂN TÂM
16, Tháng 10, 2020 | 11:05

Nhàđầutư
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, thành phố cần đề ra các giải pháp hiệu quả để hướng đến xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh…, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố.

nhadautu - ong huynh thanh nhan

Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM (Ảnh: Long Hồ/Thành ủy TP.HCM)

Ngày 16/10, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, ông  Huỳnh Thanh Nhân, Thành ủy viên khóa X, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM đã trình bày tham luận về chương trình cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (Par Index) và chương trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của TP.HCM giai đoạn 2020 – 2025.

Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, trong những năm qua, chính quyền TP.HCM luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư. Các hoạt động của cơ quan nhà nước với mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp có nhiều đổi mới, cải cách đột phá mang tính chất hiệu quả; môi trường kinh doanh được cải thiện, kinh tế tăng trưởng khá và ổn định; mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công tăng dần qua từng năm.

Đồng thời, đánh giá một cách khách quan về kết quả đạt được trong thời gian qua, có rất nhiều chỉ số đã đóng góp vào phát triển chung của thành phố, trong đó nổi bật là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số cải cách hành chính.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Năng lực cạnh tranh có chuyển biến nhưng chưa thật sự mạnh mẽ và nổi bật; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh còn xếp hạng thấp, chậm được cải thiện.

Bên cạnh đó, số lượng thủ tục hành chính được cung cấp và sử dụng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4 so với số thủ tục hành chính được công bố chưa nhiều; công tác xã hội hóa dịch vụ công chưa được thực hiện sâu, rộng; kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp tuy có cao nhưng vẫn còn một phận người dân chưa hài lòng đối với chính quyền thành phố.

9 nhiệm vụ và giải pháp

Ông  Huỳnh Thanh Nhân, Thành ủy viên khóa X, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2025, chính quyền thành phố quyết tâm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công và tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân sống trong môi trường hiện đại, xanh, sạch và an toàn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công.

Theo ông Nhân, TP.HCM cần tập trung thực hiện các nội dung công việc trọng tâm, đề ra các giải pháp triệt để, hiệu lực, hiệu quả để hướng đến xây dựng thành phố thành đô thị thông minh, chính quyền điện tử gần dân, phục vụ dân, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố.

Thứ nhất cần định lượng hiệu quả của công tác cải cách hành chính, sự phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố. Xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính và đề ra các giải pháp nâng cao PAR Index.

Đề ra các giải pháp kết nối hiệu quả PCI, PAR Index, vhỉ số công tác đánh giá phòng chống tham nhũng cấp tỉnh (PACA Index), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam (Việt Nam ICT Index).

Thứ hai, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề ra giải pháp tự hoàn thiện để có các bước cải thiện rõ nét hơn về môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố theo hướng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; đưa thành phố vào nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế - xã hội ở nhóm tốt nhất cả nước.

Thứ ba, đưa thành phố trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ tư, cần cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ công thiết yếu khác thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin như: ứng dụng giao thông thông minh để điều khiển giao thông; các thiết bị quan trắc và cảm biến thông minh được ứng dụng để thu thập và cung cấp thông tin về ô nhiễm môi trường, tình trạng ngập nước; y tế điện tử được ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế; ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Qua đó, nâng cao chất lượng sống tốt của thành phố.

Thứ năm, tập trung xây dựng chương trình chuyển đổi số nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số; thực hiện chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng, đào tạo nhân lực; tận dụng thời cơ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh và bền vững.

Thứ sáu, lấy người dân, doanh nghiệp và tổ chức là trung tâm để hoàn thiện các dịch vụ hành chính công theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả và tiện lợi. Lấy tiêu chí sự hài lòng của người dân là thước đo để các cơ quan hành chính hoàn thiện và cải thiện hoạt động.

Các cơ quan hành chính tại thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung ứng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Đồng thời, ban hành các chính sách để khuyến khích việc sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử của người dân, doanh nghiệp và tổ chức khi sử dụng dịch vụ hành chính công.

Thứ bảy, cần rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND TP.HCM và các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp với đặc điểm của thành phố; gắn công tác cải cách tổ chức bộ máy với tham mưu phân cấp, ủy quyền; đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy trong từng nội bộ cơ quan đơn vị. Tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền các cấp theo các nghị định của Chính phủ.

Thứ tám, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

Cuối cùng, cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để thống nhất những nội dung, giải pháp kỹ thuật khi xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số, xây dựng các mô hình mới trong tổ chức bộ máy để đảm bảo cho mô hình chính quyền đô thị của thành phố hoạt động hiệu quả.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ