Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 có làm suy yếu dịch chuyển đầu tư?

Nhàđầutư
Bắt đầu nổi lên một số quan ngại về sự chuyển dịch nhà máy, cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sẽ chững lại nếu dịch COVID-19 trong nước không bị kiểm soát.
ANH PHONG
01, Tháng 06, 2021 | 08:01

Nhàđầutư
Bắt đầu nổi lên một số quan ngại về sự chuyển dịch nhà máy, cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sẽ chững lại nếu dịch COVID-19 trong nước không bị kiểm soát.

9D787A71-6235-4A5A-ABD8-6B1C31D07ABE

Công tác phòng dịch COVID-19 tại Công ty Formosa (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: VT.

Chuỗi cung ứng có quay lại Trung Quốc?

Đầu tuần qua, khi các khu công nghiệp (KCN) tại Bắc Giang phải tạm dừng hoạt động, một số chuyên gia kinh tế đã lên tiếng về sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang nước thứ 3 có thể chững lại.

Thậm chí Kinh tế trưởng của tổ chức tài chính Pinpoint Asset Management còn cho rằng, sự bùng phát COVID-19 ở một số khu vực châu Á có thể dẫn đến "sự thay đổi vận mệnh" cho Trung Quốc.

Theo ông Zhang Zhiwei, Kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, tình hình dường như đang thay đổi và chuỗi cung ứng có thể quay trở lại Trung Quốc khi dịch bệnh tăng đột biến ở Ấn Độ cũng như Việt Nam.

“Trước đại dịch, chúng tôi đã thấy các nhà máy chuyển ra khỏi Trung Quốc - Samsung, Foxconn,… những công ty tên tuổi đã chuyển nhà máy sang đặt ở Việt Nam, Ấn Độ”, ông Zhang Zhiwei chia sẻ với tờ CNBC mới đây.

Tuy nhiên sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm mới ở hai quốc gia này đã buộc các nhà máy của Foxconn phải tạm đóng cửa ở Ấn Độ và Việt Nam.

“Điều này có thể khiến việc di dời chuỗi cung ứng bị đình trệ trong một thời gian. Tình hình đang có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh của Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian tới đây”, Zhang nói thêm.

Trao đổi với Nhadautu.vn về quan điểm trên, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, đánh giá trên có phần hơi thái quá bởi Việt Nam đang ứng phó với COVID-19 khác với Ấn Độ nhiều.

"Ấn Độ có thể nói đang trong giai đoạn tồi tệ và phải căng mình chống dịch, trong khi đó Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao và sự gia tăng ca bệnh hàng ngày vẫn trong tầm kiểm soát. Chỉ cần nhìn sang các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia thì Việt Nam ở mức thấp hơn rất nhiều", Chủ tịch VAFIE nói.

Phân tích về sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, GS-TSKH Nguyễn Mại cho biết, Trung Quốc trước giờ vẫn luôn là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới, do vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài của quốc gia này có những lợi thế riêng không nước nào thay đổi được.

Năm 2020, dù trải qua chiến tranh thương mại và đối mặt với dịch COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới với hơn 163 tỷ USD (2019 là 140 tỷ USD). 

Nhưng nói sự dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc không ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài của quốc gia này thì cũng không đầy đủ, bởi có thể thấy cả Nhật Bản, Mỹ, Anh, EU, Hàn Quốc trên thực tế đã dịch chuyển khá nhiều nhà máy khỏi Trung Quốc, chuyển về nước hoặc sang nước thứ ba như Việt Nam.

"Có thể khẳng định đây là xu thế không đảo lộn, nhưng xu thế ấy cũng chỉ chiếm khoảng 10% vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc chứ không phải một tỷ lệ quá lớn", GS-TSKH Nguyễn Mại đánh giá.

Cẩn trọng với việc ồ ạt thành lập khu công nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã có 394 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 121,9 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt 80,9 nghìn ha, chiếm 66,4% diện tích đất tự nhiên.

Trong số 394 KCN được thành lập, có 286 KCN đang hoạt động, các KCN này có tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%.

Một số nhận định cho rằng, đây là sự chuẩn bị có tính thần tốc của Việt Nam nhằm mục đích đón lõng sự chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc và "săn" các nhà đầu tư chiến lược.

Dù lạc quan với làn sóng đầu tư này, nhưng với việc COVID-19 bùng phát trong hơn một tháng qua khiến một số KCN trong nước phải tạm ngừng hoạt động đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cấp phép một cách ồ ạt cho các KCN mới khi nhiều KCN cũ tỷ lệ lấp đầy vẫn còn rất thấp.

Cảnh báo về tình trạng này, GS-TSKH Nguyễn Mại cho biết, trong tổng kết 30 năm phát triển KCN, chúng ta đã bàn rất nhiều vấn đề trong đó có vấn đề sử dụng đất. Chuyện không tính toán kỹ, cho ra đời nhiều KCN mà không có nhà đầu tư, trước hết là nhà đầu tư hạ tầng thì đất sẽ để không. Kể cả khi được đầu tư hạ tầng rồi, thì để thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào cũng không phải dễ nếu không tính đến ưu thế từng địa phương.

Theo vị Chủ tịch VAFIE, việc cấp phép bao nhiêu KCN cần phải tính toán, mà tính toán dựa trên kinh nghiệm đã được đúc rút từ thực tiễn nhiều năm qua. Đầu tư ồ ạt mà tỷ lệ lấp đầy nhìn chung chỉ hơn 50%, đồng nghĩa một nửa số đất chưa được sử dụng, thậm chí tình trạng này rơi vào cả những KCN thành lập từ cách đây 10-15 năm, đất đai ngày càng ít đi, thì sự lãng phí này là sự lãng phí ghê gớm.

"Không nên bàn chuyện nhiều hay ít mà điều quan trọng là có cần thiết đến mức như vậy trong điều kiện đất đai các KCN khác vẫn còn rất nhiều", GS-TSKH Nguyễn Mại chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ