Khởi động cao tốc Bắc – Nam: 140.000 tỷ cho 700 km đầu tiên

Nhàđầutư
Trên cơ sở phương án nguồn vốn nhà nước phân bổ khoảng 55.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải đã phân kì đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I sẽ xây dựng 684 km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 140.116 tỷ đồng.
XUÂN HẢI
30, Tháng 04, 2017 | 21:21

Nhàđầutư
Trên cơ sở phương án nguồn vốn nhà nước phân bổ khoảng 55.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải đã phân kì đầu tư dự án cao tốc Bắc – Nam thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I sẽ xây dựng 684 km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 140.116 tỷ đồng.

cao-toc-loob-0302-1467943790702

 Đường cao tốc Bắc - Nam được hình thành trong tương lai

Những lần điều chỉnh nhiều nghìn tỷ đồng

Ngày 21/1/2010, Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc – Nam đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. Theo đó, dự án có chiều dài 1.811 km (từ nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ đến phía bắc cầu Cần Thơ) với tổng mức đầu tư 312.862 tỷ đồng.

Trải qua 6 năm, đã có một số đoạn ngắn được đưa vào khai thác với tổng chiều dài 171km, gồm: Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. HCM - Trung Lương, TP, HCM - Long Thành - Dầu Giây. Những đoạn đang triển khai thi công dài 302km, gồm: La Sơn - Túy Loan, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác 473km. Như vậy, để thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam, cần tiếp tục xây dựng 1.315 km, riêng đoạn Hà Nội – TP. HCM là 1.291km.

Tháng 7/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về Đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đến năm 2020 do Bộ Giao thông Vận tảibáo cáo. Tại cuộc họp này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, để hoàn thành tuyến cao tốc Bắc – Nam cần gần 236.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư huy động khoảng 116.430 tỷ đồng (49,34%), vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư dự án là 119.522 tỷ đồng (50,66%). Phần vốn nhà nước dự kiến sử dụng từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 là 75.384 tỷ đồng và vốn ODA là 44.138 tỷ đồng. Riêng đoạn Hà Nội – TP. HCM cần vốn đầu tư khoảng 229.829 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư huy động 136.286 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 93.534 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2017, tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ tổng mức đầu tư cho toàndự án cao tốc Bắc Nam là 314.117 tỷ đồng. Giai đoạn phân kỳ dự kiến đầu tư khoảng 245.000 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước khoảng 96.600 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư khoảng 148.400 tỷ đồng; giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.100 tỷ đồng

Bộ đã đưa ra 3 phương án: Phương án 1 làNhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng, đầu tư với chiều dài 467km. Phương án 2 làNhà nước hỗ trợ khoảng 63.000 tỷ đồng, đầu tư với chiều dài khoảng 916km. Và phương án 3 - Nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỷ đồng, đầu tư với chiều dài khoảng 1.015km. Bộ cho biết, sau khi tính toán nhu cầu vận tải đến 2020, cân đối vốn bố trí cho các dự án cấp thiết, quan trọng và để duy trì năng lực tối thiểu của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, Bộ kiến nghị đầu tư theo phương án 1 – tức Nhà nước hỗ trợ 41.414 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/3, Văn phòng Chính phủ đã ra văn bản truyền đạt kết luận của Thủ tướng về dự án cao tốc Bắc – Nam, theo đó, Thủ tướng lựa chọnphương án Nhà nước hỗ trợ 55.000  tỷ đồng. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải đã có tờ trình (điều chỉnh, bổ sung) gửi Thủ tướng về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, Bộ cho biết sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 312.435 tỷ đồng (giảm gần 2 nghìn tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn phân kỳ khoảng 243.312 tỷ đồng (vốn Nhà nước khoảng 99.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 143.856 tỷ đồng); giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.123 tỷ đồng.

Đầu tư trước gần 700 km

Song song với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cũng sửa đổi phương án đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng. Cụ thể, phương án 1, với vốn nhà nước khoảng 41.400 tỷ đồng, dự án sẽ giải phóng mặt bằng toàn tuyến; xây dựng giai đoạn I khoảng 467 km. Phương án 2, với vốn nhà nước khoảng 55.000 tỷ đồng, dự án sẽ giải phóng mặt bằng toàn tuyến; xây dựng giai đoạn I khoảng 684 km. Phương án 3, với nguồn vốn nhà nước khoảng 70.000 tỷ đồng, dự án sẽ giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn tuyến; xây dựng giai đoạn I khoảng 1.015 km.

Nêu 3 phương án nhưng Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị đầu tư theo phương án 2. Và với vốn Nhà nước phân bổ cho dự án khoảng 55.000 tỷ đồng, dự án sẽ phân kỳ đầu tư thành ba giai đoạn để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trong đó, giai đoạn 1, dự kiến từ năm 2017 - 2022, sẽ tiến hành xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa, ĐT 655B) - Phan Thiết (Bình Thuận) theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, tổng chiều dài khoảng 684 km.

Trong giai đoạn này, sẽ mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên thành 4 làn, dài khoảng 81 km. Nhà nước cũng sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư toàn bộ dự án theo quy mô quy hoạch, tổng chiều dài khoảng 1.204 km, không bao gồm đoạn Cam Lộ - La Sơn và đoạn La Sơn - Túy Loan triển khai theo hình thức BT, dài 168 km.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023-2028, sẽ đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc Nam, bao gồm đoạt Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Cam Lâm (Khánh Hoà) với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m. Tổng chiều dài giai đoạn 2 khoảng 688 km, với tổng mức đầu tư khoảng 103.196 tỷ đồng. Nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 44.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư khoảng 58.740 tỷ đồng. Giai đoạn 3, dự kiến sau năm 2028, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt với tổng mức đầu tư dự kiến 69.123 tỷ đồng.

Một trong những thách thức lớn nhất của đại dự án này hiện nay là vấn đề huy động vốn vì thị trường tín dụng dài hạn trong nước đang rất khó khăn, dư nợ tín dụng dài hạn đang ở mức cao nên để các nhà đầu tư có thể tiếp cận vay vốn tín dụng trong nước cũng cần phải tháo gỡ một số cơ chế, chính sách. Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, để giải quyết vấn đề này bộ đã trình Chính phủ cơ chế đầu tư trên cơ sở giải quyết được những rủi ro của nhà đầu tư, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật đồng thời có cơ chế thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cũng như giảm thiểu rủi ro về tăng giảm lưu lượng xe cũng như giá trị đồng ngoại tệ khi có biến động. Bộ cũng đề xuất Chính phủ giao cho các tổ chức tín dụng lớn của quốc gia dành ra các gói tín dụng để cho các nhà đầu tư vay đầu tư cao tốc, đồng thời làm việc với Ngân hàng Nhà nước để các ngân hàng cho vay với lãi suất hợp lý. Mặt khác, bộ cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thành lập Quỹ Bảo hiểm rủi ro cho những dự án có khả năng rủi ro, quỹ này cơ bản được trích ra từ tổng mức đầu tư của dự án này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ