Kinh nghiệm dùng công nghiệp làm đòn bẩy phát triển của Bình Dương

Nhàđầutư
Hơn 20 năm trước, Bình Dương đã xác định dùng công nghiệp làm đòn bẩy đổi mới. Và chỉ hơn 2 thập kỷ sau, tỉnh này đã lột xác hoàn toàn, vươn lên tốp 4 tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu Việt Nam.
KHÁNH VINH
10, Tháng 10, 2020 | 11:40

Nhàđầutư
Hơn 20 năm trước, Bình Dương đã xác định dùng công nghiệp làm đòn bẩy đổi mới. Và chỉ hơn 2 thập kỷ sau, tỉnh này đã lột xác hoàn toàn, vươn lên tốp 4 tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu Việt Nam.

120970624_2794861140750866_422219221694113147_n

Sản xuất công nghiệp tại KCN Bàu Bàng. Ảnh: Khánh Vinh

Đi vào chiều sâu

Sau khi tách tỉnh vào ngày 1/1/1997, Bình Dương có 13 KCN với diện tích 4.033 ha, mà hạt nhân là KCN Sóng Thần I được thành lập vào tháng 9/1995. Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước chảy mạnh về Bình Dương.

Nhờ đó kinh tế - xã hội của tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu lớn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

Chỉ số phát triển ngành công nghiệp trong những năm gần đây đều đạt trên 10%/năm. Nếu như sau khi tái lập tỉnh, ngành công nghiệp chỉ chiếm 43,7% trong cơ cấu kinh tế thì đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch lớn với tỷ trọng công nghiệp là 63,99%.

Riêng lĩnh vực công nghiệp của tỉnh, hiện chiếm 13% tổng giá trị sản xuất của cả nước. Đây là một bước “đại nhảy vọt” nếu nhìn lại hơn 20 năm về trước, Bình Dương còn là tỉnh thuần nông nghèo khó, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương phân bổ.

Để đạt được điều này, trong những năm qua, Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thu hút đầu tư công nghiệp, phát triển kinh tế. Trong đó, Bình Dương tập trung mọi nguồn lực để hình thành và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đến nay, các khu công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng kết nối và gắn liền với bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh có 29 KCN với tổng diện tích 12.721 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 84,4% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 789,91 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 67,4%.

Cùng với công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành công nghiệp hỗ trợ được Bình Dương chú trọng phát triển nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lớn về nguyên, phụ liệu cho các DN hoạt động trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Đến nay sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ Bình Dương đãtừng bước hình thành sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước các doanh nghiệp FDI.

Việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được nhận định là phù hợp với đặc thù phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn có quy mô nhỏ, nhu cầu sử dụng đất thấp, trong khi các khu công nghiệp cho thuê đất với diện tích lớn, vượt quá khả năng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bình Dương đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí gia nhập thị trường thấp…

Công nghiệp đi vào chiều sâu

Những năm gần đây, theo chủ trương của tỉnh, công nghiệp có sự dịch chuyển mạnh về phía bắc. Đơn cử, tại huyện Bắc Tân Uyên, 5 KCN và 1 CCN với tổng diện tích 1.073 ha cơ bản hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Hạ tầng các KCN đều bảo đảm đúng theo quy hoạch và thiết kế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cụ thể, KCN Đất Cuốc đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng 212,84 ha. KCN đô thị Tân Uyên đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút được 58 dự án đầu tư với tổng diện tích 174,9 ha, cơ bản lấp đầy diện tích đất công nghiệp. KCN Tân Bình hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng với diện tích 257,5 ha, đã thu hút được 51 dự án đầu tư với tổng diện tích 171,5 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 76,87%.

Hay như Phú Giáo, từ một huyện thuần nông, đến nay đã quy hoạch 5 CCN với tổng diện tích gần 300 ha, đã thu hút lượng lớn nhà máy và người lao động đến sinh sống, làm việc.  Tại huyện Dầu Tiếng, ngoài CCN Thanh An chủ đầu tư đang triển khai đầu tư hoàn thiện phần diện tích còn lại, UBND huyện đã trình tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thêm 7 CCN tại các xã Thanh An, An Lập và Định Hiệp, với tổng diện tích 524,68 ha.

Sự ra đời của KCN - đô thị Bàu Bàng được xem là sự khẳng định tất yếu trong xu hướng phát triển công nghiệp của Bình Dương. Năm năm trước, Bàu Bàng chỉ là vùng đất thuần nông xa xôi của tỉnh Bình Dương. Đến nay, khu này đã lấp đầy 95% diện tích đất công nghiệp, thu hút 95 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký lên đến 1,2 tỷ USD.

Cách đó không xa, Khu công nghiệp Quốc tế Acendas Protrade (PITP) được thành lập từ năm 2007, trên cơ sở hợp tác giữa Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) với đối tác là Công ty Ascendas (Singapore). Từ tháng 12/2016, Protrade đã mua lại toàn bộ cổ phần từ Ascendas và đã phát triển dự án trở thành một trong những KCN có cơ sở hạ tầng chất lượng và uy tín của tỉnh Bình Dương. Dự án có diện tích 500 ha, nằm trong tổng diện tích hơn 1.350 ha của Khu phức hợp Công nghiệp và Dịch vụ An Tây, TX. Bến Cát.

Sự phát triển thần tốc và bền vững của các khu, cụm công nghiệp Bình Dương không chỉ tạo đòn bẩy vững chắc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị của tỉnh mà còn minh chứng cho sự đúng đắn của một chủ trương lớn Đảng và Chính phủ qua nhiều thế hệ.

Về lâu dài, thực tiễn sinh động và bài học quý giá về phát triển công nghiệp của Bình Dương là hạt nhân và tiền đề kích hoạt phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh mà cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đầy sôi động.

Ông Mai Hùng Dũng,  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhằm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, trong thời gian tới Bình Dương chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên thu hút, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, CCN theo quy hoạch; phát triển CCN hỗ trợ, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư... Đặc biệt, Bình Dương sẽ đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN khoa học công nghệ, gắn sản xuất với nghiên cứu, hình thành các khu đô thị - dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp.

Trong  dòng chảy phát triển không ngừng của ngành công nghiệp Bình Dương luôn có dấu ấn của sự có mặt và được lấp đầy nhanh chóng của KCN Việt Hương 2,  của KCN quốc tế Acendas Protrade (An Tây, Bến Cát) hay KCN Tân Bình (Bình Mỹ, Bắc Tân Uyên) hay Cụm công nghiệp Tam Lập (Phú Giáo)… Đây đều là những “địa chỉ đỏ” cách mạng và là vùng chiến sự diễn ra ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với các định danh đậm dấu chân xưa, lưu danh sử sách như Tam Giác Sắc, chiến thắng Phước Thành…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ